Hồi Dương Nhơn Quả và Ngọc Lịch Minh Kinh

HỒI DƯƠNG NHƠN QUẢ
SỰ TÍCH LÂM TỰ KỲ
BỊ QUỶ BẮT LẦM , SỐNG LẠI THUẬT CHUYỆN ÂM PHỦ
VUA NHỨT ĐIỆN XỬ 43 ÁN , NHỜ UỐNG PHÁT HUỆ MỚI NHỚ

Trong tỉnh Hồ Quảng có huyện Hiếu Cảm , tại làng Lê Thọ có một người học nho , họ Lâm tên Tự Kỳ , thuở nay ăn chay cữ sát sanh , hôm mai thường tung kinh Kim Cang , song không hiểu nghĩa lý trong kinh cho hết . Tánh ở công bình hiền hậu . Xóm làng đều kính trọng người.

Nhằm bữa mồng hai tháng ba , năm Mậu-ngũ , trào vua Gia-Khánh , Lâm Tự Kỳ dậy sớm thắp hương cúng lạy . Xảy đâu mấy con quỉ vật Tự Kỳ mà bắt hồn dẫn đi ; đem đến miểu ông Địa sở tại xem xét rồi . Qua bữa sau giải tới miểu Thành Hoàng ( là ông thần đình sở tại ) xem xét nữa , nội ngày ấy giải đến đền vua Tây Nhạc , là chỗ hội các hồn mới chết , phỏng là ba bốn trăm hồn , vua Tây Nhạc phê nhận các tờ rồi giải qua Đô-thống-ti xử đoán . Bữa thứ ba mới tới Đô thống ti đủ mặt Lâm Tự Kỳ , thấy các hổn đều mang gông xiếng áo quần rách rưới . Quỉ xứ lùa hết vào dinh Chưỡng án phán quan ( ông phán quan coi các án ) mà phát đính bài mỗi hồn , đeo trên cổ , có đề phạm những tội gì . Tới phiên kêu tên Lăng Sỉ Kỳ ở làng Lý Thọ , huyện Hiếu Cảm đeo đính bài bốn chữ ” ác phạm ngưu đồ ” ( nghĩa là tên tội phạm hàng trâu ) , quĩ dẫn hồn Lâm Tự Kỳ vào hầu tra . Phán quan xem thấy trên đầu Lâm Tự Kỳ có chiếu hào quang nhấp nháng . Phán quan hỏi : ” Người làm hàng bấy lâu , giết bao nhiêu trâu ? ” . Tự Kỳ bẩm rằng : ” Mô Phật tôi thuở nay không giết trâu nào hết . Phán quan nói : ngươi không giết trâu sao đeo đính bài , trên tên họ ngươi có bốn chữ ” ác phạm ngưu đồ ? ” . Mà ngươi phải ở làng Lý Thọ chăng ? ” . Tự Kỳ bẩm : ” Tôi ở làng Lê Thọ , chớ không phải làng Lý Thọ ” . Phán quan hỏi : ” Ngươi mấy mươi tuổi ? ” . Bẩm rằng : ” Tôi đã bốn mươi mốt tuổi . ” Hỏi : ” Sanh tháng ngày giờ nào ? ” Bẩm : ” Sanh nhằm giờ Thìn , mồng ba tháng giêng . ” Phán quan tra bộ rồi nói : Lâm Tự Kỳ ở làng Lê Thọ số tới 78 tuổi , cớ nào bắt tới làm chi ! Vả lại : họ tên trong bộ tuy trùng tiếng trên đính bài , mà chữ không trùng , tên làng cũng đồng âm mà bất đồng tự . Huống chi chi ngày sanh tháng đẻ khác nhau . Nhà ngươi là Lâm Tự Kỳ ở làng Lê Thọ , còn ta sai bắt tên hàng trâu là Lăng Sỉ Kỳ ở làng Lý Thọ kìa . Bởi nó mới 36 tuổi , làm hàng giết trâu chó phỏng vài trăm con . Hỡi còn tội khác kể không xiết , nên đáng đoạ tam đồ , là hành hình ba cách : trấn nước , đốt nấu dầu , đâm chém bằm xắt , kêu là thuỷ đồ , hoả đồ , đao đồ . Còn ngươi có chiếu hào quang trên đầu , chắc là ngươi làm lành tụng kinh kệ . ” Bẩm rằng : ” Tôi thuở nay không làm điều chi lành lắm , song chẳng dám làm việc dữ . Từ mười bảy tuổi ăn chay , đến nay đã hai mươi mấy năm , thường ngày dầu mắc việc chi gấp lắm , cũng lo tụng cho rồi một cuốn kinh Kim Cang , và niệm Di Đà vài trăm câu , rồi mới làm công việc . ” Phán quan nói : ” Như vậy thì là người lành : quỉ xứ bắt lầm một người thường cũng có tội , huống chi là người lành ! Vả lại Thổ địa sở tại , với các vị thần xem xét đều sơ lầm , cũng có lỗi nữa , việc nầy quan hệ , chẳng phải nhỏ đâu ! Vậy thời thiện-nhơn hãy ngồi đỡ mái tây , đợi tôi tâu cho vua hay , rồi sẽ đưa về dương thế .” ( Nghĩa là hườn hồn sống lại ) . Xảy có hai người đồng tử mặc áo xanh dắt hồn Tự Kỳ đến nhà khách mái tây . Thấy trên tấm biển đề bốn chữ ” Tây Phương chú tiết ” : ( Nghĩa là chỗ ở tạm mà đợi rước về Tây phương cho rõ ràng tiết nghĩa ) , lại có đối liễn cột cái như vậy :

Đại trượng phu , thủ bất khai sanh tử lộ .
Kỳ nam tử , song mi số phá lợi danh quan .

THÍCH NÔM : Đứng bực trượng phu chí cả , thông hiểu sự sống làm thì thác có báo ứng vầ phần hồn , nên không dám làm dữ , mà lại làm lành nhờ thần sau . Còn nam nhi cao kỳ thông thái ấy , sự danh lợi thì mất đức hạnh nên không lòng tham danh lợi , lo tu nhơn tích đức cho phần hồn .

Khi ấy , Tự Kỳ vào trong nhà khách , thấy có ba người ; một gái , hai trai , đều ăn mặc theo đạo sĩ ( thầy pháp tàu ) tay cầm xâu chuỗi lần , đồng đứng dậy , chắp tay mời ngồi . Đồng tử nói : ” Thiện sĩ ngồi chờ một chút , đợi vua ngự sẽ vời ” . Giây phút nghe ba tiếng trôngmở cửa đền . Đồng tử đến vời Tự Kỳ đến cửa đền , thấy trên cửa ngõ có treo tấm biển ngang , đề mười một chữ :

Kinh châu đẳng xứ sanh hồn thiện ác đô thống ti.

NGHĨA LÀ : Sở đô thống ti coi xử hồn dữ lành Kinh châu .

Cửa ngõ đề đôi liễng rằng :

Âm dương bổn vô dị lý . Cảm ứng xát hữu minh trưng.

NÔM : Âm dương vốn không khác lý . Cảm ứng thiệt có quả tang .

Đối liễng trên cột như vầy :

Gian hùng đáo thử , năng bất tâm hàn .
Thiện sĩ lâm tư , tự nhiên khí tráng .

NÔM :Gian hùng đến đó sao khỏi lòng nao .
Lương thiện vào đây tự nhiên hơi khoẻ .

Vảo cửa trong , thấy treo tấm biển bốn chữ .

Phước thiện hạo dâm .

NGHĨA LÀ :Thưởng người lương thiện , phạt tội tà dâm .

Và đôi liễng như vầy :

Nghiệt cảnh phân minh xảo kế thiên ban nam tế yểm .
Dạ đài thê sở công hầu cực phẩm bất tương nhiên .

NÔM : Gông báu sáng loà , xảo kế nhiều bề không thể giấu .
Để cầm thảm khổ , công hầu tột bực chẳng hề dung .

Đôi liễng nữa rằng :

Thiên đường hữu lộ chi tu ốc lậu đổ thanh nhiên .
Địa ngục vô nôm chỉ vị thốn tâm da ám địa .

NÔM :Thiên đường có nẻo thẳng , cho hay nhà kín thấy trời xanh .
Địa ngục không ngõ ra , cũng bởi tấc lòng theo đất tối .

NGHĨA LÀ : Trong nhà kín nhà tối , coi như ban ngày , không dám làm quấy thì đặng lên Thiên đường . Nếu không lòng tối tăm , hay tính mưu thầm kế trộm , cơ xão độc ác , thì sa địa ngục .

Vào tới đơn trì ( sân sơn son ) , trên treo bốn biểu chữ Tam vô tư đường ( nhà ba đều không tư ) .

Kinh Lễ Ký nói : Thiên vô tư phúc , địa vô tư tải , nhựt nguyệt vô tư chiếu . Nghĩa là : Trời không che riêng , đất không chỗ riêng , nhựt nguyệt không chiếu riêng ).

Đôi liễng như vầy :

Sanh bình nhứt vị hồ hành , kham thán tín tâm bất cập tảo .
Kim nhựt thiên ban thọ khổ , cự tư hồi thủ khước hiềm trì .

NÔM : Bấy lâu một thói làm hồ , tiếc nhẻ lòng tin khôn kịp sớm .
Thuở nay nhiều bề chịu khổ , thương ôi dạ tũi khiến ra chầy !

Trông xa , đôi liễng trên cột như vầy :

Đối Quỉ sát , Dạ xa , mạc quái đương tiền nhan diệc ác .
Thượng đao sơn , kím thọ , phương trì tích nhựt niệm đầu sai .

( Kím thọ là cây có buộc gươm trên nhánh nhiều quăng tội lên ) .

NÔM : Ngó Quỉ xứ Dạ xa , chớ trách cõi nầy nhiều mặt dữ .
Lên đào sang , kím thọ mới hay thuở trước tấc lòng sai .

Trên cao có treo tấm biển bốn chữ :

Thưởng khách hình oai .

( Thưởng người lành , phạt kẻ oai dữ ) .

Phía Đông treo tấm biễn bảy chữ :

Tân thiết vô gian Tăng nho ngục .

NGHĨA LÀ : Mới lập thêm địa ngục hành không hở , là hành rồi cách nầy , dạy hành cách khác , để trị tội sãi tu giả , sĩ hại đời .

Đôi liễng dài hai bên như vầy :

Thọ Bồ tát giái âm tá môn không ngu kì , vương pháp nhiêu Phật , pháp bất nhiêu .
Độc Thánh hiền thơ phản tương nho thuật sát nhơn thê vỏng lậu , thiên vỏng bất lậu .

THÍCH NÔM : Đọc kinh Bồ tát thầm ẩn chùa chiên dối thế , phép vua dung phép Phật chẳng dung .
Học sách Thánh hiền , dám đem chữ nghĩa hại người , lưới đời lọt , lưới trời không lọt .

Ấy là hành tội sãi tu dối , và kẻ học hay đặt đơn hại người ).

Thuở ấy , các hồn đều quì dưới thềm . Phán quan thâu giấy tờ tâu rành sự bắt lầm v.v… Tần Quảng vương xem rồi , phán rằng : ” Người nầy quả thiệt hiền lành , lại ăn chay tụng kinh , vả lại chưa tới số , đáng cho hườn hồn . Còn 4 quỉ Dạ xa bắt lầm , xử trượng mỗi tên tám chục roi , rồi giam lại sẽ kêu án . Lỗi Thổ Địa tại làng chỉ đi bắt lầm , ta cũng dâng sớ cho Ngọc Hoàng đế phạt tội . Rồi phán hõi Tự Kỳ rằng : ” Người bấy lâu tụng Kinh chi ? ” . Tự Kỳ tâu : ” Tụng kinh Kim Cang ” . Phán : Hay lắm ! Mà tụng bao nhiêu cuốn ? “. Tâu : ” Tôi không nhớ , song tôi ăn chay hăm mấy năm , còn tụng kinh mới 7 năm . ” Vua truyền Phán quan tra coi tụng đặng bao nhiêu cuốn . Phán quan giở bộ đếm cọng đặng 3503 cuốn . Phán rằng : ” Số ngươi còn nhiều , ước tụng cũng dư một tạng ( một tạng là 5848 cuốn ) . Mà ngươi có rõ nghĩa lý trong kinh chăng ? Tâu : ” Tôi khong hiểu cho hết . ” Phán : ” Nếu hiểu nghĩa kinh mà ở theo , và khuyên người nữa , thì công đức lường không xiết . Chớ như tụng không , thì công đức mười phần , đặng có ba phần . ” . Tự Kỳ tâu : ” Mướn người tụng kinh thế cho mình có đặng phước chăng ? ” . Phán : ” Mướn người tụng mười phần , đặng một phần phước . Nhưng mà còn hơn kẻ không tụng . Khi trước người tụng kinh Kim Cang , chưa khỏi sai siển . Lúc đương tụng trong lòng không thanh tịnh hoăc nhớ mấy việc nầy việc kia . Ấy là miệng tụng láy có , mười phầm được phước không đặng hai ba phần . Vậy từ rày sắp sau phải rán sức suy cho thông nghĩa lý , miệng niệm , lòng tưởng . Gặp ai cũng giảng bốn câu kệ trong kinh Kim Cang , thì mới có trông về Tây phương đặng .” Phán quan tâu : ” Người nầy cách thế gian đã năm ngày , trái tim phải lạnh , chắc trong nhà liệm rồi , e khó sống lại . Nếu Ngọc đế tra ra , ắt không tiện lắm . Xin vương gia cho hườn hồn lập tức .” Vua phán rằng : ” Không hề chi . Ngày mồng 2 , 12 , 22 , ngày mồng 5 , rằm , 25 , mồng tám , 18 , 28 đều là ngày lệ xử các phạm hồn tại đây . Nay là ngày số 8 ( mồng 8 ) cũng nhằm kỳ sữ . Ta thấy người đời không tin nhơn quả báo ứng , dễ khinh lời thánh , chê bai Tam Bảo ( là Phật , Pháp , Tăng : Phật , kinh luật thầy tu ), các tội ấy rất nhiều . Nay cầm thiện sĩ một ngày , xem ta xử đoan lành dữ , nữa sống lại , thuật chuyện cho người đời nghe . Mau cho thiện sĩ uống một hườn thuốc Noản Tâm nầy thì trái tim ấm tới bảy ngày .” Rối phán rằng : ” Phàm các hồn đến cửa nhứt nầy , quá bảy ngày mới giải qua chín vua Thập điện , thì sống lại không đặng . ” Tự Kỳ tâu : ” Vì cớ nào mái tây có nhà khách gọi là : Tây phương chú tiết , người phàm đến đó đặng chăng ? ” . Vua phán : ” Không phải đến đặng . Phàm người thác , đem hồn tới vua Tây Nhạc xem xét , phê rối mới giải đến đây . Trẩm xét rõ đáng luân hồi mới phê vào tờ , rồi gởi qua vua Đông Nhạc xem rõ mới phát một tờ cho đi đầu thai , hồn ấy mới đặng đầu thai . Còn trừ ra ai trọn lành không dữ , hoặc ăn chay tụng kinh chơn tu , thì trẩm không phép xử đoán , nên cho ở tạm mái tây , đợi trẫm viết điệp triệu Kim đồng Ngọc nữ , đem tàng phương báu , rước hồn lên Thiên đường . Tâu : ” Sao gọi là Thiên đường ? ” . Phán : ” Cõi thiên đường sáng láng rộng ngay . Nếu lòng ai sáng láng , ở rộng rãi ngay thẳng , thì hồn lên Thiên đường .” Tâu : ” Còn địa ngục thế nào ? ” . Phán : ” Chốn địa ngục thấp dơn đen tối . nếu ai lòng ở hèn hạ , nhơ nhớp , xấu xa , mê muội , thì hồn sa địa ngục ” . Tâu : ” Những hồn lên Thiên đường hoặc sa địa ngục có luân hồi ( đầu thai ) chăng ? ” Phán : ” Đã lên thiên đường , hoặc sa địa ngục , đâu còn đầu thai , song cũng có khi chưa đứng bực cũng còn đầu thai nữa ” . Tâu : ” Như vậy bực nào phải luân hồi ? ” . Phán : ” Trong một ngàn người , may một hai người lên Thiên đường . Còn ngàn người phỏng vài trăm người bị cầm địa ngục , . Còn bao nhiêu (800) đều luân hồi hết . Bởi vì ai trọn lành không phạm một điều dữ , mới đặng lên Thiên đường . Nếu ai trọn dữ , không làm một điều lành , mới bị cầm địa ngục . Còn ai không lành không dữ , hoặc nữ lành nửa dữ đều phải đầu thai . ” Tâu : ” Hoặc kẻ trước làm lành , sau làm dữ , hoặc người trước làm dữ sau làm lành , có kẻ dữ nhiều lành ít , kẻ thì dữ ít lành nhiều , vương gia mới xử làm sao ? ” Phán : ” Trước làm lành , sau sanh dữ , thì ghi dữ , chẳng ghi lành . Trước làm dữ , sau chừa lỗi làm lành , thì ghi lành , chẳng ghi dữ . Còn dữ nhiều lành ít , đem lành trừ dữ , còn dư bao nhiêu dữ , thì hành mà trả họa . Dữ ít lành nhiều , thì đem dữ trừ lành , còn dư bao nhiêu lành thì trả phước . ” Tâu : ” Nếu ghi dữ chẳng ghi lành , thì những kẻ trước làm lành , sau làm dữ cũng như trọn dữ một thứ . Còn ghi lành chẳng ghi dữ , thì những kẻ trước làm dử sau làm lành , cũng như người trọn lành một thế , không phải chẳng chia nặng nhẹ sao ? ” Phán : ” Chẳng phải nói như vậy ! Bởi người làm lành chẳng trọn , thì Ngọc Đế ghét lắm , cho nên ghi dữ , chẳng ghi lành , song không phải chẳng kể sự lành của nó đâu , nhưng tính giảm hết phân nửa việc lành . Còn kẻ ăn năn chừa lỗi , thì Ngọc Đế thương lắm , nên ghi lành chẳng ghi dữ , song chẳng phải không ghi dữ một chút nào , nhưng mà giảm phân nửa việc dữ . ” Tâu : ” Tôi thường thấy người làm lành mà bị nghèo nàn . Còn kẻ dữ lại đặng giàu sang . Trời báo ứng không rõ ràng , nên hiểu chẳng thấu ! ” . Phán : ” Người lành mắc hoạ , e mặt lành mà lòng chẳng lành . Kẻ dữ mà đặng phước , e mặt dữ mà torng lòng không dữ . Thượng đế trong thiệt tình , chớ không cần sự làm mặt bề ngoài . Bởi làm mặt bề ngoài thì dối người đặng , chớ lòng dối trời sao đặng . Xưa nay quả báo chắc không lầm . Song việc nhơn quả báo ứng có nhiều cách . Có khi dữ lành kiếp trước mới trả đời nay . Lành dữ đời nầy , kiếp sau mới trả . Hoặc đời nào trả theo đời ấy , có khi mới làm lành mà dữ trả lập tức nhãn tiền . Còn như người nói : ” Dữ đặng phước , lành mắc hoạ ” . Là bởi lâm lành , làm dữ đời nay chưa bao nhiêu mà mắc trả lành lớn dữ lớn , kiếp trước chưa rồi , làm sao người hiểu thấu . Bởi vì trả kiếp trước của chúng nó , lành cho hưởng phước , dữ cho mắc hoạ , cho dứt nợ kiếp trước . Rồi mới xét lành dữ đời nay thiệt giả , nhiều ít , lớn nhỏ , trừ cấn , hoặc trả lại đời nay , hoặc để dành kiếp sau hoặc trả cho con cháu nó . Việc báo ứng theo luật âm , hoặc sớm muộn , hoăc kín đáo , hoặc rõ ràng ; chắc không sai một mảy . Cái ý nhiệm mầu , người biết sao thấu ? ” Tâu : ” Sao gọi là đời nay mà chịu trả nhơn quả kiếp trước ? ” Phán : ” Như con nít mà bị té sông , lửa cháy , bị đâm chém , bị tật bịnh , hoặc cọp ăn , rắn cắn , ngựa đạp , xe cán , trâu báng , hoặc các việc rủi ro v.v… thì đời nay nó đã biết làm điều chi dữ đâu , mà bị trả hoạ , là vì trả hoạ kiếp trước . Lại còn học trò mới đôi mươi , mà đi thi đỗ , hoặc là con dòng mà đặng thế chức , hoăc hưởng tổ ấm , phụ ấm , hoặc các việc may mắn thinh không , v.v… thì đời nay tuy chưa làm lành , mà đặng hưởng phước , ấy là trả lành kiếp trước . Coi đó mà suy , thì hiểu lành mà mắc hoạ , dữ mà đặng phước là tại cớ ấy . ” Tâu : ” Nếu người lành lên Thiên đường hết , cũng không luân hồi , thì trong đám đầu thai chẳng là không có người lành sao ? Còn kẻ dữ đều cầm địa ngục , cũng không luân hồi , thì trong đám đầu thai không có kẻ dữ rồi ! ” . Phán : ” Người lành cũng có khi luân hồi một hai , là vì mười phần lành , còn chưa trọn lành một phần , thì cũng cho đầu thai xuống cõi trần chịu cực một phen , cũng như tu thêm cho trọn lành , rồi mới được về Thiên đường , ấy là trời lấy lòng tốt mà bó buộc người lành đó . Còn kẻ dữ có khi một đôi người đặng luôn hồi , là vì mười phần dữ chưa trọn , nên cùng dung chế , cũng cho luân hồi , chịu cực trăm bề , hành phạt một phen cho đến thế , làm cho biết ăn năn chửa lỗi , ấy cũng nhơn từ của Thượng đế như lòng mẹ thương con không nỡ giết đứa dữ . ” Tâu : ” Bắt người lành đi đầu thai , thì người lành khổ lắm , ! Còn kẻ dữ cũng được đầu thai , thì kẻ dữ rất may chăng ? Sao trời không phân biệt ? ” Phán : ” Không phải vậy đâu ! Cho người lành đầu thai hưởng giàu sang vinh hiển , là Thiên đường tại đời , sao gọi chịu khổ ? Còn cho kẻ dữ đầu thai , chịu khó hèn , tai nạn , cũng như địa ngục tại dương gian , sao gọi rất may ? Huống chi người lành hưởng cảnh thuận , nếu tu nhơn tích đức thêm , thì lên Thiên đường . Nếu hưởng phước giàu sang mà làm dữ quá , trừ hết phước dư tội thì cũng không siêu được . Nếu kẻ dữ bị cảnh nghịch tai nạn mà biết ăn năn vì lỗi trước , lo tu đền tội , thì cũng hết khổ , bằng không tu thì đoạ địa ngục Đả ưng , hết trông đầu thai nữa . Coi đó thì đủ biết sự hoạ phước tuy là trời định , song lòng người lành dữ cũng đổi dời , việc may rủi tuy ở số phần , mà lòng ngưởi ở dữ lành cũng đổi số mạng . Cho nên hoạ phước số mạng không chắc gì , do tại làm lành làm dữ mà đổi dời hoài . ” Tâu : ” Như vậy Thiên đường Địa ngục siêu-đoạ là tại lòng người muốn tự do làm chủ .Nếu tôi là người không làm chủ cái tâm tôi , ấy là : Thiên đường nọ , có đàng chẳng bước ; Địa ngục kia không cửa lại tìm ! . Phán : ” Phải , xét lại người là người sẽ lên Thiên đường , nên lòng mau tỉnh như vậy . ” Nói chuyện dứt rồi , Phán quan tâu : ” Các phạm hồn tựu đủ hầu tra . ” Vua xem lời phê của vua Tây Nhạc rằng : ” Bọn Từ Húc , cộng 752 hồn , đang đầu thai . ” Vua đều phê cho chúng nó được giải qua vua Đông Nhạc lãnh tờ đầu thai hưởng phước . Coi qua lời phê trọn lành ba hồn được siêu , kể ra sau nầy :

1)Một nàng thiên nữ là Liễu thị , chí hiếu với mẹ chồng nuôi con đau cực khổ , lại hay bố thí , cho kẻ tù ăn : xuất tiền sửa cầu đắp đường , làm nhiều việc lành , không nói một lời tổn đức , chẳng làm một điều chi hung dữ . Lại ăn thâp trai đã mười năm và hay tụng kinh Phổ Môn nữa .

2)Một tên thiện dân là Dương Thăng , thảo cha mẹ , thương anh em chị em , cung kính kẻ lớn , ở nhơn từ rộng rãi , hay thương người . Không ănn gian một đồng tiền , chẳng tham lam ngân lượng bạc . Cứu người ngặt nghèo , giúp người gấp rút . Vài trăm người nhờ ơn giúp giùm , mấy chục nhà nhờ tay cứu sống . Công ơn bố thí lớn lắm .

3) Một vị thiện sĩ là Trương Quan Diện ở huyện Võ Lăng , tuy nhà nghèo , mà thủ phận , cực khổ mà bền lòng . Đặt sách vài trăm cuốn , đều nói chuyện khuyên đời . Dạy học trò giữ nhơn nghĩa làm đầu , kết bạn hữu ngay tín làm gốc . Tuy chẳng an lạt mà lòng lành như ăn chay . Tuy chẳng niệm Kinh , mà lời hiền như niệm kệ , lòng mình sạch sẽ , lời nói chẳng dữ hung .

Ba vị ấy đều đáng đầu thai về Tây Phương , được liên-hoa hoá thân bực thượng ( như Na Tra khỏi cha mẹ sanh nữa ).

Vua xem lời phê của vua Tây nhạc rồi , phán rằng : ” Mau vời Kim đồng Ngọc nữ đem tàng phướn báu , xuống rước ba hồn qua Tây phương ( Kim đồng rước hồn nam ) . Ngọc nữ rước hồn nữ ), còn tại ti nầy , phải nổi trống trổi nhạc , thắp hương , chưng hoa , sắp đặt bạc -tiền mà đưa ba vị ấy . Còn các hồn phạm tội , chiếu y theo số thứ tự trong đinh bài , dẫn vào trẫm xử . ”

Phán quan tâu rằng : ” Hồn phạm số thứ 1 là họ Dư , ở huyện Huỳnh châu , tú tài thi đỗ cử nhơn , hai khoá đậu tấn sĩ , đặng bổ chức tri huyện , huyện Tú thuỷ , trào Thanh , lên lần tới chức chủ sự sở hình bộ , sau làm chức lang trung sở công bộ ; lại sang qua chức thị lang sở hộ bộ , rồi qua sở lại bộ đặng năm tháng mới thác . Tra án tên phạm nầy , từ ngày đỗ tú tái tới làm huyện , không làm một mãi lành , đến làm sở hình bộ , giết oan 13 mạng . Làm sở công bộ , ăn hối lộ rất nhiều . Làm sở hộ bộ , ăn hối lộ nhiều bạc lắm . Sau lên sợ lại bộ càng dạn hơn nữa , bán chức quan mà ăn , miễn đầy túi mình , không cần ai khóc . Tội nầy đáng đoạ Địa ngục A Tì , không đặng đầu thai . ” Họ Dư đứng dậy bái và tâu rằng : ” Tôi đã làm quan lớn , xin Vương gia châm chế cho tôi còn thể diện ” . Vua nạt và phán rằng : ” Khốn kiếp ! Dương gian trọng người chức lớn , tại Âm phủ trọng đức chớ chẳng trọng tước quờn ; kẻ đức hạnh lớn , dầu ăn mày trẫm cũng kính nể . Nay ngươi còn ỷ thế làm quan mà cự với trẫm sao ? quỉ Dạ xa lấy chùi sắt mà đập đứa nầy cho chí tử. ” Họ Dương tâu rằng : ” Tôi có ăn thập trai , tụng kinh Chuẩn đề . ” Phán rằng : ” Ngươi ăn thập trai niệm chú Chuẩn đề , mà cầu công danh bền bỉ . Ngươi phải hiểu nghĩa hai chữ Chuẩn đề . Phàm ngừơi muốn cầu giàu sang công danh , hoặc cầu con , cầu trường thọ , thì phải chừa mười điều dữ là : chẳng kính trời đất , chằng kính tam quan , chẳng thảo cha mẹ , chẳng thuận anh em , chẳng ngay vua chủ , chẳng tin thiệt , chẳng lễ nghi , chẳng xử nghĩa phải , chẳng thanh liêm trong sạch , chẳng biết hổ thẹn . Đã chừa mười điều dữ ấy , lại còn ở theo luậ Công-quá-cách , mổi ngày tụng kinh Cảm ứng cho nhớ mà sửa lòng , không dám hở một bữa , chẳng dám tính một điều trái lẽ . Như vậy thì ăn thập trai , niệm chú Chuẩn đề cảm động lòng trời . Còn ngươi bầy lâu làm dữ nhiều điều , cứ bia tiếng Chuẩn đề , mà trông trả phước , là theo ngọn , chẳng giữ gốc , mà cảm động vào đâu ? Nhằm ngày thập trai , ngươi quên ăn mặn lỡ , bữa khác ăn tray mà trừ , hoặc đám tiệc chúng ép , thì ngươi đình ngày chay mà ăn mặn . Theo phép đã ăn chay , thì không lẽ ăn bữa khác mà thế ngày quên , cũng không đặng xả đỡ ngày chay mà ăn mặn . Nếu thế hoặc xả thì không phải lòng thành , còn kể chi nữa ? Ăn chay thập như ngươi đó , lại càng thêm tội , đừng cãi nhiều lời ! Mau dẫn nó qua A Tì địa ngục

– – – – – – –

This entry was posted in THAM KHAO. Bookmark the permalink.

Leave a comment