Bùng nổ du học Úc (kỳ 1)

Bùng nổ du học Úc (kỳ 1)

Bùng nổ du học Úc (kỳ 1)

Tag,tags,học bổng, học bổng du học Úc, du học Úc,Du học Úc, Học bổng, du học ÚC,| học tiếng anh | tiếng anh giao tiếp | tiếng anh trẻ em,Du học Châu Mỹ,Du học Canada,Du học Mỹ,Truong Quoc Te,Cao Dang Quoc Te,Du học Châu Úc,Du học Úc,Du học New Zealand,Du
học Châu Á,Du học Singapore,Du học Nhật Bản,Du học Hàn Quốc,Du học Trung Quốc,Du học Châu Âu,Du học Anh,Du học Pháp,Du học Thuỵ Sĩ,Du học Hà Lan,Du học Đức, du học Úc,

(LĐ) – Chủ nhật 10/07/2011 07:30

Từ năm 2000 đến cuối năm 2010 là giai đoạn bùng nổ du học Úc với số lượng sinh viên Việt Nam đăng kí các khóa học tại Úc tăng gấp gần 7 lần và đạt mức 25.788 du học sinh.

Úc luôn là điểm đến đầy hấp dẫn với các sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Bay vút
Úc luôn là điểm đến đầy hấp dẫn với các sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Bay vút

Bối cảnh hội nhập

Trong giai đoạn 2000-2006, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,63%/năm. Cũng trong thời kì này, xu hướng cho con đi du học nước ngoài đã trở nên phổ biến với các gia đình khá giả.

Theo Bộ GD-ĐT Việt Nam, nếu như trong những năm 1997-1998, khi phong trào du học bắt đầu phát triển và Anh, Pháp, Mỹ là những quốc gia được du học sinh Việt Nam lựa chọn nhiều nhất thì cho đến giai đoạn kể từ năm 2000 trở đi, thị trường du học đã thay đổi nhiều với những điểm đến như Úc, New Zealand, Anh, Mỹ, Singapore và Thụy Sĩ.

Phần lớn sinh viên Việt Nam sang Úc du học theo diện tự túc nhưng bên cạnh đó, vào tháng 4/2000, chính phủ Việt Nam đã xây dựng Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322) và cấp học bổng du học cho các nhóm đối tượng hưởng lương từ ngân sách và doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó còn có một số lượng nhỏ sinh viên nhận được học bổng của các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học cũng góp phần khiến cho bức tranh du học Úc thêm phong phú.

Một yếu tố khác không thể không nhắc đến là sự đóng góp lớn lao của Chính phủ Úc trong việc giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế nói chung và giáo dục nói riêng. Nhân dịp đánh dấu kỉ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Úc-Việt (bắt đầu từ năm 1973), Ngoại trưởng Úc lúc bấy giờ, ông Alexander Downer, đã tuyên bố chương trình tài trợ trị giá 263 triệu đô-la Úc cho Việt Nam trong vòng 4 năm, trong đó có giai đoạn 2001-2002, nhằm tập trung cải thiện hệ thống y tế, cơ sở hạ tầng và tiếp tục viện trợ giáo dục thông qua các chương trình Học bổng Phát triển Úc vốn đã được Cơ quan phát triển Quốc tế Úc (AusAID) triển khai từ năm 1992.

Theo số liệu của Cơ quan Giáo dục Quốc tế Úc (AEI), tính đến năm 2006, số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam sang Úc học tập là 6.772 người, tăng gấp 1,5 lần năm 2000. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên theo học các khóa tiếng Anh (ELICOS) cũng tăng lên 45.8% (đạt 1637 người), nhóm đối tượng học nghề tăng 29,8% (đạt 1089 sinh viên). Đặc biệt trong giai đoạn này, tổng số học sinh sang Úc học trung học đã tăng lên 51.6% và đạt 2907 người vào năm 2006.

Bước ngoặt với thị trường du học

Kể từ năm 2007, mối quan hệ hợp tác song phương Úc-Việt đã ngày càng củng cố và được nâng lên tầm cao mới, trở thành “Đối tác toàn diện” vào tháng 9/2009. Trong diễn tiến đó, vào năm 2010, chính phủ Úc công bố mỗi năm tổ chức AusAID sẽ cung cấp cho các sinh viên Việt Nam 225 Học bổng Phát triển (nay gọi là “Học bổng Australia vì sự Phát triển của Việt Nam” (ASDiV), tăng 50 % so với năm 2008. Thêm vào đó, Việt Nam cũng sẽ nhận được khoảng 15 Học bổng Năng lực lãnh đạo Australia (ALA) dài hạn và 40 học bổng ALA ngắn hạn. Hiện Việt Nam là nước đứng thứ ba về số lượng sinh viên được nhận học bổng ASDiV của Úc.

Cho tới giai đoạn gần đây nhất vào ngày 25/1/2011, Úc và Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Trong chuyến công du Việt Nam vào ngày 13/4/2011 vừa qua, Ngoại trưởng Kevin Rudd đã cam kết Úc sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc cải cách giáo dục bậc cao thông qua việc cung cấp học bổng và các khóa đào tạo. Ngoài ra, theo kế hoạch viện trợ của Úc, cho tới năm 2015, AusAID sẽ cung cấp tổng cộng khoảng 1680 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam.

Những nguyên nhân đó đã khiến cho số lượng du học sinh Việt Nam sang Úc học tập gia tăng rất mạnh mẽ kể từ năm 2007 tới nay. Cho đến năm 2009, thứ bậc xếp hạng của Việt Nam đã tăng đáng kể và chỉ xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan và Nepal. Chỉ tính riêng trong ba tháng đầu năm 2011 đã có tổng số 17.651 sinh viên Việt Nam đăng kí nhập học.

Trào lưu mới: di dân du học

Trong nỗ lực góp phần vào dòng chảy du học, không thể không nhắc đến sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin với tốc độ từ 15-20% và “gần như là số 1 trong khu vực” (theo lời ông Houlin Zhao, Phó Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Vì vậy, khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia đã ngày càng thu hẹp lại và du học không còn là một điều quá to tát đối với các “công dân toàn cầu” tương lai ở đất nước này. Ngoài ra, còn phải nhắc đến một số nhân tố khác như sự thương mại hóa giáo dục, sự phát triển của các hình thức tín dụng du học tại Việt Nam, sự mở rộng các hình thức liên kết giáo dục bán du học Việt-Úc…

Về phía các sinh viên, một số lý do chính khiến họ lựa chọn du học Úc là vì bằng cấp được quốc tế công nhận, môi trường sống an toàn, thanh bình, người dân thân thiện, học phí và sinh hoạt phí rẻ hơn một số nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ, quá trình xin visa nhanh chóng và thuận tiện.

Trong những năm qua, Úc rất mở cửa trong chính sách nhập cư và thường quảng bá du học gắn liền với việc có thể dễ dàng xin được thường trú Úc (PR – Permanent Residency) để định cư lâu dài tại đất nước chuột túi. Điều này đã góp phần khiến cho lượng sinh viên sang Úc du học tăng nhanh chóng, đặc biệt là đội ngũ sinh viên học nghề như làm tóc, làm bánh, nấu ăn, quản lý nhà hàng, khách sạn, thợ cơ khí… vì đây là những ngành nghề nước Úc thiếu hụt lao động. Từ năm 2000 đến cuối năm 2010, số du học sinh Việt Nam theo học các khóa nghề ở Úc đã tăng gần 9 lần.

Với việc cắt giảm danh sách ngành nghề ưu tiên (để xin PR) của Bộ Nhập cư và Quốc tịch (DIAC) vào tháng 5/2010, số lượng sinh viên Việt Nam sang Úc học nghề tuy đã có sự sụt giảm nhưng không nhiều (khoảng 4,5%) trong năm này.

Tuy nhiên, vào ngày 11/11/2010, chính sách di trú của Úc lại một lần nữa thay đổi, theo đó, những sinh viên muốn xin PR phải đáp ứng nhu cầu cao hơn về tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc. Trước sự thay đổi này, có nhiều ý kiến cho rằng PR chỉ còn là một “giấc mơ xa vời” với phần lớn sinh viên quốc tế.

Nước Úc và cuộc chơi mang tên PR 

Có thể nói rằng trong giai đoạn từ năm 2000-2008, nước Úc rất cởi mở trong chính sách nhập cư và việc quảng bá du học Úc thường được gắn liền với định cư nhằm thu hút sinh viên quốc tế. Điều này đã khiến cho không ít sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam, có cơ hội xin được thường trú lâu dài – PR (Permanent Residency) và trở thành công dân Úc.

Tuy nhiên, trong khoảng hai năm trở lại đây, luật PR của Úc liên tục thay đổi. Từ một đất nước mở cửa thu hút lao động nhập cư đến từ các quốc gia khác dưới thời Thủ tướng John Howard, Chính phủ Úc dưới thời Thủ tướng Kevin Rudd và gần đây là Julia Gillard đang dần đóng chặt cánh cửa nhập cư.

Trước đây, để xin được PR thì du học sinh phải có đủ 120 điểm theo cách tính của Bộ Nhập cư và Quốc tịch Úc – DIAC dựa trên cơ sở bằng cấp, độ tuổi, trình độ tiếng Anh… Bên cạnh đó, những sinh viên có ngành học nằm trong Danh sách Ngành nghề nhập cư có nhu cầu cao tại Úc – MODL (Migration Occupations on Demand List) sẽ được cộng thêm điểm ưu tiên.

Tuy nhiên, vào ngày 8/2/2010, Bộ trưởng Nhập cư và Quốc tịch Úc lúc bấy giờ là Thượng nghị sĩ Chris Evans thông báo bãi bỏ MODL và không lâu sau đó, vào tháng 5/2010, DIAC cắt giảm Danh sách các Ngành nghề ưu tiên (Skilled Occupation List – SOL), từ 408 ngành nghề xuống chỉ còn 181 ngành.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước khởi đầu của chiến lược cải cách nhập cư của chính phủ Úc.

Quyết tâm cải cách chính sách nhập cư

Điểm nổi bật nhất của luật PR mới là mặc dù để có thể đủ điều kiện nộp hồ sơ PR, các ngành học của sinh viên vẫn phải nằm trong SOL nhưng hiện nay, SOL không còn được sử dụng làm cơ sở để tính điểm như trước nữa. Đây là một trong những nỗ lực của chính phủ nhằm tách rời hơn nữa chính sách du học và định cư với lí do “chính sách nhập cư của Úc không thể bị quyết định bởi các khóa học của sinh viên quốc tế” theo tuyên bố của Thượng nghị sĩ Chris Evans, Bộ trưởng Nhập cư và Quốc tịch Úc vào năm 2010.

Chính sự buông lỏng quản lí của Chính phủ Úc trong lĩnh vực giáo dục đã dẫn đến thực trạng là mặc dù trong những năm vừa qua có một số lượng lớn sinh viên quốc tế xin được PR theo diện tay nghề nhưng rất nhiều người trong số đó lại không thể tìm được việc làm đúng chuyên ngành vì chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường lao động Úc.

Với sự thay đổi luật PR có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2011, chính phủ Úc đã thể hiện quyết tâm cải cách chính sách nhập cư. Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến lo ngại rằng việc thay đổi chính sách di trú theo chiều hướng thắt chặt hơn sẽ càng khiến cho Úc bị thiếu hụt trầm trọng lao động lành nghề trong tương lai.

Sinh viên quốc tế “khóc ròng”

Chính sách di trú mới đưa ra những yêu cầu cao hơn rất nhiều đối với các ứng cử viên xin PR, theo đó ưu tiên nhóm đối tượng có trình độ cao, đặc biệt là tiến sĩ (được cộng 20 điểm), cử nhân hoặc những người có cả bằng cử nhân và thạc sĩ (15 điểm).

Luật PR mới cũng ưu tiên cho những ứng cử viên trong độ tuổi từ 25-32 bởi thống kê của Cục Thống kê Úc (ABS) cho thấy nhóm lao động nhập cư nằm trong độ tuổi này mang lại lợi ích nhiều nhất cho nền kinh tế Úc. Hơn nữa, những người đã có trên 5 năm kinh nghiệm làm việc tại Úc và 8 năm tại các nước khác cũng có nhiều lợi thế trong việc được cộng thêm điểm.

Bên cạnh đó, một trong những thay đổi gây ra thách thức lớn nhất cho sinh viên quốc tế là việc DIAC nâng cao yêu cầu về điểm tiếng Anh IELTS, theo đó, chỉ có những người đạt 7 điểm IETLS trở lên (không có kĩ năng nào dưới 7) thì mới được cộng thêm điểm.

Không phải đến tận bây giờ chính sách nhập cư của Úc mới thay đổi mà trước đây Bộ Nhập cư và Quốc tịch nước này cũng từng khẳng định chắc chắn rằng: “Luật di trú sẽ liên tục thay đổi theo thời gian”.

Và xem ra giấc mơ mang tên PR sẽ vẫn còn như một trò đuổi bắt với các sinh viên quốc tế…

(Theo bayvut số ra ngày 7 và 8.6.2011)

http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Bung-no-du-hoc-Uc-ky-1/20242.bld

Posted in PHUONG PHAP | Leave a comment

Bùng nổ du học Úc: Khi “miếng bánh” nhập cư không còn

Bùng nổ du học Úc: Khi “miếng bánh” nhập cư không còn

Bùng nổ du học Úc: Khi “miếng bánh” nhập cư không còn

Tag,tags,học bổng, học bổng du học Úc, du học Úc,Du học Úc, Học bổng, du học ÚC,| học tiếng anh | tiếng anh giao tiếp | tiếng anh trẻ em,Du học Châu Mỹ,Du học Canada,Du học Mỹ,Truong Quoc Te,Cao Dang Quoc Te,Du học Châu Úc,Du học Úc,Du học New Zealand,Du
học Châu Á,Du học Singapore,Du học Nhật Bản,Du học Hàn Quốc,Du học Trung Quốc,Du học Châu Âu,Du học Anh,Du học Pháp,Du học Thuỵ Sĩ,Du học Hà Lan,Du học Đức, du học Úc,

(LĐ) – Chủ nhật 17/07/2011 07:30

Sự thắt chặt chính sách nhập cư của chính phủ Úc đã có tác động tiêu cực tới không chỉ ngành công nghiệp giáo dục của nước này mà còn với cả các sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Tài chính là một trong những nỗi lo âu bậc nhất của cả các bậc phụ huynh lẫn du học sinh Việt Nam. (ABC News: Gary Rivett)
Tài chính là một trong những nỗi lo âu bậc nhất của cả các bậc phụ huynh lẫn du học sinh Việt Nam. (ABC News: Gary Rivett)

Ngành công nghiệp giáo dục bạc tỉ đi xuống

Có thể nói sự thay đổi chính sách di trú liên tục của Chính phủ Úc trong vòng hai năm trở lại đây là một phần nguyên nhân khiến cho số lượng sinh viên quốc tế sang quốc gia này sụt giảm, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Trong một bài phỏng vấn, ông Tony Pollack, Tổng giám đốc Cơ quan Giáo dục Quốc tế Úc (IDP), cũng nhận định rằng việc Chính phủ Úc thắt chặt nhập cư là một phần nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này. Bên cạnh đó, việc này cũng tác động đến doanh thu của ngành giáo dục nói riêng và sự phát triển kinh tế của Úc nói chung do sự thiếu hụt lao động lành nghề trong tương lai.

Theo số liệu của Cơ quan Giáo dục Quốc tế Úc (AEI), tính đến trước khi luật PR thay đổi vào năm 2009, tổng số sinh viên quốc tế tại Úc là 631.935 người. Cũng trong giai đoạn 2000-2009, số lượng sinh viên đăng kí các khóa học nghề tại Úc đã gia tăng đáng kể, từ 30.759 sinh viên vào năm 2000 lên gấp hơn 7,5 lần (tương đương 232.475 sinh viên) vào năm 2009.

DIAC cũng cho biết các ngành nghề có sức hấp dẫn lớn nhất đối với sinh viên quốc tế là ngành thực phẩm và quản lí khách sạn. Trong năm 2009, số sinh viên đăng kí hai ngành học này đã tăng lên tới 30%.

Tuy nhiên, sau khi chính sách PR mới theo chiều hướng thắt chặt nhập cư được công bố vào giữa năm 2010 thì tính đến cuối năm này, tổng số sinh viên quốc tế đăng kí các khóa học tại Úc giảm chỉ còn 619.119 sinh viên. Tính đến tháng 12/2010, số sinh viên quốc tế học nghề tại Úc đã giảm 26.000 sinh viên (tương đương với 11%) so với cùng kì năm 2009.

Sinh viên Việt Nam trước sự thay đổi

Sinh viên Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung. Trước đây, có rất nhiều sinh viên Việt Nam chọn học nghề bởi việc sở hữu chứng chỉ nghề có thể giúp họ dễ dàng xin được PR.

Hiện nay, sinh viên Việt Nam sang Úc  chỉ đạt mức 8,5% trong giai đoạn 2009-2010 so với con số 65% của thời kì đỉnh điểm bùng nổ du học từ 2007-2008 và 49,9% từ năm 2008-2009.

Cơ quan Giáo dục Quốc tế Úc (AEI) đã nhận định rằng một trong những lí do khiến cho số lượng sinh viên Việt Nam sang Úc học nghề tăng vọt trong những năm vừa qua là do “ngày càng có rất nhiều sinh viên Việt Nam muốn có được PR để định cư lâu dài tại Úc”. Vì vậy, sự thay đổi liên tục chính sách nhập cư của Úc vào năm 2010 có tác động lớn tới sự lựa chọn các khóa học của sinh viên Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.

Liệu đã hết “cửa” PR?

Trước sự thay đổi liên tục theo chiều hướng ngày càng thắt chặt của luật PR, một câu hỏi được đặt ra là: “Phải chăng sinh viên quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng đã hết “cửa” ở lại Úc?”

Trước câu hỏi trên, DIAC cho biết các sinh viên quốc tế vẫn còn “cửa” cuối cùng là sau khi tốt nghiệp có thể tìm công ty bảo lãnh visa việc làm (loại visa 457) và sau khi làm việc hai năm sẽ có thể xin được PR.

Ưu điểm của hình thức này là danh sách các ngành nghề do công ty bảo lãnh thường nhiều hơn so với những ngành được quy định trong Danh sách các Ngành nghề Ưu tiên (SOL) nếu sinh viên nộp đơn xin PR theo dạng thông thường. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì đây cũng là một trong những giải pháp khó khăn nhất, chỉ có những ứng cử viên nào thật sự nổi trội về trình độ cộng với may mắn thì mới có thể nhận được sự bảo lãnh của các doanh nghiệp Úc.

Ngoài ra, các sinh viên quốc tế cũng có thể tính đến phương án nộp hồ sơ xin bảo lãnh theo Chương trình Bảo lãnh Di dân tại các vùng xa xôi, hẻo lánh của nước Úc (RSMS) hoặc xem xét khả năng xin bảo lãnh của chính quyền tiểu bang để ở lại làm việc nếu đủ điều kiện.

Luật sư Tạ Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Di trú MPA, thành viên Ban Chấp hành – Liên đoàn Di trú Úc, cho biết thêm: “Du học sinh vẫn có khả năng gia tăng cơ hội xin PR bằng cách xin học tại các vùng sâu, vùng xa, học thêm các khóa chuyên nghiệp (Professional Year) đối với một số ngành, hoặc xin visa ngắn hạn (TR) để đi làm lấy thêm kinh nghiệm sau khi học xong. Ngoài ra, còn một “cửa” khác là các em có thể mở doanh nghiệp tư nhân để hoạt động rồi sau đó sẽ xin PR theo dạng doanh nhân”.

Tuy nhiên những trường hợp xin được PR theo tư vấn của ông Huy là khá hiếm hoi và nhìn chung, “cánh cửa” PR dường như chỉ còn lại một khe cực nhỏ.

Hoàn cảnh đáng buồn và sự nghịch lý 

Có một nghịch lý là người Việt vẫn muốn đưa con em họ sang Úc du học bất chấp tình hình có nhiều khó khăn như hiện nay.

Nhiều phụ huynh ở Việt Nam đã, đang hoặc sắp gởi con em mình sang Úc du học đều “choáng váng” trước sự tăng giá của đồng đôla Úc kể từ cuối năm 2009.

Nếu như ở giai đoạn suy thoái kinh tế vào thời điểm đầu năm 2009, 1 đôla Úc đổi được 11 ngàn đồng Việt Nam thì vào thời điểm hiện nay, tháng 6.2011, 1 đôla Úc đổi được 22 ngàn đồng Việt Nam.

Đó cũng là nỗi lo âu của nhiều cha mẹ Việt Nam có con du học tự túc ở Úc hiện nay.

Hồi đầu năm 2010, ông Lê Chính, giảng viên một trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và có con em du học tự túc ở Úc, vẫn còn tỏ ra khá bình thản về vấn đề tài chính – kể cả khi đô la Úc tăng giá – vì gia đình ông đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Thế nhưng cho đến nay thì cả hai ông bà đều bày tỏ sự lo lắng không yên. “Nếu đôla tiếp tục lên giá trong khi đồng Việt Nam tiếp tục mất giá như tình hình hiện nay, chúng tôi chưa biết phải đối phó ra sao”.

Anh chị Phong và Huyền, người có con vừa sang Melbourne hồi đầu tháng 4/2011 học ngành Kinh doanh tại trường RMIT, cho hay theo tính toán trước đây, với mức học phí là 20.000 đôla Úc/năm, anh chị phải chi khoảng 300 triệu đồng tiền học phí/năm. Tuy nhiên, với mức đôla Úc cao giá hiện nay, anh chị phải chi tới khoảng 450 triệu đồng/năm cho con.

Nói theo lời bà Thu Hằng, một phụ huynh có con trai đang học tại Đại học La Trobe (Melbourne), thì cha mẹ ở Việt Nam hiện chỉ kiếm được “bạc lẻ” trong khi phải chi cho con du học bằng “bạc chẵn”.

Giá sinh hoạt ở Úc leo thang

Nỗi éo le ở chỗ, trong khi “bạc lẻ” ở Việt Nam ngày càng khó kiếm và lại mất giá thì ở Úc, các du học sinh Việt buộc phải chi tiêu “bạc chẵn” ngày một nhiều hơn, tốn kém hơn.

Trần Hùng, sinh viên du học tại Melbourne, cho biết căn hộ anh cùng với vài người bạn ở chung cách nay 2 năm giá gần 1.000 đôla/tháng thì nay đã lên 1.200 đôla/tháng và “còn có thể tăng nữa”.

Mặc dù giá cả tại Úc không tăng mạnh như giá cả ở Việt Nam nhưng theo Chỉ số Giá tiêu dùng (Price Index) do Văn phòng Thống kê Úc công bố tình hình giá cả ở Úc cũng có một số thay đổi.

Từ tháng 3/2010 tới tháng 3/2011, giá thực phẩm ở Úc tăng 4,3%, rượu và thuốc lá tăng 11,2%, giá nhà tăng 4,8%, giá vận chuyển tăng 4,1%, giáo dục tăng 5,9%…

Trong thời gian này chỉ có một vài mặt hàng là giảm giá chút đỉnh như quần áo và giày dép giảm 1,3%, phương tiện giải trí giảm 1,5%, đồ đạc gia dụng trong nhà và dịch vụ giảm 0,5%…

Khi du học sinh Việt mất “cả chì lẫn chài”

Mặc dù ở Úc ít người thất nghiệp, nhưng đối với đa số du học sinh quốc tế thì việc kiếm được việc làm thêm trong thời gian du học không hề là điều dễ dàng.

Chính vì vậy mà nhiều phụ huynh ở Việt Nam thừa nhận nếu như trước đây nỗi lo hàng đầu của họ là con cái đi học xa nhà sẽ hư hỏng, thì nay “nỗi lo lớn lao” không kém chính là sức ép về tài chính.

Bà Thu Hằng cho biết hiện con trai bà ở Melbourne đang phải “gồng mình” với hai gánh nặng là vừa đi học vừa kiếm tiền. Bà cho hay: “Chỉ sợ cháu không kham nổi sẽ “gẫy” cả hai. Biết là vậy nhưng không thể giúp cháu hơn được”.

Thực tế đã có du học sinh Việt “gẫy cả hai” bởi không vượt qua được những khó khăn ở Úc. Nói cách khác là họ mất “cả chì lẫn chài”.

Anh Lê, một du học sinh tại Úc, là người đã phải nghỉ học giữa chừng vì gia đình không còn khả năng hỗ trợ tài chính.

Cách nay ba năm, từ Việt Nam, Lê lên đường sang Úc để học kế toán. Khi đó cuộc đời là cả một màu hồng đối với anh và gia đình.

Ước mơ du học rất lớn của Lê nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn của gia đình anh. Dù gia đình Lê cũng chỉ đủ ăn nhưng viễn cảnh về một tương lai xán lạn khi trở thành tài đã khiến Lê mạnh dạn lên đường dù biết rõ cha mẹ chỉ có thể lo đủ tiền học cho anh vào năm đầu tiên.

Thời gian đầu mọi việc diễn ra tương đối thuận lợi, Lê rất chăm chỉ làm việc, vừa làm bồi bàn ở nhà hàng, vừa bán hàng ở chợ và tự trả được sinh hoạt phí. Nhờ thế cha mẹ Lê không phải gởi tiền từ Việt Nam sang giúp đỡ con mình.

Tuy nhiên vào năm học kế tiếp, vì sức người và thời gian đi làm có hạn, dù xoay sở vất vả và bươn chải với thực tế khó khăn của cuộc sống, Lê vẫn không kiếm đủ tiền trả học phí. Cha mẹ anh phải vay mượn hơn 100 triệu đồng gởi sang cho anh để trả tiền học phí.

Sự việc ngày càng trở nên u tối hơn khi tới học kỳ cuối, Lê thi trượt tới 3 trên tổng số 4 môn học, nguyên do chính vì anh đã phải đi làm thêm quá nhiều nên không đủ thời gian lên lớp và học tập.

Các khoản sinh hoạt phí cộng với số tiền học lại (2000 đôla/môn) trở nên quá nặng nề đối với khả năng của anh và gia đình. Bản thân Lê đã “đầu hàng” không thể lo nổi. Trong khi đó, gia đình anh ở Việt Nam cũng quá “đuối sức”, không còn khả năng nên Lê đành phải bỏ học giữa chừng.

Lê cho hay anh sẽ quay trở lại Việt Nam kiếm tiền với ước vọng một ngày kia quay trở lại Úc để hoàn thành giấc mơ dang dở. Tuy vậy, những người biết chuyện đều cảm thấy ước nguyện này của Lê là khá xa xôi.

Như chúng tôi đã nêu ở đầu bài viết này, có một điều nghịch lý là bất chấp bối cảnh kinh tế xã hội cả Việt Nam lẫn Úc đều có nhiều thay đổi (hầu hết là theo chiều khó khăn hơn trước đây), các bậc cha mẹ và du học sinh đều than phiền về những trở ngại khi du học Úc hôm nay… thế nhưng lượng sinh viên Việt Nam tới Úc du học vẫn không suy giảm.

Chỉ riêng ba tháng đầu năm 2011, tổng cộng 17.651 sinh viên Việt đã đăng ký nhập học tại các đại học trên khắp nước Úc.

Tình trạng nghịch lý này phải được lý giải ra sao và còn kéo dài đến bao giờ?

(Theo Bayvut số ra ngày 9 và 14.6.2011)

http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Bung-no-du-hoc-Uc-Khi-mieng-banh-nhap-cu-khong-con/2429.bld

Posted in PHUONG PHAP | Leave a comment

CÔNG QUÁ CÁCH L’index des mérites et des démérites

CÔNG QUÁ CÁCH
L’index des mérites et des démérites

Bản dịch của Léon WIEGER S.J. (1856-1933), in trong:

Histoire des croyances religieuses et des opinions philosophiques en Chine depuis l’origine, jusqu’à nos jours

[Imprimerie de Hien-hien, Première édition, 1917.]

oOo

[1] A l’égard des parents.

Être avec eux amiable, doux et gracieux, un mérite pour un jour. — Les sa­luer matin et soir, un mérite par jour. — Se bien conduire et bien travailler pour leur faire plaisir, un mérite par jour. — Se fatiguer pour eux, un mérite chaque fois. — Recevoir humblement une réprimande, un mérite. — Leur donner un con­seil profitable, trois mérites. — Les apaiser ou les consoler, trois mérites. — Dépenser libéralement pour eux, trois mérites. — Les exhorter discrètement à s’a­mender, dix mérites. — Leur apprendre à bien agir, dix mérites. — Réparer une faute, ou payer une dette de ses parents, dix mérites. — Aimer et estimer ceux que les parents aiment et estiment, dix mérites chaque fois. — Soigner et veiller ses parents malades, trente mérites. — S’affliger sincèrement de leurs souffrances, cinquante mérites. — Leur procurer une bonne réputation, cinquante mérites. — Faire leurs funérailles avec soin, cinquante mérites. — Supporter des parente fâcheux, cent mérites. — Convertir des parents vicieux, cent mérites, — Ne pas différer leur enterrement, cent mérites. — Constituer un pécule qui leur assure des offrandes annuelles, mille mérites par cent pièces de cuivre du capital placé.

Priver les parents de postérité, en ruinant son corps par la débauche, ou en se faisant exécuter pour crime, cent démérites. — Avantager sa femme et ses en­fants, au détriment de ses parents, cent démérites. — Ensevelir ses parents à la hâte et sans soin, cent démérites. — Différer longtemps leurs funérailles définiti­ves, cent démérites. — Ne pas donner aux parents malades les soins nécessaires, cinquante démérites. — Divulguer une faute des parents, cinquante démérites. — Ne pas les avertir de leurs défauts, trente démérites. — Leur apprendre à mal agir, vingt démérites. — Se mettre en colère contre eux et les brutaliser, vingt démérites. — Mépriser ou maltraiter une personne que les parents aiment et esti­ment, dix démérites. — Manifester du dégoût pour les parents vieux et infirmes, dix démérites — Faire maudire ses parents, par manière de représailles, par un homme dont on a maudit les parents, dix démérites. — Ne pas faire part de ses biens à ses parents, dix démérites. — Disputer avec eux sur des questions de pro­priété, dix démérites. — Leur faire des reproches, dix démérites. — Leur faire mauvais visage, dix démérites. — Leur faire de la peine, dix démérites. — Leur causer de la fatigue, dix démérites. — Sortir, en les laissant seuls à la maison, quand ils sont vieux, dix démérites. — Leur manquer une fois, dix démérites. — Les traiter sans respect et sans égards, un démérite chaque jour. — Manger ou boire sans leur offrir une part, un démérite chaque fois.

[2] A l’égard des frères.

Nota : Pour le bien fait à un frère né d’une autre mère (dans une famille po­lygame), chaque mérite est doublé. Pour les frères nés d’autres parents (c’est-à-dire pour les cousins, qui s’appellent en Chine frères), le mérite est triplé.
Estimer et aimer un frère, et se fatiguer pour lui, un mérite. — Coopérer sin­cèrement avec lui, un mérite. — L’exhorter à bien agir, l’empêcher de mal faire, dix mérites. — Ne pas ajouter foi aux rapports de sa femme, ou d’un domestique, contre son frère, dix mérites. — Ne pas se disputer entre frères, sur les affaires courantes, dix mérites. — Ne pas tirer à soi les biens communs, dix mérites. — Faire les frais de la noce ou des funérailles d’un frère, cinquante mérites. — Cé­der de son droit, lors du partage des biens, cinquante mérites. — Reprendre chez soi un frère qui s’est ruiné, cent mérites. — Bonifier ses frères par son bon exem­ple et ses exhortations, cent mérites.

Désunir la famille, s’intenter des procès entre frères, cent démérites. — Maltraiter ou outrager un petit frère, cent démérites. — Ne pas secourir un frère dans l’infortune, cent démérites. — Détourner un frère de bien faire, l’induire à mal agir, cinquante démérites. — Se disputer un profit entre frères, dix démérites. — Prêter l’oreille aux insinuations des femmes ou des domestiques, dix démérites. —Rebuter un frère moins fortuné, qui demande à emprunter, dix démérites. — Jalouser un frère plus fortuné, deux démérites par jour. — Montrer mauvais ca­ractère, un démérite. — Ne pas donner le nécessaire à ses cadets, un démérite chaque fois. — Tirer à soi plus que ce à quoi l’on a droit, un démérite par cent sapèques de valeur. — Se taire quand on voit un frère mal agir, un démérite. — Mal parler d’un frère devant les étrangers, un démérite.

Nota : Il n’est pas question des sœurs, car elles ne sont pas considérées comme étant durablement de la famille. On les marie le plus tôt possible, et elles n’héritent pas.

[3] Règles de l’épouse et des concubines.

Garder la retraite et la modestie, un mérite pour un jour. — Avertir celle qui serait en faute, un mérite chaque fois. — Bien gouverner les concubines de rang inférieur, un mérite. — Empêcher qu’une femme ou fille n’aille flâner dehors, dix mérites. — Exhorter une jeune femme à respecter ses beaux-parents, et à vivre en bonne intelligence avec ses belles-sœurs, cinquante mérites. — Lui ensei­gner à se bien conduire, cent mérites.

Répudier son épouse, parce qu’on est devenu riche et noble, cent démérites. — Tolérer que sa femme manque à ses beaux-parents, cent démérites. — Mieux trai­ter une concubine que son épouse en titre, cent démérites. — Souffrir qu’une de ses femmes en tyrannise une autre, trente démérites. Mal recevoir les justes re­montrances de son épouse, dix démérites. — Permettre à ses femmes de flâner, dix démérites. — Permettre qu’elles se disent des injures obscènes, cinq déméri­tes. — Tolérer qu’une marâtre maltraite les enfants de l’épouse défunte, un démérite. — Souffrir des discordes dans son harem, un démérite par jour.

[4] Règles des pères et des oncles.

Pour chaque bon avis donné, un mérite. — Pour chaque mal interdit, dix mérites. — Pour chaque larcin empêché, trente mérites. — Pour chaque enseignement sur la piété filiale et l’union familiale, trente mérites. — Pour chaque progrès moral qu’on a fait faire à ses fils ou à ses neveux, cent mérites.

Ne pas leur enseigner les devoirs essentiels, cent démérites. — Les empêcher d’étudier, cinquante démérites. — Induire en erreur un enfant, cinquante démé­rites. — Abuser d’un innocent, trente démérites. — Leur laisser prendre une mauvaise habitude, trente démérites. — Leur donner un mauvais exemple, dix démérites. — Manifester une préférence déplacée pour quelqu’un de ses enfants, dix démérites. — Les injurier et les battre au lieu de les former, deux démérites.

[5] Règles des disciples et des amis.

Révérer son Maître et mettre en pratique ses enseignements, un mérite pour un jour. — Se lier avec de sages amis, et entretenir ces liaisons, un mérite par jour. — Leur faire part de ses ressources, un mérite par 200 sapèques. — Repous­ser les sollicitations de mauvaises compagnies, un mérite chaque fois. — Prendre part aux joies et aux peines de ses amis, un mérite chaque fois. — Tenir les promesses qu’on leur a faites, un mérite chaque fois. — Remettre dans le droit chemin un ami qui dévie, dix mérites. — Ne pas rompre avec ses anciens amis pauvres, alors qu’on est devenu riche, trente mérites. — Conserver pieusement la mémoire de ses amis défunts, trente mérites. — Secourir un ami dans un besoin pressant, cent mérites.

Refuser d’aider un ami, alors qu’on pourrait le faire, cinquante démérites. — Refuser à un ami qui meurt, ou qui part pour un voyage, de protéger sa femme et ses enfants, cinquante démérites. — Oublier son maître, ou un ami mort, ou un ami devenu pauvre, cinquante démérites. — Rompre sans raison avec un ancien ami, vingt démérites. — Critiquer son Maître, sa personne ou sa doctrine, dix démérites. — Céder à un ami qui sollicite au mal, trois démérites. — Manquer à la promesse faite à un ami,un démérite.

[6] Règles relatives aux serviteurs et aux servantes.

Leur fournir libéralement la nourriture et les vêtements nécessaires, un mérite par jour. — Les encourager et les consoler dans leur labeur, un mérite chaque fois. — Leur pardonner une petite faute, deux mérites. — Les bien soigner quand ils sont malades, vingt mérites. — Marier entre eux deux de ses esclaves, vingt mérites. — Doter et marier au dehors une de ses esclaves, trente mérites. — Rendre gratis à ses parents un enfant esclave, un mérite par cent sapèques de sa valeur vénale. — Donner à ses serviteurs quelque éducation morale, cent mérites.

Forcer ses esclaves au célibat, cent démérites. — Estropier un ou une esclave, cent démérites. — Vendre une esclave à qui en abusera certainement, cent démé­rites. — Mal marier un serviteur ou une servante, vingt démérites. — Châtier injustement, vingt démérites. — Gronder injustement, trois démérites. — Les bru­taliser, cinq démérites. — Ne pas leur donner le nécessaire, un démérite par journée.

[7] Charité envers les hommes.

Recueillir quelqu’un qui n’a aucun appui, un mérite pour chaque jour. —Donner à manger à un affamé, un mérite. — Donner à boire à dix altérés, un mérite. — Donner un vêtement à celui qui est nu, un mérite par cent sapèques de la valeur. — Prêter une lanterne, un mérite. — Prêter un parapluie, un mérite. — Donner gratis un médicament, un mérite. — Porter à destination une lettre, sans la lire en cachette, un mérite. Faire l’aumône à un pauvre, un mérite par cent sapèques. — Rapatrier des voyageurs, un mérite par cent sapèques des frais. — Réunir des époux séparés, un mérite par cent sapèques des frais. — Donner à un mendiant une soupe chaude en hiver, un mérite. — Aider, pour une noce, pour des funérailles ; un mérite par cent sapèques. — Contribuer à la construction ou à l’entretien d’un pont, d’une route, d’une digue ou d’un puits, un mérite par cent sapèques. — Faire ensevelir un cadavre gisant, un mérite par cent sapèques des frais. — Donner un bol de bouillie, en temps de famine ou de cherté, deux mé­rites. — Secourir un malade en cas d’épidémie, deux mérites. — Aider à racheter un condamné, deux mérites par cent sapèques. — Donner à un vagabond l’hospi­talité pour une nuit, deux mérites. — Donner un bon conseil, trois mérites. — Guérir une petite plaie, trois mérites. — Enterrer un os qui traîne, dix mérites. — Protéger la santé ou la vie de quelqu’un, dix mérites. — Aider autrui dans son travail, dix mérites. — Empêcher un avortement, vingt mérites. — Sauver quelqu’un d’un châtiment, vingt mérites. — Guérir quelqu’un d’une maladie grave, trente mérites. — Faire l’aumône d’un cercueil, trente mérites. — Permettre d’enterrer un indigent dans sa terre, trente mérites. — Secourir une veuve ou un orphelin, trente mérites. — Faire rendre justice à un opprimé, trente à cent mé­rites, selon le cas. — Sauver quelqu’un d’un grand malheur, cinquante mé­rites. — Sauver une petite fille destinée à la noyade, cinquante mérites. — Amender ou bonifier un pauvre diable, cinquante mérites. — Prendre à sa charge les funérail­les d’un indigent, cinquante mérites. — Sauver une vie humaine, cent mérites. — Pourvoir à la perpétuation d’une famille, en moyennant une adoption, cent mé­rites. — Marier deux personnes qui n’ont pas les fonds nécessaires, cent mérites. — Recueillir un enfant abandonné, cent mérites. — Réunir des époux séparés et leurs enfants dispersés, cent mérites. — Procurer à une famille pauvre un avantage notable, cent mérites.

Tuer un homme, cent démérites. — Ruiner quelqu’un, cent démérites. — Noyer une fille, cent démérites. — Causer l’extinction d’une famille, cent démérites. — Pervertir ou corrompre quelqu’un, cent démérites. — Attenter au cimetière d’une famille, cent démérites. — Violer une sépulture, cent démérites. — Empêcher ou défaire un mariage, cent démérites. — Préparer un poison, cent démérites. — Pres­crire à un malade une potion, qui fera gagner le pharmacien, mais qui ne profitera pas au malade, cent démérites. — Ne pas sauver quelqu’un d’un péril, alors qu’on peut le faire, cinquante démérites. — Conseiller ou approuver la pratique de no­yer les filles, cinquante démérites. — Conseiller ou approuver la pratique de l’a­vortement, cinquante démérites. — Nuire à une famille par haine, cinquante démérites. — Obliger quelqu’un, par une fausse inculpation, à errer en fugitif, cin­quante démérites. — Jeter n’importe où des ossements humains déterrés dans son champ, cinquante démérites. — Aplanir et faire disparaître une tombe enclavée dans son terrain, cinquante démérites. — Endommager les moissons sur pied d’au­trui, trente démérites. — Endommager un pont, un bac, un puits commun, trente démérites. — Faire châtier quelqu’un injustement, trente démérites. — Ne pas secourir une veuve ou un orphelin dans la détresse, alors qu’on le peut, trente démérites. — Ne pas disculper quelqu’un qui est faussement accusé, alors qu’on le peut, trente démérites. — Étant médecin, mal soigner un malade, vingt démé­rites. — Ne pas venir en aide à un malheur quelconque, vingt démérites.— Ne pas donner un bon conseil, ne pas indiquer un bon moyen, alors qu’on le peut, dix démérites. — Insulter un vieillard, un homme difforme ou estropié, un enfant, dix démérites. — Se réjouir et chercher à profiter du malheur d’autrui, dix démé­rites. — Empêcher durant un jour le passage dans une ruelle, sur un bac, sur un pont, dix démérites. — Réprimander quelqu’un qui n’est pas coupable, trois démé­rites. — Lire furtivement une lettre adressée à un autre, trois démérites. — Mal gérer les affaires d’autrui, dont on a la charge, trois démérites. — Intimider, effra­yer quelqu’un, trois démérites. — Rebuter le pauvre qui implore assistance, deux démérites. — Appeler quelqu’un par son petit nom (ce qui est en Chine signe de mépris), deux démérites.

[8] Charité envers les animaux.

Sauver la vie à un animal inutile, un mérite. — Sauver la vie à un insecte, un mérite. — Nourrir convenablement les animaux domestiques, un mérite par jour. — Ensevelir une bête morte, un mérite. — Soulager une bête qui souffre, un mérite. — Racheter et libérer de petites bêtes captives, un mérite par cent sa­pèques dépensées. — Ne pas manger de viande durant un an, cinq mérites. — Sauver la vie à un animal utile, dix mérites.
Conseiller de tuer, ou dissuader de libérer un animal, cent démérites. — Tuer, pour la manger, une grande bête, cent démérites. — Tuer une autre bête utile, vingt démérites. — Tuer une bête inutile, trois démérites. — Tuer un insecte, un démérite. — Enfumer un terrier, détruire un nid, trois démérites. — Encager un oiseau, un démérite. — Ne pas avoir pitié d’une bête qui souffre, un démérite.

[9] Bonnes œuvres et mauvaises actions en général.

Quiconque enseigne à autrui à bien agir, aura, à chaque bonne action que fera l’autre, un mérite égal à la moitié du sien, — Quiconque encourage ou aide autrui à bien faire, aura, à chaque bonne action que fera l’autre, un mérite égal au quart du sien. — Exhorter autrui à contribuer de son argent à une bonne œu­vre, un mérite par trois cents sapèques. — Faire imprimer et répandre de bons livres, un mérite par cent sapèques. — Donner un exemplaire d’un traité de mo­rale populaire, dix mérites. — Travailler à faire réussir une bonne entreprise, dix mérites. — Exhorter une famille au bien, trente mérites. — Publier les bonnes œuvres d’un homme de bien, trente mérites. — Quiconque fonde une école pu­blique, aura trente mérites par élève qui y passera. — Convertir un homme au bien, cinquante mérites. — Promouvoir une œuvre d’utilité publique, cent méri­tes. — Répandre les biographies des hommes dont la vertu fut héroïque, mille mérites.
Empêcher l’enseignement du bien, cent démérites. — Dénigrer un homme de bien, cinquante démérites. — Faire manquer une bonne entreprise, cinq déméri­tes. — Ne pas encourager, ne pas aider, quand on le peut, cinq démérites. — Taire les mérites des méritants, cinq démérites. — Être cause que quelqu’un continue à croupir dans ses vices, cinq démérites. — Exalter des hommes de mauvaise vie, ou louer de mauvaises doctrines, cinq démérites.
Apaiser une dispute, trois mérites. — Éteindre une inimitié, cinq mérites. — Accommoder un procès, cinq mérites. — Détruire en le brûlant un mauvais livre, dix mérites. — Empêcher une conversation sur les femmes et les filles, dix méri­tes. —Stigmatiser la coutume de noyer les filles, trente mérites. — Prévenir un crime, trente mérites. — Prêcher la concorde, cinquante mérites. — Enseigner la piété filiale, cent mérites.

Quiconque enseigne à autrui à mal faire, encourra, à chaque mauvaise action de l’autre, un démérite double du sien. — Quiconque encourage ou aide autrui à mal faire, encourra le même démérite que s’il avait fait lui-même la mauvaise action. — Attiser la discorde, pousser à un litige, cent démérites. — Patronner un jeune garnement, lui permettant de mal faire, ou lui assurant l’impunité, cent déméri­tes. — Faire graver, ou imprimer, ou répandre un mauvais livre, cinquante démé­rites. — Rédiger ou écrire des pièces pour un procès injuste, cinquante déméri­tes. — Écrire un acte de divorce, cinquante démérites. — Recommander une personne indigne, trente démérites. — Apprendre à qui ne les connais pas, des procé­dés immoraux, trente démérites. — Fréquenter un homme vicieux, dix démérites chaque fois. — Ne pas éclairer quelqu’un qui agit mal par ignorance, un déméri­te. — Ne pas consoler un affligé, un démérite.

[10] Règles relatives aux sentiments intérieurs.

Balayer (sic) une mauvaise pensée aussitôt qu’elle commence à poindre, un mérite. — Se bien conduire toujours, même en secret, un mérite pour une journée. — Ne rien faire qui excite de mauvaises pensées, un mérite pour une journée. — Considérer le bien et le mal d’autrui comme le sien propre, dix mérites. — Avoir passé tout un mois à faire le bien sans mal faire, cent mérites en plus des autres, comme prime de la constance.
Choyer de mauvaises pensées durant tout un jour, trente démérites.— Vou­loir du mal à autrui, dix démérites. — Se réjouir des fautes d’autrui, dix démé­rites. — Refuser de croire à la vertu d’autrui, deux démérites. — Tourner et re­tourner (sic) avec complaisance une pensée impure, un démérite à chaque fois. — Item, pour un ressentiment intérieur ; et en général pour toute pensée mauvai­se. Ne pas repousser les distractions mentales, tandis qu’on récite des textes ou des prières, un démérite chaque fois.

[11] Règles relatives aux actes extérieurs.

Bien faire son devoir durant tout un jour, un mérite. — Agir par devoir, non pour se faire louer, deux mérites. — S’amender dès qu’on est averti, trois méri­tes. — Imiter un bon exemple, trois mérites. — Ne pas rechercher la faveur des riches et des puissants, cinq mérites. — S’abstenir de toute ambition déraisonnable, vingt mérites. — Céder à un homme qui en est digne, vingt mérites. — Persévérer dans ses bonnes œuvres, jusqu’à leur achèvement, sans se refroidir ni se relâcher, vingt mérites. — Accepter de souffrir un dommage pour le bien d’autrui, cinquan­te mérites. — Vivre en bonne intelligence avec autrui, sans garder mémoire des petites offenses, cent mérites.
Causer du trouble par ses intrigues, cent démérites. — Causer du tort à autrui, pour son propre avantage, cinquante démérites. — Calomnier un homme de gran­de vertu, cinquante démérites. — S’attribuer le bien qu’on n’a pas fait, trente démérites. — Faire ses propres affaires sous couleur de bien public, par exemple s’approprier le produit d’une collecte, dix démérites. — S’obstiner dans un vice, trois démérites. — Laisser une bonne œuvre inachevée, un démérite.— Agir en égoïste, un démérite. — Refuser son approbation à une action louable, un démé­rite.

[12] Règles relatives aux paroles.

Parler avec circonspection, conformément à ses sentiments, un mérite par jour. — Dire une bonne parole qui fait du bien, dix mérites. — Exhorter au bien et détourner du mal, en expliquant les sanctions du bien et du mal, dix mérites. — Démontrer l’innocence d’un accusé, cinquante mérites. — Enseigner un traité de morale, cent mérites.

Faire de faux rapports, cent démérites. — Mal parler des Sages, cinquante démérites. — Divulguer une faute secrète, cinquante démérites. — Jaser sur la conduite des femmes, cinquante démérites. — Semer la discorde, trente démérites. — Tromper, duper, dix démérites. — Mal parler du bien, de la vertu, dix démérites. — Chansonner quelqu’un, cinq démérites. — Plaisanter sur l’air ou les manières de quelqu’un, trois démérites. Aimer à parler des défauts d’autrui, un démérite. — Mentir, un démérite. — Parler de jeu, ou de luxure, un démérite. — Bavarder sans mesure, un démérite.

[1`3] Par rapport aux Génies et aux Sages.

Servir les Génies du ciel et de la terre, et les Ancêtres du temple familial, avec dévotion, un mérite. — Retirer des ordures un papier écrit ou imprimé, et le brûler, un mérite. (L’idée est que, l’écriture étant la plus belle invention des Sages, la profaner, c’est leur manquer.) — Dépenser pour les temples des Génies ou des Sages, un mérite par cent sapèques. Faire graver, imprimer, et répandre leurs écrits, cent mérites.

Critiquer les Sages ou leurs écrits, cent démérites. — Porter atteinte à un temple, cinquante démérites. — Détruire un livre canonique, vingt démérites. — Outrager les Génies ou les Ancêtres, vingt démérites. — Citer des textes canoni­ques, pour plaisanter, dix démérites. — Se parjurer en invoquant le nom des Gé­nies, dix démérites. — Manquer à la décence, en vue de l’un des luminaires céles­tes, trois démérites. (Par exemple uriner tourné vers le soleil ou vers la lune. Les païens chinois évitent cela avec soin.) — Maudire, cracher, uriner vers le Nord (la Grande Ourse, résidence des Génies, trois démérites. — Maculer un papier couvert de lettres, trois démérites. — Souiller l’âtre ou le puits (qui ont leur petit Génie particulier), un démérite. — Toucher un livre canonique avec des mains malpropres, un démérite. — Se lever la nuit tout nu (manquant ainsi de respect aux Génies qui sont peut-être présents), un démérite.

[14] Domaine sur les passions et maîtrise de soi.

Être poli et déférent, un mérite par jour. — N’être pas tenace et opiniâtre, un mérite. — Supporter une contradiction, un mérite. — Réprimer une saillie d’hu­meur, trois mérites. — Supporter patiemment une fatigue, trois mérites. — Pardonner une offense, trois mérites. — Endurer une opposition, cinq mérites. — Supporter un contretemps, un accident, sans maugréer contre le Ciel et contre les hommes, dix mérites.

Se conduire brutalement, grossièrement, cent démérites. — Se disputer à tout propos, trente démérites. — Récriminer, dix démérites. — Grogner à chaque mé­compte, cinq démérites. — Se fâcher et tempêter, cinq démérites. — Humer l’encens de la flatterie, un démérite. — Étant ivre, injurier ou frapper, un démérite.

[15] Des habits, du manger et du boire.

Passer un jour, content du nécessaire, un mérite. — Ramasser des grains tom­bés à terre, un mérite. — Manger ce qui est servi, sans choisir, un mérite.

Désirer mieux que ce qui convient, dix démérites. — Se vêtir au-dessus de sa condition, cinq démérites. — Gaspiller le grain, un démérite. — Excéder dans sa dépense, un démérite.

[16] Des biens et du commerce.

Faire honnêtement son commerce durant une journée, un mérite. — Partager le profit entre associés exactement, un mérite. — Restituer ou payer au jour d’é­chéance, un mérite. — Prêter au voisin dans le besoin, un instrument ou un us­tensile, un mérite. — Reconnaître une dette, un dépôt ; un mérite par cent sapèques. — Mettre le nombre exact, quand on enfile les sapèques en ligatures, un mérite par cent sapèques enfilées. — Payer exactement ses redevances en nature, un mérite par cent sapèques de valeur. — Ne pas trop majorer son grain, une année de disette, un mérite par cent sapèques. — Faire l’aumône convenable au pauvre qui la sollicite, un mérite par cent sapèques. — Ne pas repasser à d’autres le faux argent ou le faux billet qu’on a accepté, mais supporter la perte, un mé­rite par cent sapèques. — Prêter sans exiger d’intérêt, un mérite par deux cents sapèques. — Donner bon poids et bonne mesure, dix mérites. — Ne pas presser un débiteur pauvre, dix mérites. — Aider une famille endettée a rétablir ses af­faires, cent mérites.

Fabriquer du faux argent ou de fausses sapèques, cent démérites. — Dissiper son patrimoine, cent démérites. — Trop presser un débiteur pauvre, cent démé­rites. — Empiéter sur la terre d’autrui, cinquante démérites. Provoquer au­trui à jouer de l’argent, dix démérites. — Tromper au jeu, un démérite par cent sapèques de gain injuste. — Extorquer injustement de l’argent, dix démérites par cent sapèques. — Exploiter la misère d’autrui, dix démérites par cent sapèques du profit fait ainsi. — Vendre son grain trop cher, une année de disette, un démé­rite par jour. — S’adjuger plus que son dû, dans un règlement de compte, cinq démérites par cent sapèques. — Nier une dette ou un dépôt, cinq démérites par cent sapèques. — Obliger quelqu’un, par des menaces, à céder son bien à un prix au-dessous de sa valeur, cinq démérites par cent sapèques gagnées ainsi. — Payer en faux argent, fausse monnaie, faux billets, trois démérites par cent sapèques. — User de faux poids et de fausses mesures, un démérite par cent sapèques de profit injuste. — Voler ou faire tort, un démérite par cent sapèques. — Mal user des dons du ciel, un démérite chaque lois, — S’approprier, à l’insu du propriétaire, fût-ce une aiguille, fût-ce une paille, un démérite.

[17] De la luxure.

Passer un jour et une unit, sans concevoir aucune mauvaise intention, un mérite. — Ne pas lire un livre obscène, ne pas regarder une image indécente, un mérite. — Éviter une entrevue dangereuse, un mérite. — Refuser de se lier avec un homme corrompu, un mérite. — Faire taire une personne qui tient des propos licencieux, trois mérites, — Parler fortement des suites de l’inconduite ; ruine, maladies, et autres ; cinq mérites chaque fois. — Ne pas fixer ses yeux sur une jolie personne, cinq mérites. — Mettre en fuite une personne qui sollicite au mal, cinq mérites. — Chez soi, se conduire décemment avec ses femmes, dix mérites. — A chaque occasion dans laquelle on n’a pas failli, dix mérites, — Respecter les servantes de sa maison, cent mérites. — Respecter une femme dont on aurait pu abuser, cent mérites. — Détruire les planches gravées d’un livre obscène, trois p.588 cents mérites. — Ecrire un traité contre la luxure, trois cents mérites. — Ramener à domicile une femme ou une fille évadée, trois cents mérites. — Passer toute sa vie sans commettre un seul adultère, mille mérites.

Composer un livre licencieux, ou peindre une image obscène, démérite infini. — Causer, par un adultère, l’assassinat ou le suicide d’une femme, mille démérites. — Mettre le trouble dans une famille, par ses galanteries, mille démérites. — Provo­quer un avortement, mille démérites, — Fornication avec une fille, une veuve, une nonne, trois cents démérites. — Adultère avec une femme qui avait été jusque là fidèle à son mari, cent démérites. (Nota, faute moindre que la fornication ; voyez page 223). Adultère avec une femme qui a déjà manqué à la foi conjugale, cinquante démérites. — Abuser par force d’une fille servante, de la femme d’un serviteur, d’une nourrice, cent démérites. — Passer la nuit avec une prostituée, dix démérites. (Nota, beaucoup de païens croient qu’il n’y a pas de péché, la chose étant consentie et payée.) — Ruiner son corps par la débauche, jusqu’à priver ses parents de postérité, cent démérites. — Servir de proxénète à une prostituée, à un sodomite ; entretenir pour le public des chanteuses ou des mignons ; dix démérites pour chaque péché commis par ces gens-là. — Choisir exprès, sur la liste présentée par des comédiens, une comédie licencieuse, dix démérites. — Reluquer une fem­me ou une fille, cinq démérites. — Plaisanter indécemment sur le sexe, cinq démérites. — Chez soi, être trop libre avec ses femmes, cinq démérites. — Ne pas s’abstenir aux jours anniversaires du décès de ses parents, trois démérites. — Garder en sa possession de mauvais livres, de sales images ; un démérite par jour, pour la conservation seulement. — Faire des vers licencieux, un démérite. — Se mettre tout nu, chez soi, pour être plus à l’aise, durant la chaude saison ; un démérite. — Prononcer une parole obscène, un démérite. — Dans les rues, ne pas éviter les femmes et les filles, un démérite chaque fois. — Dire à ses servantes de sales injures, un démérite chaque fois.

Posted in THAM KHAO | Leave a comment

DỊCH THẬP GIỚI CÔNG QUÁ CÁCH [11]

IV. DỊCH THẬP GIỚI CÔNG QUÁ CÁCH [11]

1/ ĐỐI VỚI CHA MẸ [41 điều, 20 công – 21 quá].

CÔNG: Thương yêu hoà nhã với cha mẹ (mỗi ngày một công). Sớm tối hỏi han sức khoẻ (mỗi ngày một công). Khéo cư xử và lao động tốt để cha mẹ vui lòng (mỗi ngày một công). Tận tụy với cha mẹ (mỗi lần một công). Khi cha mẹ la rầy, khiêm cung lắng nghe, mà không cãi lại (1 công). Khuyên cha mẹ một điều ích lợi (3 công). Xoa dịu, an ủi cha mẹ (3 công). Chi tiêu rộng rãi cho cha mẹ (3 công). Dè dặt kín đáo khuyên cha mẹ sửa lỗi (10 công). Khuyên cha mẹ hành thiện (10 công). Thay mặt cha mẹ mà sửa chữa một lầm lỗi hoặc một món nợ (10 công). Yêu quí những gì cha mẹ yêu quí (một lần 10 công). Chăm sóc và canh chừng giấc ngủ khi cha mẹ bệnh (30 công). Chân thành chia sẻ sự khổ não của cha mẹ (50 công). Làm rạng rỡ danh tiếng cho cha mẹ (50 công). Chu đáo lo việc tang ma cha mẹ (50 công). Chịu đựng khi cha mẹ [vốn là người nóng nảy] buồn bực cáu giận (100 công). Hoán cải cha mẹ cải ác vi thiện (100 công). Không trì hoãn việc mai táng cha mẹ (100 công). Ấn định một khoản tiền dự trữ để cúng giỗ cha mẹ hằng năm (1000 công cho mỗi 100 đồng bỏ ra).

QUÁ: Khiến cha mẹ không có con cháu nối dõi tông đường bằng cách tự hủy hoại thân thể do trụy lạc hoặc bị hành hình do phạm tội (100 quá). Làm lợi cho vợ con nhưng gây tổn hại cho cha mẹ (100 quá). Khâm liệm cha mẹ vội vã qua loa (100 quá). Trì hoãn quá lâu việc mai táng cha mẹ (100 quá). Khi cha mẹ đau ốm, không quan tâm chăm sóc (50 quá). Biêu riếu tội lỗi cha mẹ (50 quá). Không cảnh báo cho cha mẹ thấy trước điều lầm lỗi (30 quá). Xúi dục cha mẹ làm điều quấy (20 quá). Nóng giận và ngược đãi cha mẹ (20 quá). Khinh bỉ bạc đãi người mà cha mẹ quý trọng (10 quá). Chán ghét ghê tởm cha mẹ già yếu tật nguyền (10 quá). Mắng cha mẹ người khác để rồi cha mẹ mình bị người ta mắng lại (10 quá). Không phân chia tài sản cho cha mẹ (10 quá). Tranh chấp tài sản với cha mẹ (10 quá). Trách móc cha mẹ (10 quá). Mặt sưng mày sỉa với cha mẹ (10 quá). Khiến cha mẹ đau khổ (10 quá). Khiến cha mẹ vất vả khó nhọc (10 quá). Đi xa, để cha mẹ già một mình ở nhà (10 quá). Thiếu sót với cha mẹ (mỗi lần 10 quá). Không kính trọng và không quan tâm cha mẹ (mỗi ngày một quá). Ăn uống không dành phần cho cha mẹ (mỗi lần một quá).

2/ ĐỐI VỚI ANH EM [24 điều, 10 công – 14 quá]

Chú ý: Cư xử tốt với anh cùng cha khác mẹ, mỗi công sẽ được nhân đôi. Cư xử tốt với anh họ, mỗi công được nhân ba.

CÔNG: Yêu thương và tận tụy với anh/em (1 công/1 người). Chân thành hòa hợp và cộng tác với anh/em (1 công/1 người). Khuyên anh/em làm điều thiện, ngăn cản anh/em làm điều ác (1 công). Không nghe lời vợ hay tôi tớ mà nghịch với anh/em (10 công). Không cãi cọ với anh/em về công việc hằng ngày (10 công). Không giành lấy riêng cho mình những tài sản chung trong nhà (10 công). Chịu phí tổn về tang ma/cưới hỏi của anh/em (50 công/1 người). Cưu mang anh/em bị sa sút túng bấn (50 công). Bằng cách nêu gương tốt và khuyên bảo, khiến cho anh/em trở nên tốt đẹp hơn (100 công).

QUÁ: Làm cho gia đình bất hòa, chia rẽ, kiện tụng giữa anh em (100 quá). Bạc đãi và xúc phạm em út (100 quá). Không cứu giúp anh/em lúc khốn khó (100 quá). Cản trở anh/em làm điều thiện, xúi giục làm điều ác (50 quá). Tranh chấp lợi lộc giữa anh em (10 quá). Nghe lời gièm pha của vợ hay tôi tớ mà chia rẽ anh em (10 quá). Hất hủi anh/em kém may mắn đến vay mượn (10 quá). Ganh tị với anh/em may mắn hơn mình (mỗi ngày 2 quá). Tỏ ra thói xấu với anh/em (1 quá). Không cho em những gì em cần (mỗi lần 1 quá). Lấy quá phần của mình lẽ ra được hưởng (giá trị cứ 100 quan thì tính 1 quá). Làm thinh khi thấy anh/em làm quấy (1 quá). Nói xấu về anh/em trước mặt người lạ (1 quá). Chú ý: Không đề cập chị em gái vì họ không ở lâu với gia đình. Các cô con gái được gả đi càng sớm càng tốt. Họ không có quyền thừa kế.12

3/ ĐỐI VỚI THÊ THIẾP 13 [15 điều, 6 công – 9 quá]

CÔNG: Chồng nhường nhịn, khiêm tốn đối với thê/thiếp (mỗi ngày 1 công). Cảnh báo cho họ biết những lỗi lầm (mỗi lần 1 công). Khéo xử để thiếp giữ phận thấp hơn thê (1 công). Cản trở vợ và con gái không cho đi rong chơi khỏi nhà (10 công). Khuyên bảo vợ trẻ biết tôn trọng cha mẹ chồng và sống hòa hợp với chị/em gái của chồng (50 công). Khuyên bảo vợ khéo cư xử (100 công).

QUÁ: Lúc nên danh phận và giàu có thì ruồng rẫy vợ (100 quá). Làm ngơ khi vợ thiếu sót bổn phận với cha mẹ chồng (100 quá). Coi trọng thiếp hơn thê (100 quá). Cho phép vợ này hà hiếp vợ kia (30 quá). Không nghe lời can gián đúng đắn của vợ (10 quá). Cho phép vợ đi rong chơi (10 quá). Để mặc thê thiếp chưởi nhau thô tục (5 quá). Để cho vợ kế hành hạ con của vợ quá cố (1 quá). Để cho thê thiếp bất hòa (mỗi ngày 1 quá).

4/ CHA VÀ CHÚ BÁC ĐỐI VỚI CON CHÁU [13 điều, 5 công – 8 quá].

CÔNG: Giúp con/cháu một ý kiến hay (mỗi lần 1 công). Ngăn cấm con/cháu làm quấy (mỗi lần 10 công). Ngăn cấm con/cháu trộm cắp (mỗi lần 30 công). Dạy con/cháu về đạo đức (mỗi lần 100 công).

QUÁ: Không dạy con/cháu biết bổn phận chủ yếu của chúng (100 quá). Cản trở sự học hành của chúng (50 quá). Xúi trẻ làm quấy (50 quá). Lợi dụng trẻ ngây thơ (30 quá). Dung túng con/cháu tập tành thói hư tật xấu (30 quá). Làm gương xấu cho chúng (10 quá). Con yêu con ghét (10 quá). Chưởi rủa đánh đập con cháu thay vì giáo dục chúng (2 quá).

5/ MÔN ĐỆ ĐỐI VỚI THẦY, BẰNG HỮU ĐỐI VỚI NHAU [17 điều, 10 công – 7 quá].

CÔNG: Tôn kính thầy và thực hành điều thầy dạy (mỗi ngày 1 công). Giao du với bạn tốt và duy trì sự kết giao này (mỗi ngày 1 công). Chia sẻ với bạn những gì mình có (giá trị cứ 100 quan tính 1 công). Gạt bỏ ngoài tai những xúi giục của bạn xấu (mỗi lần 1 công). Chia sẻ vui buồn với bạn (mỗi lần 1 công). Giữ lời hứa với nhau (mỗi lần 1 công). Dẫn dắt bạn về đường ngay lẽ phải (10 công). Khi trở nên giầu có không đoạn giao với bạn cũ thuở hàn vi (30 công). Thành tâm tưởng nhớ bạn quá cố (30 công). Trợ giúp bạn lúc bạn gặp nguy khó (100 công).

QUÁ: Từ chối giúp bạn khi mình có khả năng giúp được (50 quá). Từ chối giúp vợ con của bạn khi bạn qua đời hay đi xa (50 quá). Quên lãng thầy học, bạn quá cố, bạn sa cơ lỡ vận (50 quá). Vô cớ đoạn giao với bạn cũ (20 quá). Phê bình và chỉ trích thầy học về nhân cách và sự giảng huấn (10 quá). Yếu lòng nghe lời bạn xấu xúi dục làm quấy (3 quá). Nuốt lời hứa với bạn (1 quá).

6/ ĐỐI VỚI GIA NHÂN14 [16 điều, 8 công – 8 quá]

CÔNG: Chu cấp rộng rãi thực phẩm và y phục cần thiết cho họ (mỗi ngày 1 công). Động viên và an ủi họ trong công việc (mỗi lần 1 công). Tha thứ lỗi vặt của họ (mỗi lỗi 2 công). Chăm sóc họ lúc họ đau ốm (20 công). Tác thành cho tôi tớ kết hôn với nhau (20 công). Thuận cho tớ gái lấy chồng bên ngoài và cho của hồi môn (30 công). Mua trẻ nô lệ và trả nó về cha mẹ nó mà không đòi hỏi gì hết (cứ 100 quan giá mua tính 1 công). Giáo dục đạo đức cho tôi tớ (100 công).

QUÁ: Buộc tôi tớ phải sống độc thân [mà phục vụ chủ] (100 quá). Tra tấn làm què quặt tôi tớ (100 quá). Bán tớ gái cho kẻ muốn lợi dụng ả (100 quá). Thông dâm với tớ gái (20 quá). Thưởng phạt tôi tớ một cách bất công (20 quá). Vô cớ quát mắng tôi tớ (3 quá). Cư xử tàn nhẫn với tôi tớ (5 quá). Không chu cấp tôi tớ nhu yếu phẩm (mỗi ngày 1 quá).

7/ BÁC ÁI TỪ THIỆN [75 điều, 41 công – 34 quá]

CÔNG: Thu nhận người không nơi nương tựa (mỗi ngày 1 công). Cung cấp thực phẩm cho kẻ bị đói kém (1 công). Cho 10 người khát uống nước (1 công). Cấp y phục cho người thiếu mặc (giá trị y phục cứ 100 quan tính 1 công). Cho mượn đèn đóm (1 công). Cho mượn ô đi mưa/nắng (1 công). Phát thuốc miễn phí (1 công). Đưa giúp một lá thư giùm cho ai đến tay người nhận mà không đọc lén (1 công). Bố thí cho người nghèo (cứ 100 quan tính 1 công). Giúp kẻ tha hương [nghèo túng] được hồi hương (phí tổn cứ 100 quan tính 1 công). Giúp vợ chồng người ta [vì hoàn cảnh phải xa nhau] được đoàn tụ (phí tổn cứ 100 quan tính 1 công). Mùa đông cho kẻ hành khất bát canh nóng (1 công). Giúp người trong việc tang ma, cưới hỏi (cứ 100 quan tính 1 công). Đóng góp tiền để tạo tác hoặc bảo trì cầu cống, đường sá, đê điều, giếng nước (cứ 100 quan tính 1 công). Giúp khâm liệm và mai táng xác chết [vô thừa nhận] (phí tổn cứ 100 quan tính 1 công). Cho người bát cháo trong muà đói kém hoặc lúc thời giá đắt đỏ [kinh tế khó khăn] (2 công). Cứu giúp người bị bệnh dịch (2 công). Giúp chuộc tội cho kẻ bị án (phí tổn cứ 100 quan tính 2 công). Giúp người lang thang một chỗ qua đêm (1 đêm 2 công). Khuyên người điều hay lẽ phải (3 công). Chữa lành một vết thương nhỏ cho ai (3 công). Chôn cất xương vô chủ (10 công). Bảo vệ sức khỏe / sinh mệnh người khác (10 công). Giúp người khác trong công việc (10 công). Giúp người khỏi bị sẩy thai (20 công). Cứu người khỏi tội hình (20 công). Chữa lành một bệnh nặng (30 công). Bố thí quan tài (30 công). Cho phép chôn cất người nghèo trong phạm vi đất đai của mình (30 công). Chẩn tế cô nhi và quả phụ (30 công). Đem lại công bằng cho người bị áp bức (từ 30 đến 100 công tùy trường hợp). Cứu tế người bị đại nạn (50 công). Giúp một người nghèo khổ (50 công). Tổ chức tang ma cho người nghèo (50 công). Cứu trẻ gái khỏi bị trấn nước 15 (50 công). Cứu sống ai (100 công). Khi không có con nối dõi thì nhận một con nuôi (100 công). Giúp người nghèo một vốn liếng cần thiết để kết hôn (100 công). Thu nhận trẻ bị bỏ rơi (100 công). Giúp vợ chồng con cái người khác đang ly tán được đoàn tụ (100 công). Giúp người nghèo có một nguồn lợi đáng kể (100 công).

QUÁ: Giết người (100 quá). Hại người cho đến tàn mạt lụn bại (100 quá). Trấn nước bé gái (100 quá). Phá gia cang người khác (100 quá). Làm cho người khác hư hỏng sa đọa (100 quá). Xâm phạm nghĩa trang của gia tộc người khác (100 quá). Phá hoại mộ phần người ta (100 quá). Cản trở, phá hoại hôn nhân người khác (100 quá). Pha chế độc dược (100 quá). Chỉ vẽ phương thuốc cho ai khiến họ phải tốn kém nhưng chẳng trị được hết bệnh (100 quá). Không cứu người khỏi cơn nguy khi mình có thể giúp (50 quá). Xúi giục, tán trợ việc trấn nước bé gái (50 quá). Xúi giục, tán trợ việc phá thai (50 quá). Do oán hận mà hãm hại gia đình người ta (50 quá). Quăng ném bừa bãi hài cốt đã bị khai quật ra ngoài đồng ruộng (50 quá). San bằng phần mộ người khác trong vùng đất của mình (50 quá). Đạp dẫm lên lúa người khác trồng (30 quá). Làm hư hoại cầu, phà, giếng nước công cộng (30 quá). Trừng phạt lầm người (30 quá). Có thể giúp mà không chịu giúp cô nhi quả phụ lúc hoạn nạn (30 quá). Có thể làm được mà không chịu minh oan cho kẻ bị kết án sai (30 quá). Làm thầy thuốc mà chăm sóc bệnh nhân cẩu thả (20 quá). Không giúp kẻ bất hạnh (20 quá). Có thể làm được mà không chịu chỉ dạy cho người điều hay lẽ phải (10 quá). Xúc phạm người già, người tật nguyền, trẻ em (10 quá). Hớn hở mưu lợi từ sự bất hạnh của người khác (10 quá). Suốt một ngày làm cản trở giao thông tại đường nhỏ hẹp, bến phà, cầu kiều (10 quá). Quở trách người vô tội (3 quá). Đọc lén thư người khác (3 quá). Có trách nhiệm quản lý nhưng quản lý tồi nhân viên (3 quá). Uy hiếp, khủng bố người khác (3 quá). Cự tuyệt người nghèo đến xin giúp đỡ (2 quá). Gọi đích danh tên riêng của ai (2 quá). [16]

8/ THƯƠNG YÊU LOÀI VẬT [16 điều, 8 công – 8 quá]

CÔNG: Cứu một con vật vô dụng [như già yếu, bị giết](1 công). Cứu một côn trùng (1 công). Nuôi nấng chu đáo gia súc (mỗi ngày 1 công). Chôn xác một con vật bị chết (1 công). Vuốt ve xoa dịu một con vật đang bị đau đớn (1 công). Mua và phóng sinh các con vật nhỏ bị bắt giữ (phí tổn cứ 100 quan tính 1 công). Không ăn thịt trong một năm (5 công). Cứu một con vật có ích (10 công).

QUÁ: Xúi giết hoặc ngăn cản phóng sinh một con vật (100 quá). Sát sinh một con thú lớn để ăn thịt (100 quá). Sát sinh một con thú có ích (20 quá). Sát sinh một con thú vô dụng [như già yếu] (3 quá). Sát sinh một côn trùng (1 quá). Xông khói hủy hoại tổ hang thú vật hay côn trùng (3 quá). Nhốt giữ chim trong lồng (1 quá). Không thương xót một con vật bị đau đớn (1 quá).

9/ TỔNG QUÁT VIỆC THIỆN VÀ ÁC [40 điều, 12 công – 28 quá]

CÔNG: Khuyên người hành thiện (người được 1 công, mình được 1/2 công). Khuyến khích và giúp người hành thiện (người được 1 công, mình được 1/2 công). Khuyên ai đóng góp tiền làm việc thiện (cứ 300 quan tính 1 công). In ấn và truyền bá sách khuyến thiện (phí tổn in ấn cứ 100 quan tính 1 công). Tặng ai một bản kinh sách khuyến thiện (10 công). Trong công việc, làm tốt nhiệm vụ được giao (10 công). Khuyên một gia đình hướng thiện (30 công). Công bố người tốt việc tốt (30 công). Xây dựng trường học cho bá tính (30 công /1 học sinh học ở đó). Giúp một người cải tà quy chính (50 công). Đề xướng một công trình công ích (100 công). Truyền bá tiểu sử những vị đạo đức, anh hùng (1000 công). Hoà giải một vụ xung đột, tranh chấp (3 công). Hoá giải một mối hận thù (5 công). Dàn xếp một vụ kiện tụng (5 công). Đốt bỏ sách đồi trụy (10 công). Cản ngăn sự đàm luận thô tục về phụ nữ (10 công). Lên án việc trấn nước trẻ gái (30 công). Cảnh báo một tội ác sắp xảy ra (30 công). Thuyết giảng về sự hòa thuận (50 công). Giảng về đạo hiếu (100 công).

QUÁ: Ngăn cản sự khuyến thiện (100 quá). Sàm báng người thiện lương (50 quá). Không hành thiện (5 quá). Khi có khả năng mà không động viên giúp đỡ ai cả (5 quá). Yểm tài người có công (5 quá). Là nguyên nhân khiến người khác tiếp tục lún sâu vào tội ác (5 quá). Tán tụng người quấy, khen kẻ tà đạo (5 quá). Dạy người làm ác (mỗi việc ác 1 quá, người xúi giục bị 2 quá). Xúi giục và tiếp tay người làm ác (mỗi người 1 quá). Gieo bất hòa, xúi giục kiện tụng (100 quá). Đỡ đầu trẻ lang thang để xúi chúng làm ác (100 quá). Khắc in và truyền bá sách đồi trụy (50 quá). Viết hồ sơ giấy tờ cho một vụ kiện càn quấy (50 quá). Viết giấy xác nhận ly hôn (50 quá). Tiến cử, giới thiệu kẻ vô đạo đức (30 quá). Bày vẽ cho người lề thói đồi bại (30 quá). Giao du với kẻ ác (mỗi lần 10 quá). Không an ủi kẻ đau khổ (1 quá). Không soi sáng cho kẻ u mê gây ác (1 quá).

10/ TƯ TƯỞNG [12 điều, 6 công – 6 quá]

CÔNG: Quét sạch tư tưởng hắc ám ngay khi nó mới nảy sinh trong đầu (1 công). Luôn ăn ở đàng hoàng ngay cả khi không có mặt ai (mỗi ngày 1 công). Không làm những gì có thể kích thích tư tưởng hắc ám (mỗi ngày 1 công). Suy gẫm điều thiện/ác xảy ra cho người thể như cho mình (10 công). Trọn một tháng làm lành tránh ác (100 công cộng thêm số công của các việc thiện đã làm, coi như thưởng cho sự bền bĩ).

QUÁ: Nuôi dưỡng trong đầu những tư tưởng hắc ám suốt một ngày (30 quá). Muốn điều xấu xảy ra cho người (10 quá). Đắc ý hớn hở trước lỗi lầm kẻ khác (10 quá). Không tin vào đức hạnh của người khác (2 quá). Khoái trá nghĩ đi nghĩ lại một tư tưởng bẩn thỉu (mỗi lần 1 quá). Uất hận, hoặc có tư tưởng xấu nói chung (mỗi lần 1 quá). Lơ đãng khi đọc kinh hoặc cầu nguyện (mỗi lần 1 quá).

11/ HÀNH VI [19 điều, 10 công – 9 quá]

CÔNG: Hoàn thành nhiệm vụ trong ngày (1 công). Hành động vì bổn phận, không vì cầu khen thưởng (2 công). Tự sửa được lỗi lầm khi được cảnh cáo (3 công). Noi gương tốt của ai (3 công). Không tìm cầu ân huệ của kẻ giàu sang quyền thế (5 công). Kiêng tránh những tham vọng ngông cuồng (20 công). Nhượng bộ người đức hạnh (20 công). Bền bĩ kiên trì hành thiện cho đến lúc đạt kết quả tốt đẹp (20 công). Chịu thiệt phần mình mà lợi cho người (50 công). Sống hòa thuận với người khác, không chấp nê những xúc phạm vụn vặt (100 công).

QUÁ: Mưu hại người (100 quá). Làm hại người để lợi về mình (50 quá). Sàm báng người đạo cao đức trọng (50 quá). Giành công về mình những điều thiện không do mình làm (30 quá). Núp bóng việc công để trục lợi riêng [như lợi dụng lạc quyên để bỏ túi riêng] (10 quá). Ngoan cố làm ác (3 quá). Cản trở không cho một việc thiện được thành tựu (1 quá). Hành động ích kỷ (1 quá). Từ chối không tán thành một việc đáng tưởng thưởng (1 quá).

12/ NGÔN NGỮ [18 điều, 5 công – 13 quá]

CÔNG: Nói năng thận trọng, dè dặt, trung thực (mỗi ngày 1 công). Nói lời lành và lời ấy giúp ích cho ai (10 công). Khuyến khích việc lành, bài bác việc ác, bằng cách giảng thuyết về lẽ thiện ác báo ứng, luật nhân quả (10 công). Chứng minh sự vô tội của một bị cáo (50 công). Giảng thuyết sách khuyến thiện (100 công).

QUÁ: Làm báo cáo láo, phúc trình sai lạc (100 quá). Nói báng bổ thánh thần (50 quá). Tiết lộ tật kín của ai (50 quá). Châm biếm về đức hạnh phụ nữ (50 quá). Gieo rắc bất hòa (30 quá). Nói lừa phỉnh ai (10 quá). Báng bổ việc thiện, đạo đức (10 quá). Đặt vè châm biếm ai (5 quá). Diễu cợt dáng vẻ bộ điệu của ai (3 quá). Thích nói về khuyết điểm của người khác (1 quá). Nói dối (1 quá). Nói chơi, nói tục (1 quá). Ba hoa lắm lời không thôi (1 quá).

13/ ĐỐI VỚI THÁNH THẦN [16 điều, 4 công – 12 quá]

CÔNG: Cúc cung phụng thờ thiên thần, địa thần, tổ tiên nơi từ đường (1 công). Lấy giấy có chữ lẫn trong đống rác mà đốt đi 17(1 công). Chi phí vào nơi đền miếu thờ phụng (cứ 100 quan tính 1 công). Khắc in và truyền bá lời dạy của thánh hiền (100 công).

QUÁ: Phê bình thánh hiền và chữ nghĩa của thánh hiền (100 quá). Phá hoại miếu mạo, đền chùa (50 quá). Hủy hoại kinh sách (20 quá). Nhục mạ thánh thần, tổ tiên (20 quá). Trích dẫn kinh sách để đùa cợt mua vui (10 quá). Gọi tên thần thánh để thề thốt gian dối (10 quá). Day về hướng Bắc [có sao Bắc Đẩu, nơi ngụ của chư thần] mà chưởi rủa, khạc nhổ, tiểu tiện (3 quá). Làm dơ bẩn giấy có chữ viết/in (3 quá). Làm dơ bẩn bếp lò và giếng nước [là nơi của Táo quân và chư thần] (1 quá). Tay bẩn chạm vào kinh sách (1 quá). Đêm tối để cho thân thể lõa lồ 18(1 quá).

14/ DỤC VỌNG VÀ TỰ CHỦ [15 điều, 8 công – 7 quá]

CÔNG: Lịch sự, nghiêm trang (mỗi ngày 1 công). Không lì lợm, ngoan cố (1 công). Chịu đựng sự mâu thuẫn (1 công). Không nổi giận (3 công). Kiên trì, chịu khó (3 công). Tha thứ kẻ xúc phạm mình (3 công). Nhẫn nhịn sự công kích/chống đối (5 công). Cam chịu nghịch cảnh, không oán trách trời và người (10 công).

QUÁ: Cư xử thô lỗ cục súc (100 quá). Hay gây hấn với mọi người (30 quá). Phản kháng, cãi lại (10 quá). Càu nhàu phàn nàn khi có lỗi hay thất vọng (5 quá). Cáu giận, quát tháo (5 quá). Thích lời nịnh bợ (1 quá). Khi say rượu chưởi bới/đánh đập người khác (1 quá).

15/ Y PHỤC VÀ ẨM THỰC [7 điều, 3 công – 4 quá]

CÔNG: Tri túc (mỗi ngày 1 công). Gom nhặt ngũ cốc rơi rớt trên mặt đất (1 công). Ăn không kén chọn/đòi hỏi thức ăn (1 công).

QUÁ: Mong muốn quá phận (10 quá). Mặc y phục vượt quá hoàn cảnh của mình (5 quá). Lãng phí ngũ cốc (1 quá). Hoang phí của cải, vật chất (1 quá).

16/ TÀI SẢN VÀ THƯƠNG NGHIỆP [31 điều, 14 công – 17 quá]

CÔNG: Trung thực trong kinh doanh (mỗi ngày 1 công). Chia lời lãi chính xác cho người hùn hạp kinh doanh (1 công). Trả lương đúng kỳ hạn cho nhân viên (1 công). Cho người hàng xóm mượn đồ nghề khi họ cần đến (1 công). Thừa nhận một khoản nợ mình đã vay hay một khoản tiền mà người khác gởi cho mình giữ giùm (cứ 100 quan tính 1 công). Xỏ xâu các quan tiền và đếm đúng (cứ 100 quan tính 1 công). Nộp thuế đủ và đúng hạn (cứ 100 quan tính 1 công). Không tăng giá lúa gạo / lương thực trong năm đói kém (cứ 100 quan tính 1 công). Bố thí xứng đáng cho người nghèo đang xin mình (cứ 100 quan tính 1 công). Nhận phải tiền giả bạc giả, thà chịu thiệt thòi phần mình chứ không chuyển sang người khác (cứ 100 quan tính 1 công). Cho mượn tiền không lấy lãi (cứ 200 quan tính 1 công). Cân đo đúng (10 công). Không truy bức một con nợ đang túng quẫn (10 công). Giúp một gia đình mắc nợ được phục hồi cơ nghiệp (100 công).

QUÁ: Làm tiền giả bạc giả (100 quá). Tiêu tán di sản tổ tiên (100 quá). Truy bức một con nợ đang túng quẫn (100 quá). Chiếm đất đai người khác (50 quá). Xúi giục người khác cờ bạc (10 quá). Cờ bạc bịp (cứ 100 quan ăn gian tính 1 quá). Cưỡng đoạt tiền của người khác (cứ 100 quan tính 10 quá). Trục lợi từ cảnh khốn cùng của người khác (cứ 100 quan tiền lời tính 10 quá). Trong năm đói kém, bán lúa gạo cứa cổ thiên hạ (mỗi ngày 1 quá). Trong thanh toán, tính trội số tiền mà người ta phải trả (cứ 100 quan tính trội tính 5 quá). Không thừa nhận một khoản nợ mình đã vay hay một khoản tiền mà người khác gởi cho mình giữ giùm (cứ 100 quan tính 5 quá). Uy hiếp người ta phải bán rẻ cho mình một tài sản (cứ 100 quan tiền lời tính 5 quá). Chi trả cho người khác tiền giả, ngân phiếu giả, bạc giả (cứ 100 quan tính 3 quá). Cân đo dư khi thu vào, cân đo thiếu lúc bán ra (cứ 100 quan lời bất chính tính 1 quá). Trộm cắp hoặc gây thiệt hại cho người (cứ 100 quan tính 1 quá). Dùng sái tài năng trời phú cho mình [dùng tài năng vào việc bất chính] (mỗi lần 1 quá). Lén chiếm đoạt tài sản của người dù là cây kim cọng rạ (1 quá).

17/ GIỚI DÂM [38 điều, 16 công, – 22 quá]

CÔNG: Trải qua một ngày một đêm không tà ý (1 công). Không đọc dâm thư, không xem hình ảnh đồi trụy (1 công). Tránh né một cuộc gặp gỡ nguy hiểm [dẫn đến tà dâm] (1 công). Không kết giao kẻ dâm ác (1 công). Ngăn cản người khác thốt lời tục tĩu (3 công). Mạnh dạn nói về hậu quả của hạnh kiểm xấu, v.v. (mỗi lần 1 công). Không nhìn chòng chọc vào người đẹp (5 công). Xua đuổi kẻ xúi mình làm quấy (5 công). Ở nhà cư xử trang nghiêm với vợ (10 công). Cưỡng lại sự sa ngã cám dỗ (mỗi lần 10 công). Tôn trọng tớ gái (100 công). Tôn trọng một phụ nữ, không lợi dụng cô ta trong hoàn cảnh có thể lợi dụng được (100 công). Hủy bản khắc gỗ dùng in sách/ảnh đồi trụy (300 công). Viết bài đả kích sự dâm dục (300 công). Dìu dắt một thiếu nữ bỏ nhà đi hoang trở về với gia đình (300 công). Suốt đời không ngoại tình (1000 công).

QUÁ: Sáng tác dâm thư, vẽ hình tục tĩu (vô số quá). Do thông dâm mà ám sát/đầu độc một phụ nữ (1000 quá). Do phóng đãng mà phá nát gia cang (1000 quá). Xúi giục người phá thai (1000 quá). Thông dâm với tớ gái, gái góa, nữ tu (300 quá). Thông dâm với đàn bà đã từng trung trinh với chồng (100 quá). Thông dâm với phụ nữ mất hạnh phúc [chăn gối] trong hôn nhân (50 quá). Cưỡng dâm tớ gái, vợ của tớ trai, vú em (100 quá). Qua đêm với gái điếm (10 quá). Ăn chơi sa đọa làm hủy hoại thân thể [hoặc mắc bệnh phong tình] đến nỗi cha mẹ không có cháu nối dõi (100 quá). Chứa gái điếm, dắt mối cho kẻ kê gian [19], công khai bảo bọc gái điếm hay gái bao (10 quá). Trong danh sách các tuồng hí kịch, cố ý lựa chọn các vở tuồng dâm đãng (10 quá). Ngắm nghía phụ nữ một cách đầy tà ý (5 quá). Bỡn cợt trơ trẽn về tính dục (5 quá). Tại nhà, quá phóng túng suồng sã với vợ (5 quá). Không kiêng cữ chuyện chăn gối vào các ngày giỗ cha mẹ (3 quá). Sở hữu và gìn giữ dâm thư, hình ảnh đồi trụy (mỗi ngày 1 quá). Đặt thơ vè tục tĩu (1 quá). Trong mùa nóng nực để thân thể lõa lồ cho thoải mái (1 quá). Nói lời tục tĩu (1 quá). Trên phố không nhường bước phụ nữ (mỗi lần 1 quá). Chưởi tục tớ gái (mỗi lần 1 quá).

TẠM KẾT

Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn, và Công Quá Cách là ba thiện thư tối cổ và tiêu biểu của Đạo giáo. Ta nhận ra sự dung hợp luân lý tam giáo với lý luận của Đạo giáo về sinh mệnh (tu luyện thành tiên).

Công Quá Cách quá chú trọng vào sự tính toán chi li điểm số (công coi như điểm dương, quá coi như điểm âm), cuối cùng sự tổng kết điểm số sẽ đưa đến một phần thưởng hay hình phạt vô hình nào đó. Người tuân thủ Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn, và Công Quá Cách dễ có xu hướng làm điều thiện để hưởng phúc lộc, trông chờ bách phúc biền trăn, thiên tường vân tập 百福 駢 臻 千 祥 雲 集 (trăm phúc cùng đến, ngàn may mắn tụ về).

Tuy nhiên đôi khi cái ranh giới thiện ác khó mà phân định rõ ràng. Một hành vi, một lời nói, hay một ý nghĩ không phải luôn được đánh giá (thiện/ ác) giống nhau trong sự nhận thức của từng người. Ở khía cạnh này, Công Quá Cách đã giải quyết được bằng cách nêu ra từng trường hợp cụ thể (thế này là thiện, thế kia là ác, thậm chí được tính điểm là bao nhiêu nữa) nhưng những trường hợp ấy vẫn chưa được kể ra đầy đủ so với cuộc đời đa đoan phiền toái thiên hình vạn trạng.

CHÚ THÍCH

[1] Phần này chủ yếu dựa vào Khanh Hy Thái 卿 希 泰 chủ biên, Trung Quốc Đạo Giáo 中 國 道 教, Thượng Hải, 1996, quyển 2, trang 356-358, và Lý Cương 李 剛, Đạo Giáo Sinh Mệnh Luân Lyù 道 教 生 命 倫 理, Tứ Xuyên Nhân Dân xbx, 1994, tr. 158-164.

[2] Đạo Cao Đài cũng có cách ghi tương tự, gọi là Vô Ngã Kiểm 無 我 檢, tự kiểm mà tu dưỡng để tiến tới cảnh giới thuần chân vô ngã 純 真 無 我.

[3] Thuộc Đạo Tạng 道 藏 – Động Chân 洞 真bộ, Giới Luật 戒 律loại.

[4] Tử phủ 紫 府: cung trời (heaven), cung tiên (the palace of the genii). Mathews’ Chinese-English Dictionary, Harvard University Press, 1971, mục từ 6954.

[5] Chung Lữ Truyền Đạo Tập 鐘 呂 傳 道 集 do Lữ Động Tân 呂 洞 賓ghi chép lời của Chung Ly Quyền 鐘 離 權truyền đạo cho mình dưới hình thức vấn đáp. Sách xuất hiện cuối đời Đường, gồm 18 luận đề, là một cổ thư về luyện đan hết sức quan trọng.

[6] Tam đảo (hoặc Tam Tiên Đảo三 仙 島 hay Tam Hồ 三 壺) là ba đảo tiên ở Bột Hải 渤 海 (theo truyền thuyết), gồm Bồng Lai 蓬 萊, Phương Trượng 方 丈 và Doanh Châu 瀛 洲. Xưa kia Tần Thủy Hoàng 秦 始 皇 nghe lời mê hoặc của các phương sĩ như Từ Phất 徐 芾, Lô Sinh 盧 生, Hàn Chúng 韓 眾 và Hầu Công 侯 公 v.v , đã hoài công sai họ và biết bao đồng nam đồng nữ cùng hàng nghìn người trai giới đem lễ vật vượt trùng dương tìm Bồng Lai Phương Trượng mà xin thần tiên thuốc trường sinh bất tử.

[7] Ngô Phong 吳 楓 chủ biên, Trung Hoa Đạo Học Thông Điển 中 華 道 學 通 典, Nam Hải Xuất Bản Công Ty, 1994, tr. 515 (Chú giải Thái Bình Kinh 太 平 經).

[8] Quan 鰥: kẻ góa vợ hoặc không vợ; quả 寡: kẻ góa chồng; cô 孤: trẻ mồ côi; độc 獨: người không con.

[9] Léon Wieger S.J., Histoire des Croyances religieuses et des Opinions philosophiques en Chine, Hien-hien 獻 縣 (Hiến Huyện), 1927, tr. 579 (L’index des mérites et des démérites). Xem bản dịch phía sau.

[10] Lão Tử nói: «Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất tín» 信 言 不 美 美 言 不 信 (Lời đáng tin thì không hoa mỹ, lời hoa mỹ thì không đáng tin), Đạo Đức Kinh 道 德 經, chương 81. Khổng Tử nói: «Xảo ngôn lệnh sắc tiển hỹ nhân» 巧 言 令 色 鮮 矣 仁 (Kẻ nào lời nói hoa mỹ và bề ngoài kiểu cách ắt kém lòng nhân), Luận Ngữ 論 語, Học Nhi 學 而.

[11] Dịch theo bản Pháp văn của Léon Wieger, Sđd., tr. 579.

[12] Bản Công Quá Cách này vẫn không thoát khỏi quan niệm trọng nam khinh nữ cố hữu của Trung Quốc.

[13] Đây là bối cảnh xã hội Trung Quốc thời xưa theo chế độ đa thê.

[14] Trong xã hội Trung Quốc ngày xưa, người ta mua gia nhân tôi tớ (từ những gia đình nghèo) và thường buộc họ phải sống độc thân mà phục vụ chủ. Công Quá Cách khuyên chủ nhân phải cho tôi tớ sự tự do kết hôn, giúp họ có hạnh phúc riêng tư, chu cấp tớ gái (cho của hồi môn) khi lấy chồng. Đây là tư tưởng tiến bộ của Công Quá Cách, giải thoát cho gia nhân kiếp tôi đòi.

[15] Thói trọng nam khinh nữ khiến nhiều kẻ nhấn nước giết trẻ gái là con mình.

[16]  Người Trung Quốc xưng hô bằng họ, gọi tên là khinh bỉ.

[17] Ý nói văn tự là phát minh tuyệt diệu của thánh hiền, truyền cho con người tri thức, sự thông minh, và đạo lý; xúc phạm văn tự (ném giấy có chữ vào đống rác hay đi vệ sinh) là có lỗi.

[18] Ý nói nơi nào dù nhà tối cũng có chư thần, để thân thể lõa lồ là xúc phạm thần linh.

[19] «Servir de proxénète à une prostituée, à un sodomite.» Kinh mà ghi rõ là sodomite kể cũng lạ.

Posted in THAM KHAO | Leave a comment

Công Quá Cách

Từ Công Quá Cách của Đạo giáo

đến Vô Ngã Kiểm của Cao Đài giáo

Lê Anh Minh

Trong ba đại thiện thư của Đạo giáo là Cảm Ứng Thiên, Âm Chất Văn, Công Quá Cách thì Công Quá Cách có thể được xem là một bảng tự kiểm hàng ngày của người tu nhằm tu sửa bản thân, hành thiện, xa lánh điều ác. Đạo Cao Đài cũng có cách ghi tương tự, gọi là Vô Ngã Kiểm 無我檢, tức là tự kiểm để tu dưỡng nhằm tiến tới cảnh giới thuần chân vô ngã 純真無我. Bài viết này thử tìm hiểu sự tương đồng và dị biệt giữa Công Quá Cách của Đạo giáo và Vô Ngã Kiểm của Cao Đài giáo.

CÔNG QUÁ CÁCH [1]

Công Quá Cách bắt nguồn từ đời Hán. Trong Thái Bình Kinh đời Đông Hán có thuật ngữ «Thiên khoán» 天券, coi như đồng nghĩa với «Thiên cách» 天格, tức là «Thiên chi cách pháp» 天之格法. Dịch học đời Hán có cách xem ngày tốt xấu theo bát quái do Mạnh Khang 孟康 giảng, và thuật ngữ Thiên khoán chịu ảnh hưởng của cách xem ngày này nhưng các đạo sĩ đã cải biến ý nghĩa mà thành cách ghi công và tội mà mỗi cá nhân đã làm hàng ngày. Vậy Công Quá Cách là một dạng bảng tự kiểm hàng ngày. Thiện ngôn thiện hành (lời lành việc tốt) được xem là công và được ghi vào công cách 功格; ác ngôn ác hành (lời ác việc ác) được xem là quá và được ghi vào quá cách 過格 (chữ quá 過 nghĩa là «sai lầm, tội lỗi»). Lời tựa của Thái Vi Tiên Quân Công Quá Cách [2] 太微仙君功過格 viết: «Tu Chân chi sĩ, minh thư nhật nguyệt, tự ký công quá, tự tri công quá đa quả» 修真之士,明書日月,自記功過,自知功過多寡 (Người tu chân mỗi ngày mỗi tháng phải ghi rõ công và tội của mình để tự biết công và tội ấy nhiều hay ít). Cũng theo lời tựa này, đời Kim 金 (1115-1234) năm Đại Định 大定 Tân Mão 辛卯 (1171) (triều vua Thế Tông 世宗), một đạo sĩ tên là Hựu Huyền Tử 又玄子 đã mộng du tử phủ [3] 紫府, triều lễ Thái Vi Tiên Quân và nhận lĩnh yếu chỉ Công Quá Cách; khi tỉnh mộng, chấp bút viết thành sách này.

Chung Lữ Truyền Đạo Tập [4] 鐘呂傳道集, chương 18 (Luận Chứng Nghiệm 論證驗) viết: «Ư tử phủ triều kiến Thái Vi Tiên Quân, khế khám hương nguyên danh tính, hiệu lượng công hành đẳng thù, nhi ư Tam Đảo an cư, nãi viết chân nhân tiên tử» 於紫府朝見太微仙君契勘鄉原名姓校量功行等殊而於三島安居乃曰真人仙子 (Nơi cung tiên triều kiến Thái Vi Tiên Quân để được khám xét tên và nguyên quán có phù hợp chăng, rồi được xét công trạng đã làm vân vân, kế đến là an cư nơi ba đảo tiên, bấy giờ được gọi là thần tiên).[5]

Các học giả Nhật Bản, như Tửu Tỉnh Trung Phu 酒井忠夫, Cát Cương Nghĩa Phong 吉剛義豐, Thu Nguyệt Quan Ánh 秋月觀映, cho rằng Thái Vi Tiên Chân Công Quá Cách có liên quan với Tịnh Minh Đạo  淨明道 vì giáo phái này yêu cầu đệ tử phải có cuốn sổ nhỏ, ghi chép những việc tội phước mỗi ngày để phản tỉnh mà tu dưỡng. Kinh Thái Thượng Linh Bảo Tịnh Minh Phi Tiên Độ Nhân Kinh Pháp 太上靈寶淨明飛仙度人經法 của Tịnh Minh Đạo đời Nguyên dạy về Thập Giới 十戒, thì giới thứ 3 yêu cầu mỗi người học đạo phải có một quyển nhật ký, gọi là nhật lục 日錄: «Nhật lục giả, sở dĩ tu kiểm thiện ác chi xứ» 日錄者所以修檢善惡之處 (Nhật lục là nơi tu dưỡng và kiểm điểm việc thiện ác của mình). Nó là «bất giáo chi sư dã, bất thuyết chi hữu dã, bất chiếu chi quân phụ, bất ước chi pháp độ» 不教之師也不說之友也不詔師父不約之法度 (Người thầy không dạy, là người bạn không nói, là vua và cha không ra lệnh, là pháp độ không ấn định).

Nhưng cách tự ghi công và tội mà mình đã làm hàng ngày cũng rất phổ thông, đâu phải chỉ Tịnh Minh Đạo mới có. Cuối đời Đường đã có một bản Công Quá Cách khác gọi là Lữ Động Tân Thập Giới Công Quá Cách 呂洞賓十誡功過格. Lại có quyển Cảnh Thế Công Quá Cách 警世功過格 nữa. Như vậy Công Quá Cách có rất nhiều chủng loại. Phép tự kiểm bằng cách ghi ra sổ hoặc dùng hạt đậu (đậu vàng hoặc đỏ ghi việc thiện, đậu đen ghi việc ác) cũng là tập quán của Tống Nho. Tương truyền Phạm Trọng Yêm 范仲淹 (989-1052) và Tô Tuân 蘇洵 (1009-1066) luôn có một cuốn Công Quá Cách theo bên mình.

Chủ đề chính của Công Quá Cách vẫn là thiện ác báo ứng, một quan niệm hình thành vào thời Tiên Tần. Dịch Kinh, Văn ngôn 文言 ở quẻ Khôn 坤, nói: «Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương» 積善之家必有餘慶積不善之家必有餘殃 (Nhà nào tích thiện thì ắt có dư điều tốt lành; nhà nào tích ác thì ắt có dư tai ương). Thái Bình Kinh 太平經, thiên Đại Công Ích Niên Thư Xuất Tuế Nguyệt Giới 大功益年書出歲月戒, nói: «Quá vô đại tiểu, Thiên giai tri chi, bạ sớ thiện ác chi tịch, tuế nhật nguyệt câu hiệu, tiền hậu trừ toán giảm niên. Kỳ ác bất chỉ, tiện kiến quỷ môn» 過無大小天皆知之薄疏善惡之籍歲日月拘校前後除算減年其惡不止便見鬼門 (Tội lỗi chớ kể lớn nhỏ, Trời đều biết cả và ghi chép vào sổ thiện ác, vào ngày [cuối] tháng [8] mỗi năm đều có sửa đổi chỉnh lý, [xem] trước sau [để] trừ bớt tuổi thọ. Nếu không dừng tội ác, kẻ gây ác phải vào cửa quỷ).[6] Tuy nhiên trong các chủng loại Công Quá Cách, việc thiện được tính theo đơn vị là công 功 (như cứu sống một người trọng bệnh thì tính là 10 công, chẩn tế những kẻ quan quả cô độc [7] một trăm quan tiền thì tính là một công, v.v…), việc ác được tính theo đơn vị là quá 過 (như hại tính mạng người khác thì tính là 100 quá, hại sinh mạng mỗi con chim muông cầm thú thì tính là 10 quá, v.v…). Công và quá còn nhân lên với số ngày và số đối tượng liên đới (người / vật) như tạo thuyền bè và bắc cầu giúp người qua sông miễn phí thì phí tổn cứ 100 quan tiền là một công và mỗi người lao động một ngày được 10 công.

THÁI VI TIÊN QUÂN CÔNG QUÁ CÁCH

Nội dung cơ bản của Thái Vi Tiên Quân Công Quá Cách 太微仙君功過格 gồm hai loại chính: Công Cách 功格 (ghi điều thiện) và Quá Luật 過律 (ghi điều ác).

Công cách có 36 điều, chia làm 4 loại:

(1) Cứu Tế 救濟 (12 điều): nói về cứu bệnh nhân bằng y liệu châm cứu, giúp người khốn khó hoạn nạn bằng tài vật, tạo cầu sửa đường, chôn cất xác vô thừa nhận. Thí dụ, dùng thuốc và châm cứu trị người trọng bệnh (10 công); cứu người khỏi tội tử hình (100 công); chẩn tế những người quan quả cô độc (1 công cho mỗi 100 quan tiền); giúp người đói khát một miếng ăn miếng uống (1 công); giúp người lỡ bước một chỗ ngủ ấm áp trong đêm giá rét (1 công); chôn cất xác vô thừa nhận (50 công), v.v…

(2) Giáo điển 教典 (7 điều): nói về truyền thụ kinh sách và pháp tu. Thí dụ, tự chú soạn kinh sách hay phép tắc cứu người là 30 công, v.v…

(3) Phần tu 焚修 (việc hương khói và tu sửa nơi thờ phụng, 5 điều): nói về việc kiến tạo miếu mạo, tượng thờ, các vật cúng dường. Thí dụ, tu bổ tượng thờ, điện thờ, cúng dường đồ khí mãnh, rèm trướng, bàn ghế và những vật dụng khác (1 công cho mỗi phí tổn 100 quan tiền); sớm chiều thắp nhang cầu an cho đất nước và bá tánh (mỗi lần 2 công) và cầu an cho mình (mỗi lần 1 công); vì dân vì nước vì tổ tiên quá vãng vì cô hồn vô chủ mà tụng kinh (một biến kinh lớn là 6 công, một biến kinh nhỏ là ba công), v.v…

(4) Dụng sự 用事 (12 điều): nói về các loại việc thiện. Thí dụ, giảng dạy kinh sách khuyến thiện (cho mỗi 10 người thì được 1 công); lấy văn chương thi từ mà khuyến thiện (mỗi bài là 1 công); tiến cử người hiền tài đạo đức (tiến cử 1 người thì được 10 công); tán dương việc thiện của người (mỗi việc 1 công); ngăn chận việc ác của người (mỗi việc 1 công); khuyên người chớ bất liêm, bất hiếu, bất trinh, bất lương, bất nghĩa, bất thiện, bất từ, bất nhân (mỗi người hồi tâm tùng thiện thì ta được 1 công), v.v…

Quá luật có 39 điều, cũng chia làm 4 loại:

(1) Bất nhân 不仁 (15 điều): nói những việc bất nhân như dùng độc dược hại người (10 quá); hại mạng người (100 quá); hại mạng chúng sinh thú cầm (10 quá); học bùa chú để hại người (10 quá); mưu hại người bị tử hình (mưu thành bị 100 quá, mưu bại bị 10 quá); nảy sinh lòng tà dâm (1 quá); nói lời độc ác đối với sư trưởng (10 quá), với người thiện (8 quá), với người bình thường (4 quá), với trẻ em hoặc kẻ dưới (1 quá), v.v…

(2) Bất thiện 不善 (8 điều): như bài xích hủy hoại tượng thờ chư thiên tôn (20 quá), chân nhân (15 quá), thần quân (10 quá); tụng niệm kinh sót một chữ (1 quá), sót một câu (5 quá), đọc sai âm một chữ (1 quá); đọc tụng thác loạn làm mất ý nghĩa một câu kinh (5 quá); đọc tụng mà không chuyên tâm lòng còn lo nghĩ việc khác (5 quá); đọc kinh không theo nghi thức (5 quá); đọc kinh mà phát sinh sân nộ (10 quá), v.v…

(3) Bất nghĩa 不義 (10 điều): như biết người hiền mà không tiến cử (1 quá), không bắt chước (1 quá); phản bội sư trưởng (50 quá); trộm cắp và dạy người trộm cắp (100 tiền ứng với 1 quá); mượn tiền không trả (100 tiền ứng với 1 quá); v.v…

(4) Bất quỹ 不軌 (không noi theo phép tắc, 6 điều): như điều răn thực nhục (ăn thịt): cố ý sát sinh mà ăn (6 quá), mua thịt ăn (3 quá); ăn nhầm thức ăn có thịt (3 quá); ăn thịt vào ngày phải ăn chay (10 quá); ăn thịt xong vào chùa nói điều thiện (10 quá); và điều răn ẩm tửu (uống rượu): uống rượu cùng mưu việc ác (mỗi thăng rượu 6 quá); uống rượu với kẻ bất lương (mỗi thăng 2 quá); vô cố uống rượu với thường nhân (mỗi thăng 1 quá); uống rượu trợ dâm (mỗi thăng 10 quá); uống rượu đến say vào ngày ăn chay hoặc uống xong vào chùa nói điều thiện (5 quá), v.v…

Trên đây là nội dung sơ lược của Thái Vi Tiên Quân Công Quá Cách. Qua đó ta có thể thấy những luật định bao quát 3 phương diện: tư tưởng (ý), lời nói (khẩu), và hành vi (thân). Trong lời tựa của Thái Vi Tiên Quân Công Quá Cách, Hựu Huyền Tử nói: «Minh thư nhật nguyệt, tự ký công quá, nhất nguyệt nhất tiểu tỉ, nhất niên nhất đại tỉ. Tự tri công quá đa quả, dữ thượng thiên chân tư khảo hạch chi số chiêu nhiên tương khế.[…] Y thử hành trì, viễn ác thiên thiện, thành vi chân giới, khứ tiên bất viễn hỹ» 明書日月自記功過一日一小比一年一大比自知功過多寡與上天真司考核之數昭然相契 […] 依此行持遠惡遷善誠為真戒去仙不遠矣 (Viết rõ từng ngày từng tháng, tự ghi công và tội của mình, một tháng thì tỉ lệ nhỏ, một năm thì tỉ lệ lớn. Tự biết công và tội của mình nhiều hay ít, và số liệu ấy ăn khớp rõ ràng với số liệu mà vị thần trên trời tra xét. […] Cứ theo cách này mà hành trì, xa điều ác gần điều thiện, thành tâm làm theo những giới cấm chân chính này, thì thành tiên không xa vậy).

Nhưng Công Quá Cách có nhiều chủng loại. Ta có thể kể thêm Thập Giới Công Quá Cách, tương truyền là do Lữ Động Tân trứ tác.

THẬP GIỚI CÔNG QUÁ CÁCH

Léon Wieger [8] cho rằng Thập Giới Công Quá Cách 十戒功過格 xuất hiện cuối đời Đường, nhưng theo Khanh Hy Thái, Thập Giới Công Quá Cách hấp thu nội dung tu dưỡng của Lý học gia đời Tống và Minh, như vậy ắt xuất hiện rất trễ tuy nhiên chẳng rõ vào thời điểm nào.

Thiện thư này bảo: «Học Đạo nãi thân tâm tính mệnh chi sự.[…] Dĩ thập giới định công quá» 學道乃身心性命之事 […]以十戒定功過 (Học Đạo là chuyện [liên quan đến] thân tâm và tính mệnh. […] Nên lấy thập giới để định công và quá).

Thập giới là 10 giới cấm về sát 殺 (sát sinh, giết người và loài vật), đạo 盜 (trộm cắp), dâm 淫 (dâm dục), khẩu ác 口惡 (lời nói ác độc), khẩu thiệt 口舌 (cãi cọ), ỷ ngữ 綺語 (lời nói hoa mỹ),[9] vọng ngữ 妄語 (lời nói dối trá), tham 貪 (tham lam), sân 嗔 (nóng giận), và si 痴 (ngu si). Bảy giới đầu ứng với 4 giới trong Ngũ Giới Cấm của Phật giáo (bất sát sinh, bất du đạo, bất vọng ngữ, bất tà dâm), còn 3 giới sau ngăn trừ tam độc (tham, sân, si).

Bản Thập Giới Công Quá Cách mà Léon Wieger dịch ra Pháp văn chia thành 17 chủ đề như: (1) Đối với cha mẹ, (2) Đối với huynh đệ, (3) Đối với thê thiếp, (4) Cha và chú bác đối với con cháu, (5) Môn đệ đối với thầy học và bằng hữu đối với nhau, (6) Đối với gia nhân, (7) Bác ái, từ thiện, (8) Thương yêu loài vật, (9) Tổng quát về thiện ác, (10) Tư tưởng, (11) Hành vi, (12) Ngôn ngữ, (13) Đối với thánh thần, (14) Dục vọng và tự chủ, (15) Y phục và ẩm thực, (16) Tài sản và thương nghiệp, và (17) Giới dâm.

Tóm lại, Công Quá Cách – cũng như Cảm Ứng Thiên Âm Chất Văn – dung hợp luân lý tam giáo với lý luận về sinh mệnh của Đạo giáo (tu luyện thành tiên). Phương pháp tu dưỡng đạo đức này ngày nay cũng được thể hiện qua Vô Ngã Kiểm của Đạo Cao Đài. Nhưng giữa Công Quá Cách của Đạo giáo và Vô Ngã Kiểm của Đạo Cao Đài có những đặc điểm tương đồng và dị biệt ra sao?

VÔ NGÃ KIỂM [10]

Đức Quan Âm Bồ Tát giáng bút rằng:

«Chư hiền sĩ hiền muội đã theo dõi và hình dung một con người có hai trạng thái, từ trong nội tâm cũng như nơi ngoại thể hằng mâu thuẫn nhau. Vì vậy trong cửa tôn giáo, nói đúng hơn là phần Đạo học, thường dạy người tu thân học đạo nên thận trọng, kỹ lưỡng, theo dõi để phân tích và kiểm soát phần nội tâm mình, từ ý nghĩ, lời nói, đến việc làm, xem coi phần nào là thiên phú (thiên tánh chân ngã), và phần nào là của cái ta (giả ngã). Có như vậy mới phân tích nhận định được việc nào nên nghĩ, nên nói, nên làm, và việc nào không nên nghĩ, không nên nói, không nên làm. Trước nhất, bản thân mỗi người suốt một ngày làm việc mưu sinh, chung đụng với những phức tạp hỗn loạn ngoại cảnh, tâm trí con người bị xáo trộn. Sau một ngày ấy, cần để nhín chút thì giờ (nếu nhiều thì càng tốt) để kiểm điểm nội tâm. Khi lòng được an định rồi, sẽ kiểm điểm lại suốt ngày qua mình đã tiếp xúc với những ai, có những ý nghĩ gì, nói những ngôn ngữ nào, và có những hành động gì. Khi lòng trần lắng dịu, Phật tánh phát hiện lần lần, sẽ thấy nổi lên những nét thiện ác trong những hoạt động ngày qua.

«Nhớ rằng phải công bình mà phán xét, phải vô tư mà nhận định, đừng tự ái, ích kỷ, vì một mình trong phòng tối còn ai nhìn thấy hoặc hiểu biết những hoạt động không đẹp ấy đâu mà tự ái, phải hoan hỉ để phục thiện và hoan hỉ để tinh tiến.

«Trên hình thức cụ thể để theo dõi sự tu tiến của mình, Bần Đạo chỉ cho hai phương pháp:

«Một là sắm một cuốn sổ tay nhỏ, hai cây bút có hai màu đen đỏ. Trên cuốn sổ đó hãy chia nhiều hàng theo chiều ngang, nhiều hàng theo chiều dọc. Khi vô tư tự kiểm, thấy rằng trong ngày nay có nhiều điểm thiện, từ tư tưởng, ngôn ngữ đến hành động, thì ghi bút màu đỏ bằng một chấm hoặc khoanh tròn nhỏ. Nếu có một điểm thiện trong tư tưởng, ghi ở cột tư tưởng một khoanh tròn đỏ, nếu được hai, ba, bốn, năm, v.v… ở phần tư tưởng thì cũng khoanh tròn hai, ba, bốn, năm khoanh.

«Ở cột ngôn ngữ cũng làm như vậy, hoặc ở cột hành động cũng làm như vậy. Ngày nay ghi ở mức độ đó, nếu ngày mai các phần thiện có tiến triển hơn thêm sẽ lập một bản đồ cho trang giấy kế bên về sự trồi hoặc tiến triển đó.

«Ngược lại, khi vô tư tự kiểm, nếu thấy mình có những tư tưởng, ngôn ngữ, hành động nào có vẻ bất thiện, thì ghi theo thứ tự mỗi cột bằng bút mực màu đen và đồng thời ghi sang bản đồ bên trang kế theo sự trồi sụt của nó. Đó là phương pháp thứ nhất dành cho người học đạo có trình độ văn hóa, kế toán, v.v… và siêng năng.

«Sau đây là phương pháp thứ hai để dành cho người tu học trình độ văn hóa hơi kém hoặc lười biếng. Sắm hai cái hộp có nắp, một hộp đựng đầy hột đậu đỏ, một hộp khác đựng đầy hột đậu đen, và sắm một hộp thứ ba để trống. Khi tham thiền tịnh định vô tư tự kiểm, nếu thấy trong ngày qua từ ý nghĩ, lời nói, việc làm không mấy tốt đẹp thì đếm đủ bấy nhiêu số hột đậu đen bỏ vào hộp thứ ba. Trái lại, khi vô tư tự kiểm, thấy ngày qua có được những ý nghĩ (tư tưởng), ngôn ngữ, hành động được tốt đẹp, thì cũng đếm bấy nhiêu hột đậu đỏ bỏ vào hộp thứ ba.

«Phương pháp thứ hai này tuy giản dị, dễ làm, nhưng không theo dõi được phần nào tiến hoặc thoái của tư tưởng, ngôn ngữ, hành động, chỉ biết chung là sự thiện ác nhiều ít sau khi tổng kết trong một tuần mà thôi.

«Có theo dõi như vậy mới biết bước đường tu học của mình tiến hay thoái. Nếu thấy thoái đừng buồn, đừng chán nản, cố gắng làm sao đẹp thêm hơn để số hột đậu đen càng ngày càng ít. Nếu thấy được tiến thêm, đừng vội tự đắc, tự phụ, tự cao, rồi khoe khoang sẽ tổn đức. Hãy hoan hỉ mà tiến thêm cho đến khi nào số hột đậu đỏ càng ngày càng tăng thêm nhiều hơn.

«Khi nào thấy ở hộp thứ ba, hạt đậu đỏ chiếm đại đa số, hãy hoan hỉ bước qua lãnh vực chờ đón tiếp nhận ân Thiên trong hệ thống giao cảm giữa mình và các bậc trọn lành.»

Sự tiến bộ của phương pháp ghi Vô Ngã Kiểm so với Công Quá Cách như ta thấy: Công Quá Cách quá chú trọng vào sự tính toán chi li điểm số (công coi như điểm dương, quá coi như điểm âm), cuối cùng sự tổng kết điểm số sẽ đưa đến một phần thưởng hay hình phạt vô hình nào đó. Người tuân thủ Công Quá Cách (kể cả Kinh Cảm Ứng) dễ có xu hướng làm điều thiện để hưởng phúc lộc, trông chờ «bách phúc biền trăn, thiên tường vân tập» (trăm phúc cùng đến, ngàn may mắn tụ về). Trái lại, Vô Ngã Kiểm chú trọng đến sự triệt tiêu bản ngã đầy dục vọng thấp hèn nơi cá nhân nhằm tự nâng cao nhân cách và hoàn thiện lấy bản thân, hướng tới cảnh giới thuần chân vô ngã. Mà đó mới là cứu cánh đích thực của người tu tập.

Tuy nhiên đôi khi cái ranh giới thiện ác khó mà phân định rõ ràng. Một hành vi, một lời nói, hay một ý nghĩ không phải luôn được đánh giá (thiện/ ác) giống nhau trong sự nhận thức của từng người. Ở khía cạnh này, Công Quá Cách đã giải quyết được bằng cách nêu ra từng trường hợp cụ thể (thế này là thiện, thế kia là ác, thậm chí được tính điểm là bao nhiêu nữa) nhưng những trường hợp ấy vẫn chưa được kể ra đầy đủ so với cuộc đời đa đoan phiền toái thiên hình vạn trạng.

Vô Ngã Kiểm chỉ thích hợp cho những ai đã biết rõ ranh giới thiện ác trên một hệ giá trị mà thế tục và tôn giáo cùng chấp nhận. Thí dụ, lời nói thô tục chắc chắn là sái quấy, là ác, trong quan điểm thế tục lẫn tôn giáo. Nhưng đôi khi vì không kiềm chế được, ta lại buông lời thô tục. Trong trường hợp này, ghi dấu vào cột ác khẩu trong vô ngã kiểm, thì chính xác rồi. Ở một trường hợp khác, ta thốt lời vô tình (thí dụ, nói: «Nếu gặp phải tình cảnh đó thà chết còn sướng hơn.»), và nói xong thì quên đi, nhưng không ngờ gần đấy có người tình cờ nghe được. Giả sử người này vốn có nhiều mặc cảm tự ti và tinh thần đang suy sụp. Lời nói vô tình của ta tuy không nhắm vào người đó nhưng lại là giọt nước làm tràn ly sầu não của anh ta. Nếu nó không làm tâm hồn anh ta quằn quại đau đớn thì cũng dẫn đến một hành vi nông nổi rồ dại nào đó của chính anh ta (thí dụ anh ta đi tự tử). Tuy vậy, lời nói ác (một cách gián tiếp) của ta đã không được ghi vào vô ngã kiểm.

So sánh Công Quá Cách của Đạo giáo và Vô Ngã Kiểm của Đạo Cao Đài chúng ta thấy rằng: (1) Phương pháp tu dưỡng đạo đức từ xưa đến nay về cơ bản không khác nhau; (2) tinh thần chung của các phương pháp chính là sự tự kiểm điểm của từng cá nhân về ba phương diện thân, khẩu, ý; và (3) quả thực có sự tương quan về giáo lý giữa Đạo giáo Trung Quốc với Cao Đài giáo Việt Nam.●

LÊ ANH MINH

CHÚ THÍCH

[1] Phần này chủ yếu dựa vào Khanh Hy Thái 卿希泰 chủ biên, Trung Quốc Đạo Giáo中國道教, Thượng Hải, 1996, quyển 2, trang 356-358, và Lý Cương李剛 Đạo Giáo Sinh Mệnh Luân Lý道教生命倫理, Tứ Xuyên Nhân Dân xbx, 1994, tr. 158-164.

[2] Thuộc Đạo Tạng道藏, bộ Động Chân洞真, loại Giới Luật 戒律.

[3] Tử phủ紫府: cung trời (heaven), cung tiên (the palace of the genii). Xem: Mathews’ Chinese-English Dictionary, Harvard University Press, 1971, mục từ 6954.

[4] Chung Lữ Truyền Đạo Tập 鐘呂傳道集 do Lữ Động Tân 呂洞賓 ghi chép lời của Chung Ly Quyền 鐘離權 truyền đạo cho mình dưới hình thức vấn đáp. Sách xuất hiện cuối đời Đường, gồm 18 luận đề, là một cổ thư về luyện đan hết sức quan trọng.

[5] Tam đảo (hoặc Tam Tiên Đảo 三仙島 hay Tam Hồ 三壺) là ba đảo tiên ở Bột Hải 渤海 (theo truyền thuyết), gồm Bồng Lai 蓬萊, Phương Trượng 方丈 và Dinh Châu 瀛洲. Xưa kia Tần Thủy Hoàng 秦始皇 nghe lời mê hoặc của các phương sĩ như Từ Phất 徐芾 (hay Từ Phúc 徐福), Lô Sinh 盧生, Hàn Chúng 韓眾, và Hầu Công 侯公, v.v….. , đã hoài công sai họ và biết bao đồng nam đồng nữ cùng hàng nghìn người trai giới đem lễ vật vượt trùng dương tìm Bồng Lai Phương Trượng mà xin thần tiên thuốc trường sinh bất tử.

[6] Ngô Phong 吳楓 chủ biên, Trung Hoa Đạo Học Thông Điển 中華道學通典, Nam Hải Xuất Bản Công Ty, 1994, tr. 515 (Chú giải Thái Bình Kinh 太平經).

[7] Quan 鰥: kẻ góa vợ hoặc không vợ; quả 寡: kẻ góa chồng; 孤: trẻ mồ côi; độc 獨: người không con.

[8] Léon Wieger S.J., Histoire des Croyances religieuses et des Opinions philosophiques en Chine, Hien-hien 獻縣 (Hiến Huyện), 1927, tr. 579 (L’index des mérites et des démérites).

[9] Lão Tử nói: «Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất tín» 信言不美美言不信 (Lời đáng tin thì không hoa mỹ, lời hoa mỹ thì không đáng tin), Đạo Đức Kinh 道德經, chương 81. Khổng Tử nói: «Xảo ngôn lệnh sắc tiển hỹ nhân» 巧言令色鮮矣仁 (Kẻ nào lời nói hoa mỹ và bề ngoài kiểu cách ắt kém lòng nhân), Luận Ngữ 論語, Học Nhi 學而.

[10] Thánh giáo do Đức Quan Âm Bồ Tát giáng bút tại Minh Lý Thánh Hội, ngày 16/ 6 Canh Tuất (18/ 7/ 1970). Trích dẫn từ quyển Cẩm Nang Yếu Lý của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, xb 1974, lưu hành nội bộ, tr. 108-113.

Posted in THAM KHAO | Leave a comment

TỪ – ÂN NGỌC – LỊCH MINH KINH (IV): HỒI -DƯƠNG BIÊN HOẶC

  • HỒI -DƯƠNG BIÊN HOẶC
  • Trào Thanh Nhơn -quả Hồi -dương,
    Tự -Kỳ tâu hỏi, Minh -vương phán rành :
    Là vua Nhứt -điện U-minh (Tần -quảng -vương)
    Dạy việc tu hành chỉ nẻo siêu thăng :
    ‘ Ngũ -luân là đạo lẽ hằng,
    Tam cang, huynh đệ, hữu bằng năm phe,
    Thảo, ngay, chồng bảo vợ nghe,
    Anh em yêu mến bạn bè thiệt tin .
    1. TRUNG : Làm quan trung với triều đình,
    Quên nhà vì nước, quên mình vì dân,
    Công bình chẳng vị tư ân,
    Xứng ngôi chức phận, vẹn phần thanh liêm .
    Còn như dân dã trọn niềm :
    Lo xong xâu thuế, giữ nghiêm luật điều .
    Gìn lòng trung tín mến yêu,
    Không lời phạm thượng, giữ điều tôn quân .
    Khuyên người noi đạo Ngũ -luân,
    Sửa nền phong hoá, dạy lần ngu ngoan .
    2. HIẾU : Cha con đứng giữa tam cang,
    Đạo làm cha mẹ, dạy đàn trẻ thơ .
    Đừng cho hoang đảng bạc cờ,
    Nông thương nghề nghiệp, thi thơ học hành .
    Cưng hư thời uổng công sanh,
    Dạy nên là việc tu hành với con .
    Làm con chữ hiếu vuông tròn,
    Một lo thi đỗ, tông môn rỡ ràng .
    Hai lo thần tĩnh mộ khan,
    Giàu ra công khó, nghèo càng dưỡng nuôi,
    Kính thờ cha mẹ đồng vui,
    Hết lòng hết sức, lo nuôi lo đền .
    Thần mình cha mẹ gầy nên,
    Giữ cho toàn vẹn, như đền cù lao .
    3. HÒA : Thứ ba chồng vợ làm sao ?
    Chồng ra xử thế, vợ vào tề gia .
    Giàu nghèo cũng ở thuận hoà,
    Xướng tuỳ phải đạo, vào ra giữ lời .
    Phần chồng dạy vợ ở đời,
    Làm dâu vẹn thảo, đãi người trọn ân .
    Bạn dâu hòa thuận mười phần,
    Bà con yêu dấu, xa gần ngợi khen,
    Lòng chồng chớ ở bạc đen,
    Nhan sắc là hèn, đức hạnh là hơn .
    Chớ mê tiếng quyển tiếng đờn,
    Cũ vong mới chuộng, đèn hơn trăng lờ .
    Đàn bà giữ vẹn một thờ,
    Tháng đợi năm chờ, chồng chúa vợ tôi .
    Kinh chồng, hiền đức vô hồi .
    Sắt cầm hoà thuận, đắp bồi gia cang .
    4. ĐỄ : Thứ tư huynh đệ yêu đương,
    Ấy là chữ đễ, cũng ngang chữ hoà .
    Thịt xương một chỗ mà ra,
    Anh dầu bị khổ, em đà chẳng an .
    Em may anh nở lá gan,
    Anh mà đau nhức, em càng xót xa .
    Anh em yêu mến thuận hoà,
    Mẹ cha đẹp ý, ông bà mát gan .
    Mồ côi càng chạnh trăm đàng,
    Nhìn xem thủ túc, mơ màng xuân huyên .
    Thương anh như mến cha hiền,
    Nếu phiền huynh đệ, như phiền mẹ cha .
    Anh em ai dẫu bất hòa,
    Bị người đánh chửi, cũng ra binh liền .
    Bởi vì thiên hiệp tự nhiên,
    Anh em cha mẹ căn nguyên tại trời .
    Trời xanh không thế đổi dời,
    Khó tìm cha mẹ, không rời anh em .
    Vợ, con, người chọn mắt xem,
    Nối đây dễ quá, sanh thêm khó gì ?
    Ấy là nhơn hiệp lạ chi,
    Chớ khinh huynh đệ mà vì vợ con .
    Mẹ cha anh chị vuông tròn,
    Anh em bực nhứt, vợ con bực nhì .
    5. TÍN : Thứ năm bằng hữu trọn nghì .
    Giúp giùm sửa lỗi, yêu vì khuyên nhau .
    Nội nhà ngộ biến lòng đau,
    Có khi bằng hữu giúp nhau được toàn .
    Việc nhà khó nỗi trở đang,
    Có khi bằng hữu giúp cang đặng hòa .
    Vậy nên chỉ tín đừng ngoa,
    Càng lâu càng mặn, rán la rán giùm
    Chọn người tài đức yêu dùng,
    Khuyên lơn làm phải, chung cùng giúp nhau
    Năm điều vẹn giữ trước nhau
    Tu ròng ngũ đạt, đạo mầu nhứt tâm
    Năm điều giữ vẹn chẳng lầm .
    Thì là hành đạo phải tầm kiếm đâu ?
    Trẫm đà truyền đủ đạo mầu,
    Người khuyên thiên hạ rán tu cho thành,
    Ấy là chánh phép tu hành,
    Tại gia cũng đủ bao đành xuất gia .
    Gái trai lớn bé trẻ già,
    Sang hèn giàu khó đều là phải tu .
    Gồm tam giáo : Thích, Đạo, nhu (nho),
    Ai tu cũng đặng người tu thời thành .
    Làm người tùy sức tu hành,
    Cảnh nào cũng vậy lòng lành bấy nhiêu .
    Tuy giàu, nhưng khó chẳng kiêu,
    Dầu nghèo như khá, chẳng điều gian hung,
    Ở đời biết xét hay dung,
    Trị nhà nhẫn nhịn, đủ dùng tu thân,
    Sự nào mình phải mười phần .
    Xét ra còn lỗi một phân sửa liền .
    Việc chi người quấy cả thiên,
    Tìm ra lẽ phải không phiền chấp chi .
    Siêng làm ra của khó gì,
    Biết lo tiện tăn, mấy khi nghèo nàn .
    Gốc là Hiếu Đễ giữ ràng,
    Thảo cha kính mẹ, yêu đang ruột rà .
    Ở đời phương tiện mới là,
    Người lo chẳng tiện, ta thà giúp phương .
    Làm lành là gốc thiên đường,
    Tùy cơ bố thí chánh phương tu hành .
    Trọn đời như vậy là lành,
    Công đầy quả đủ thì thành chẳng ngoa .
    An chay niệm Phật thêm lòa,
    Bằng không cũng đặng theo khoa thánh thần .
    Tự -Kỳ còn ngại tâu rằng :
    ‘ Khó bề bố thí, vì thân nghèo nàn ! ‘
    Tần -quảng -vương phán rõ ràng,
    ‘ Nhiều phương bố thí, lắm đàng tế nhân .
    Trừ ra túng ngặt cơ bần,
    Mình đành thí của, cứu lần gian nguy .
    Chớ như đói khát một khi,
    Bữa cơm bát nước, tốn gì bao nhiêu ?
    Người đời lo sợ chít chiu,
    Mình khuyên bớt ngại cũng đều tế nhân .
    Người mê lầm lỗi cõi trần,
    Mình khuyên tu niệm đặng phần siêu thăng .
    Giúp điều phương tiện bủa giăng,
    Ra công, mỏi miệng, cũng bằng thí thiên .
    Người gây tụng, kẻ thù riêng .
    Giải hòa thôi kiện, răn khuyên hết rầy .
    Tuy nghèo thương chúng chẳng khuây,
    Cũng là bố thí lựa chi có tiền ‘
    Tự Kỳ còn ngại tâu liền :
    Sãi gọi tu thiền, niệm Phật ăn chay ‘.
    Đức vua Tần Quảng phán ngay :
    ‘ Bày ra niệm Phật ăn chay sửa lòng
    Ăn chay không ích Thế tôn (Thích -ca).
    Công chi với Phật, mà hòng ỷ chay ?
    Dẫu cho niệm Phật đêm ngày,
    Ích chi cho chúng, rằng hay tu hành ?
    Phép tu gốc tại làm lành,
    Đừng vương việc dữ thời thành xưa nay
    Dẫu cho niệm Phật ăn chay,
    Tránh làm lành dữ, tội đày đọa sâu .
    Mới giam mấy sãi chẳng lâu,
    Hòa thượng khẩn cầu, niệm Phật ăn chay !
    Lòng chẳng tịnh, tánh không ngay,
    Đời niệm Phật, ròng chay cũng cầm .
    Ngũ luân tu nhứt chẳng lầm,
    Chay bố thí, niệm thầm thứ hai
    Trí tại tâm, chẳng tại tài,
    Lòng chay khó lắm, miệng ngoài có chi
    Một đồng nhà khó thí đi,
    Phước ấy dám bì giàu thí một phiên
    Giàu sang một bữa chay tuyền,
    Cũng bằng nhà khó chay liền một trăng .
    Vì suy chỗ khó làm căn,
    Khó mà làm đặng, thiệt bằng lòng tu ‘.
  • GIÁC MÊ DIỄN CA
  • Từ mở mang trời đất những nay,
    Cũng có cuộc tang thương canh cải .
    Ngươn ba ngươn tuần huờn dựng lại .
    Hội mười hai cho đủ mới rằng .
    Cõi hồng trần còn hỡi lăng xăng,
    Người lành phải chịu bề cay đắng,
    Chữ tam đạt thì lòng phải gắng,
    Muốn lên bờ phải thác bến mê,
    Học Phật gia niệm chữ từ bi,
    Tu tiên đạo giữ câu cảm ứng .
    Trung thứ này cho là bằng chứng,
    Phật Thánh Tiên tam giáo một lòng,
    Dọn chông gai đường cả mới thông,
    Chịu tân khổ gọi là thượng trí
    Người trượng phu phải gìn tam qui,
    Đứng anh hùng đừng bỏ cửu tư,
    Đạo tiên thiên lập đảnh an lư,
    Hạng cũng có trong hư ngoài thiệt .
    Tánh tòng bá phải y một tiết,
    Nếu đổi dời khổ đọa trầm -luân .
    Nhắn với ai qui giới phải tuân,
    Một phen khổ muôn đời thong thả,
    Nợ tiền khiên buổi nầy phải trả,
    Nợ trả rồi vật ngoại thảnh thơi
    Mặc dầu trong trời đất vui chơi,
    Năm hồ rộng thần tiên thú lạ .
    Muốn nên mình phải bền chí cả,
    Công cho dày thì quả mới cao .
    Dốc lòng đền chín chữ cù lao,
    Hành chánh đạo dương danh hậu thế .
    Ấy vậy mới tứ ân bất phế .
    Hỡi đạo người đừng bỏ nghĩa nhơn,
    Làm sao cho tiệp thủy đăng sơn .
    Chữ Hầm cốc cùng ông Tương -Tử,
    Công danh lợi thì mình phải xử .
    Cuộc phù hoa nhắm cũng cheo leo,
    Tần -Thỉ -Hoàng tiếng hỡi còn nêu,
    Thâu lục quốc phàn sơ khanh sĩ,
    Núi Thú -dương Di -Tề danh để .
    Giữa một lòng tiết nghĩa mà thôi,
    Làm chi Tần -Ngụy cao ngôi,
    Thanh sử tạc muôn đời cho tệ .
    Đậu yên sơn ngũ chi đơn quế,
    Bởi vì chàng cải quá tự tân,
    Người đời lấy đức tu thân,
    Đừng học thói vua Tần mà bất nghĩa,
    Trắc ẩn chi tâm tùng thiên lý,
    Nỡ lòng nào giết vật cho đành .
    Người úy tử vật lại tham sanh,
    Gẫm người vật máu xương không khác .
    Thấy thửa sống không đành thửa thác,
    Lời Mạnh -kha sách để hẳn hòi,
    Xin hiền lương xét lại mà coi,
    Sao là phải, sao là chẳng phải .
    Sách có câu quá nhi tất cải,
    Tử -Lộ xưa nghe lỗi thì mừng,
    Võ -Vương làm thiên hạ chi quân,
    Còn phải văn thiện ngôn tắc bái,
    Nói ra thì tai nghe cũng trái,
    Bởi vì nhơn sự cách thiên cơ .
    Việc thị phi tai phải làm ngơ,
    Học Nhan -tử đai cơm bầu nước .
    Đạo muốn cao tỏ đường sau trước,
    Cách chỉ mành nào có xa đâu .
    Cõi nam đà mở rộng cửa lần,
    Đèn trí huệ hào quang chói chói,
    Thuyền bát nhã nghinh ngang bốn biển .
    Nước ma ha rửa sạch ba lòng,
    Rượu Quỳnh hoa mời khách tây đông .
    Ngựa không bóng rước người Nam Bắc,
    Máy sau lưng xảy bày trước mặt .
    Nửa hông nồi nấu khắp non sông .
    Muốn cho thấy đặng chủ nhơn ông,
    Non vô ảnh âu tâm mới hãn,
    Trong hang thần đừng cho gián đoạn,
    Độc mộc kiều có gã Quỳnh nương,
    Cõi nê hoàn mua rượu Quỳnh tương
    Đặng một chén uống thời bất lão,
    Việc tu hành phải suy mùi đạo .
    Nếu bơ thờ quả vị khó trông,
    Tiếng đờn thì tai lóng cho thông,
    Chơn như thể giai không ngũ uẫn,
    Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
    Gươm huệ mài trừ nó mới an,
    Giảng cho thông tứ cú kim -cang,
    Thời mới thấy bổn lai diện mục,
    Tuy sắc thân hỡi còn ở tục,
    Lòng cho riêng mới gọi là thần,
    Ai còn mang những thói tham sân,
    E khó nỗi luân hồi lục đạo,
    Hoạ phước vô môn nhơn tự triệu,
    Muốn hi hiền phải liễu phàm tâm,
    Đạo Như-Li vô thượng thậm thâm,
    Biển cho lặng minh châu mới hiện,
    Ngọc cửu khúc gắng công giồi huyện,
    Tầm thư hùng hái nước non nam .
    Mười hai giờ quyền hộ phải tham,
    Thiên giao thời pháp luân thường chuyển .
    Rồng trên non cọp kia xuống biển .
    Đầy ba xe chở những vàng ròng,
    Làm sao rằng lôi phục thiên phong .
    Buôn sáu hiệp thâu vào lại gắn .
    Thuốc ba phẩm công phu luyện chính
    Muốn đơn thành văn võ phải toan,
    Ai dốc lòng đến núi linh san
    Đóng sáu cửa cho bền then khóa .
    Cửu cửu ma thử lòng vàng đá .
    Ấy mới rằng biết giả biết chơn .
    Thầy Huyền -Trang tiệp thủy đăng sơn .
    Trái tám mối Lôi Âm mới tới .
    Lòng Bồ -đề không dời không đổi .
    Tánh yêu ma còn tiếc nhục phòng,
    Bởi chưng qui gới chưa thông .
    Căn duyên nợ năm dây khó dứt,
    Đạo muốn cao phải bồi chí đức,
    Đạo đức toàn quỉ phục thần khâm .
    Trời đâu có phụ đạo tâm,
    Nghiệm kim cổ người lành mắc nạn .
    Việc tu hành phải soi cho rạng,
    Nếu không minh ắt chẳng đốc hành,
    Đạo Phật Tiên có chí thì thành,
    Người bao thuở thủy cầu chung đãi .
    Nương phép thuyền mà qua khổ hải .
    Sóng muôn trùng còn đoái làm chi .
    Bền một lòng niệm chữ A-di
    Sau cũng đặng thảnh thơi muôn kiếp .
    Máy quang âm lẹ thoi như nhíp,
    Người trăm năm chẳng khác chiêm bao .
    Cõi bờ này sóng bủa lao xao,
    Cuộc danh lợi gẫm như bọt nước,
    Đọc sách kinh nhớ người đời trước .
    Ông Thạch -Sùng giàu có muôn xe .
    Qua đời này tiếng hỡi còn nghe,
    Sao chẳng thấy mặt trường sanh thọ hưởng .
    Hàn -Tín xưa là mưu thần chi tướng .
    Cũng chưa nên mười mặt phô trương,
    Người ở đời lấy đó mà răn,
    Kim như thị cổ hà như thị .
    Xử thế phải biết liêm biết sĩ,
    Tu thân thời vô lự vô tư,
    An một lòng mau ốc thảo lư .
    Đừng học thói Triệu Tần mộ Sở .
    Đường Huỳnh -Đạo trời đà rộng mở .
    Khách Tây -du sớm nhớ quày đầu .
    Kiếp duyên khương sáu vạn dư niên,
    Dưng thiên mạng kíp truyền y-bát .
    Sông Ai-hà khuyên người kíp thoát .
    Khỏi lưới trần cực lạc cũng xinh .
    Cuộc diêm -phù nhiều nỗi nhục vinh .
    Không lại có, giàu sang dời đổi .
    Thú thảnh thơi màu thoàn quen dõi .
    Đất Bồ -đề sớm tối xuê-xoang .
    Chữ Danh lợi, sao bằng chữ nhàn .
    Cửa Bát nhã vào ra thong thả .
    Trống Đại Hùng đà thâu ý mã .
    Chuông linh sơn hỡi toả tâm duyên .
    Ngọc mu ni há dễ khinh truyền .
    Kinh Bạch tư dám đâu vọng triết .
    Địch không lỗ có duyên mới biết .
    Đờn không dây vô phước khó nghe .
    Rượu đề hồ chứa để đầy ve .
    Say một cuộc bất tri nhơn sự .
    Ngâm chỉ huyền say cùng ông Lữ .
    Đọc tỉnh mê say với ông La .
    Kim huỳnh -đình rảnh đọc năm ba .
    Vô bồng tháp buồn xem tạo hóa .
    Ngó Nam lãnh vui màu tòng bá,
    Nhìn Bắc Hà rùa cá lội vởn vơ .
    Chốn Đơn phòng tỏ nỗi huyền cơ .
    Mặc dầu kẻ ngộ cùng không ngộ .
    Có duyên gặp tam kỳ phổ độ .
    Muôn đời còn Tử phủ nên danh,
    Ba ngàn công quả đặng viên thành,
    Đơn thơ chiếu hiển vinh thiên tước .
    Chín phẩm sen vàng khai thấy Phật .
    Cữu huyền thất tổ đặng tiêu diêu .

    THẬP NGOẠT CA

    Hiệu đề thập ngoạt hoài thai,
    Tam niên nhủ bộ ai ai cho tường .
    Kể ra mỗi việc trăm đường,
    Nghe thời phải gắng cho thường chớ sai .
    Dặn dò già trẻ gái trai,
    Tưởng ơn cha khổ, nhớ hoài mẹ lao .
    Trước thưa anh chị nhậm ngôn,
    Sau cùng thiện tín bát phương đạo tình .
    Khá ăn chay niệm Phật tụng kinh,
    Tuân qui giới đền ơn thiênđịa
    Người trượng phu phải gìn chữ nghĩa .
    Đứng anh hùng trung hiếu đừng sai .
    Anh đừng quên thập ngoạt hoài thai,
    Chị phải nhớ tam niên nhủ bộ .
    Lòng tưởng tới cửu huyền thất tổ .
    Dạ khăng khăng báo bổ song thân .
    Làm sao cho báo đáp tứ ân .
    Lo những cứu tam đồ chi khổ .
    Ơn phụ mẫu sanh con quá khổ .
    Mẹ đặt con vào dạ thêm lo .
    Chín tháng trường chẳng dám ăn no .
    Năm canh ấy ngủ không ngon giấc .
    Chưn mẹ không rời dưới đất,
    Dạ cưu mang lật đật dám đâu .
    Tưởng chừng nào lụy nhỏ thâm bâu,
    Chạnh nhớ đến ruột đau từ đoạn .
    Việc sanh đẻ mẹ đà xuất hạng .
    Tán loạn lo sanh tử không chừng .
    Vì chậm sổ thời cha vái tưng bừng,
    Bằng trì huỡn phụ vào bái tử .
    Chốn ô uế đứng trong giường cữ,
    Cúi đầu chờ con sổ cho mau .
    Đến bây giờ phải nghĩ trước sau .
    Ơn nghĩa ấy tương rau cũng đáng .
    Huyết ô trì mẹ nằm một tháng,
    Bởi vì con, thịt nát dạ càng,
    Trên thời vầy nồi nước vung thang,
    Nơi phía dưới lửa vây hừng hực .
    Chịu cay đắng mẹ không than cực,
    Đạo làm con phải nhớ sanh thành .
    Thập ngoạt đà nhứt tử nhứt sanh,
    Tam niên ấy ốm gầy mình mẹ .
    Nuôi con trẻ không cho tiếng khóc,
    Hễ khóc lên lật đật chạy quay
    Công mẹ rày giặt rửa liền tay .
    Vì con trẻ bao nài khai thúi .
    Mới ngon giấc ỉa ra lụi hụi,
    Cha đốt đèn mẹ lại rửa trôn .

  • MƯỜI -CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH, TƯỢNG PHẬT
  • * Một là, những tội lỗi đã tao từ trước, nhe thì được tiêu từ . nàng thì chuyền thành nhe .
    * Hai là, thường được các thiên thần ùng hộ, tránh được tất cả tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, ngục tù,
    * Ba là, vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu oan trái của đời trước cũng như đời này .
    * Bốn là, các vị hộ pháp thiện thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa ác quỷ, rắn độc hùm beo tránh xa không dám hảm hại .
    Năm là, tâm được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộnh . Diện mạo hiền sáng, mạnh khoẻ an lành, việc làm thuận lợi, được kết quả tốt .
    * Sáu là, chí thành hộ pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y thực đầy đủ gia đình hoà thuận, phước lộc đời đời .
    * Bảy là, lời nói việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến ngợi khen .
    * Tám là, ngu chuyển thành trí, bệnh lành mạnh khoẻ, khốn nghèo chuyển thành thịnh đạt . Nhâm chán nữ thân, mệnh chung liền được nam thân .
    * Chín là, vĩnh viễn xa lìa đường ác, sanh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy .
    * Mười là, hay vỉ tất cả chúng sanh trồng các cân lành . Lấy tâm cầu của chúng sinh làm ruộng phước điền cho mình . Nhờ công đức ấy đạt được vô lượng phước quả thù thắng . Sanh ra nơi nào cũng thường được thấy Phật, nghe Phép, phước huệ rông lớn, chúng đạt lục thông, sớm thành Phật quả .

    ẤN QUANG TỔ SƯ DẠY :

    Ấn tống Kinh, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên gặp khi chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tặt bịnh, cầu siêu độ hương linh, hãy tinh tấn phát tâm Bồ Đề ấn tống, để trồng cội phước đức cho chính mình và thân bằng quyến thuộc .

    ẤN TỐNG KINH

    Chúng con góp lòng thành Tâm Ấn Tống 1000 cuốn Kinh Nhơn Quả, Nghiệp và Luân Hồi để cầu an và cầu siêu.

    Nam Mô bổn sư thích ca Mâu Ni Phật
    Nam Mô a Di đà Phật .
    Nam Mô đương lai hạ sanh di lặc Tôn Phật .
    Nam Mô Quang Thế Âm Bồ Tát .

    Cầu An

    Nguyện cầu hồng ân tam bảo . Thế giới Hoà Bình an lạc thịch vượng và Gia Hộ toàn thể thân bằng quyến thuộc Nội Ngoại, Ông Bà Cha Mẹ, Cô Chú Dì Dượng, Anh Chị Em con cháu Thân Tầm thường an lạc, Bồ đề tâm tân trưởng, Tu hành kinh tiến .

    Cầu Siêu

    Cầu nguyện Hồi hướng công đức đến bảy đời phụ mẫu và tất cả Chư Vong Linh đồng bào tử nạn khắp cõi hoàn cầu được siêu sanh tịnh độ .

    Nam Mô đại nguyện địa Tạn Vương bồ tát Ma Ha Tát .

    CÁC NGÀY KỶ NIỆM
    (Tính theo Âm-lịch)

    THÁNG GIÊNG

    Ngày 1.- Vía đức Di-Lặc .
    22.- Tổ Thập -Tháp (Phước -Huệ,chứng -minh Đạo sư Hội
    Phật -giáo Trung-Phần) viên tích .
    23.- Tổ Khánh -Anh (Thượng -thủ Giáo -hội Tăng-Già toàn
    quốc V.N. niên khóa II . Pháp -chủ Gióa -hội Tăng -già
    V.N. niên khóa II) viên tịch 30.

    THÁNG HAI :

    Ngày 8.- Vía Phật Thích -Ca xuất -gia .
    15.- Vía Phật Thích -Ca nhập – diệt .
    19.- Vía Phật Quán -Thế -Âm Bồ -Tát .
    20.- Vía Đức Phổ -Hiền Bồ -Tát .

    THÁNG BA :
    Ngày 16.- Vía Đức Chuẩn -Đề Bồ -Tát .

    THÁNG TƯ :

    Ngày 3.- Tổ Tuệ -Tạng (Thượng -thủ Giáo -hội Tâng già toàn
    quốc V.N. niên khóa I) viên tịch .
    04.- Vía Đức Vân -Thù Bồ Tát .
    15.- Vía Phật Thích -Ca Giáng -sanh .
    20.- Bồ Tát Thích Quảng -Đức vị pháp thiêu thân
    (nhằm 11-6-1963). 20.-

    THÁNG SÁU :

    Ngày 15.- Đại -Thích -Nguyên-Hương vị pháp thiêu thân
    (nhằm 4-8-1963).
    19.- Vía Đức Quán -Thế -Âm Bồ -Tát .
    19.- Tổ Khánh -Hòa (Sơ-tổ Phong-trào Chấn -hưng
    Phật giáo miền Nam) viên tịch .
    24.- Đại -đức Thích -Thanh-Tuệ vị pháp thiêu thân
    (nhằm 15-8-1963).
    26.- Thích -nử Diệu -Quang vị pháp thiêu thân
    (nhằm 15-8-1963).
    27.- Đại -đức Thích -Tiêu -Diêu vị pháp thiêu thân
    (nhằm 16-8-1963).

    THÁNG BẢY :

    Ngày 13.- Vía Đức Đại -Thế -Chí Bồ -tát .
    15.- Lễ Vu -Lan Bồn .

    30.- Vía Đức Địa -Tạng Bồ -tát .

    THÁNG CHÍN :
    Ngày 02.- Đại đức Thích -Quãng -Hương vị pháp thiêu thân
    (nhằm 5-10-1963).
    11.- Đại đức Thích -Thiện -Mỹ vị pháp thiêu thân
    (nhằm ngày 27-10-1963).
    19.- Vía Đức Quán -Thế -Âm Bồ -tát .
    30.- Vía Phật Dược -Sư .

    THÁNG MƯỜI MỘT :

    Ngày 01.- Tổ Huệ -Quang (pháp chủ G.H.T.G.N.V. niên khóa I)
    viên tịch .
    07.- Vía Phật -A-Di-Đà .

    THÁNG CHẠP :

    Ngày 08.- Vía Phật Thích -Ca thành đạo .
    08.- Tổ Vĩnh -Nghiêm (Thiên-gia Pháp -chủ Giáo hội Tăng –
    già BV) viên tịch .

    NHỮNG NGÀY TRAI

    Thập trai : Mổi tháng mười ngày :
    Mồng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 .
    (nếu tháng thiếu thì kể cả ngày 27).
    Lục trai : Mổi tháng sáu ngày :
    Mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30 .

    Tứ trai : Mỗi tháng bốn ngày :

    Mồng 1, 14, 15, 30 .

    Nhị trai : Mỗi tháng hai ngày :
    Mồng 1, 15 .

    Tam ngoạt trai : Một năm ba tháng :
    Tháng giêng, tháng bảy, tháng mười .

    *** Những ngày trai không nên dùng các món
    gia-vị như : hành, hẹ, nên, tỏi, tổi tây v.v…

    *** Người tu hành ăn các món này thì tụng kinh
    trì chú không linh nghiệm và khiêu gợi dục tình,
    sanh thêm các tánh hung dữ .

Posted in THAM KHAO | Leave a comment

TỪ – ÂN NGỌC – LỊCH MINH KINH (III): THÁNH ĐÀN TRAI KỲ GIỚI KỲ (cấm phòng)

THÁNH ĐÀN TRAI KỲ GIỚI KỲ
(cấm phòng)

Các vía lớn, ăn chay, hoặc ngủ riêng, khỏi tội đặng phước . Tuy không ăn chay mà ngủ riêng cũng quí hơn . Tháng nào nhuần thì theo tháng trước : Tháng giêng : Mồng 1 vía Di Lặc, Thiên-Lập, ngày cúng trời . Mồng 3 vía Tôn chơn -nhơn, tổ thuốc và Hát chơn nhơn, ông tiên . Mồng 6 vía Định -chơn -Phật . Mồng 8 ngũ điện, Giang- đông thần . Mồng 9 vía Ngọc -hoàng thượng đế . 13 Lưu -mãnh tướng quân . Rằm vía Thượng -nguơn, Thiên -quan đại đế . Hựu -thành Tịnh -ứng chơn quân . Từ mồng 8 đến rằm, các vị ấy đi dẹp yêu quái, ai ăn chay, ngủ riêng, tụng kinh, có phước hơn mấy ngày thường thập bội, 19 Khưu -trường Xuân, ông tiên, cũng tổ thuốc ông đặt chuyện Tây-du . Tháng hai : Mồng 1 vía Nhị – điện, Thái dương, Câu-trận . Mồng 2 vía Thổ địa chánh, Tử -đông Văn -xương (Tụng Bổn nguyện, Bảo sanh). Mồng 4 Táo tướng quân . Mồng 6 Đông-Huê đế quân . Mồng 8, Trương đại -đế, Tam điện, Thích -Ca xuất gia (tụng Kim cang) 13 vía Các -chơn -quan, tổ thuốc, Rằm vía Thái, thượng lão -quân (tụng Cảm ứng). Tinh -trung Nhạc nguơn-soái -17 vía Đỗ -tướng -quân . 18 Tứ -điện . 19 Quan -âm (tụng Phổ -môn, Cứu -khổ). 21 vía Phổ -hiền bồ tát, Thủy -long Thánh -mẫu nương -nương . 25 vía Huyền -thiên thượng -đế thánh -phụ Minh chơn -đế .
Tháng ba : Mồng 1 vía Nhị điện . Mộng 3 vía Huyền thiên thượng đế (tụng kinh Báo ân cho cha mẹ ). Mồng 6 vía Thượng lão tướng công, Nhạng hương . Mồng 8 Lục điện, 13 Trung ương ngũ đạo . Rằm Hạo thiên, Huyền đàn, Lôi đình, 16 vía Chuẩn đề Sơn thần, 18 Hậu thổ nương nương, Trung nhạc . 20 vía Tử tôn nương nương (bà chúa thai sanh). 23 Thiên hậu nương nương 27 vía Thất điện, 28 vía Đông nhạc đại đế, Khương hiệt (ông thánh chế chữ).
Thánh tư : Mồng 1 Bát -điện . Mồng 4 Văn thù bồ tát . Mồng 8 Thích -ca Phật tổ, Cửu điện, Doãn -chơn -nhơn . 14 Lữ -tổ, Thuần dương, Rằm Thích -Ca thành (tụng Kim -cang). 17 vía Thập -điện … 18 Tử -vi đại -đế . 20 Nhãn -quang thánh -mẫu . 26 vía Chung -san tướng công . 28 vía Dược -vương cổ Phật .
Tháng năm : Mồng 1 Nam -cực đại -đế . Mồng 5 Địa -lạp (cúng đất). Ôn -ngươn-soái, Đặng -thiên quân . Mồng 7 vía Châu -thái -úy . Mồng 8 Nam phương ngũ -đạo 11 vía Đỗ -thành -hoàng (cai trị các thành -hoàng). 12 Bỉnh -linh -công . 13 vía Quan thái tử . 14 rằm, 16, ba ngày kị thần (cấm phòng). 17 Trương -thiên-sư . 20 Phùng chơn -nhơn . 29 Hứa oai hiển vương .
Tháng sáu : Mồng 4 chư Phật giáng . Mồng 6 Thôi -phủ -quân . Mồng 10 Lưu -hải -thềm đế quân . 13 Tỉnh -tuyền Long -vương . 19 Quan -âm thành đạo 23 vía Quan -đế, Vương linh-quan . Hỏa -thần . 24 Lôi -tổ . 26 Nhị -lang 27 Thiên -xu tả tướng (châu tử).
Tháng bảy : Mồng 7 Đạo -đức -lạp (cúng thần tiên), Ngưu -lang Chức -nữ . 12 Trường -chơn, Đàm chơn -nhơn . 13 Đại -thế chí bồ tát . Rằm Trung -nguơn, Địa quan đại đế . Linh -tế chơn quân . 18 Diêu -trì Tây -vương -mẫu nương nương . 19 Trị -niên thái -tuế (An giao). 21 Phổ -am tổ sư, Thượng nguơn đạo hoá . Đường chơn -quán . 22 Tăng phước tài thần, 23 Thiên -xu thượng -tướng chơn -quân (Gia -cát). 24 Long -thọ -vương bồ tát .30 Địa -tạng -vương bồ -tát (U -Minh giáo chủ). Tháng tám : Mồng 1 Thần -công Diệu -tế Hứa -chơn -quân . Mồng 3 vía Táo -quân (mồng 3 với 27 Bắc -đẩu giáng hạ phải cữ)
Mồng 5 Lôi -thinh đại -đế . Mồng 10 Bắc -nhạc đại -đế . 12 Tây -phương ngũ đạo Rằm thái -âm triều nguơn (tụng Thái -âm), 18 Tửu -tiên (Lý -thái -Bạch). 22 Nhiên Đăng Cổ Phật . 23 Phục -ma phó -tướng Trương -hiên -vương (ông Trương). 24 Táo -Mẫu (bà Táo .)
Tháng chín : Mồng 1 Nam đẩu giáng hạ (Từ mồng 1 đến mồng 9, 9 sao). Mùng 3 Ngũ ôn . Mùng chín Cữu thiên huyền nữ . Phong đô đại -đế . 16 Cơ thần . 17 Kim Long tự đại lương, Hồng ân chơn quân . 23 Tát chơn nhơn . 26 Ngũ hiển linh quan . 30 Dược Sư Phật .
Tháng mười : Mồng 1 Dân tuế lạp, Đồng hoàng . Châu chơn quân . Mồng 3 Tam mao ứng hoá chơn quân . Mồng 5 Đạt ma sư tổ . Mồng 6 Thiên tào chư tư, Ngũ nhạc Ngũ đế giáng hạ . Mồng 8 vía chư Phật hội niết bàn, phóng sanh có phước thập bội . (Nếu ngày mồng 8 tháng 10, làm một tội nặng bá bội ngày thường). Rằm Hạ nguơn Thủy quan đại đế, Đậu thần : Lưu sứ giả . 20 Trường hư Tịnh thiền sư . 27 Bắc cực Tử vi đại đế .
Tháng mười một : Mồng 4 Đại thánh chí thánh Văn tuyên vương (Khổng tử). Mồng 6 Tây nhạc đại đế . 11 Thái Ất Cứu khổ thiên tôn . 17 A di đà Phật (tụng Di đà). 19 Nhựt quang thiên tử, Cữu liên bồ tát . 23 Nam đẩu giáng hạ, Trương tiên, 26 Bắc phương ngũ đạo .
Tháng chạp : Mồng 1 Tiên phật giáng hạ (tụng kinh phước hơn nhiều). Mồng 8 Vương hầu lạp, Trương anh Đế, Thích Ca thành Phật (tụng Kim cang). 16 Nam nhạc đại -đế . 20 Lỗ ban . 21 Thiên du thượng đế . 24 Tư mạng Táo quân chầu trời (tối 23 cúng đưa trước). 29 Hoa nghiêm bồ tát . 30 Chư Phật giáng thế xét lành dữ .
Mỗi tháng mồng 8, 14 ; rằm, 23,29, 30 Bắc đẩu giáng hạ, ăn chay tụng kinh .
Tùng nhiên hòa thượng ở chùa Thiên thai đặt bài khuyên thế .
Người đời chẳng tin nhơn quả báo ứng, nên có kẻ số thọ mà yểu, số giàu mà nghèo, tướng làm quan mà thi rớt ! Sách Bửu giám nói :’ Lành thì trả lành, dữ thì trả dữ : nếu chưa trả, tại ngày chưa đến ‘. Lại có bài thơ rằng :
Trời sanh khó dối bởi không tây (tư -vị).
Mới tính thần hay nạp sổ nầy .
Lành dữ rốt rồi đều trả quả .
Chẳng qua đều kíp với đều chầy .
Kinh Nhơn quả nói ;’ Phỏng kiếp trước dữ lành, coi đời nầy hoạ phước . Độ kiếp sau hoạ phước, tại đời nầy dữ lành ‘. Lại nói rằng :’ Dầu làm dữ mấy kiếp, cũng trả cho mình ‘. Kinh Niết -bàn nói :’ Quả báo có ba cắch ! 10 Hiện báo, làm lành dữ đời nầy, trả phước họa cũng nội đời nầy ; 20 Sanh báo : kiếp trước làm, trả kiếp nầy, đời nầy làm, trả đời sau ; 30 Tốc báo : mới làm lành dữ, trả phước hoạ nhãn tiền, trước mắt tức thì ‘. Phải biết trời đất không tư vị ai, tại mình làm lành dữ nặng nhẹ, nên trả mau chậm khác nhau . Người đời khó hèn, điếc câm đi nhót, gãy tay, tật nguyền bịnh trời cho, đói lạnh, đều tại kiếp trước hưởng xài quá lẽ, làm dữ phạt nội đời ấy chưa hết kế tới số chết, nên đầu thai kiếp nầy phải phạt thêm cho đủ tội, Như vậy mà không tin nhơn quả báo ứng làm sao ?
Người đời những kẻ không tin địa ngục, đến gần chết hay thấy ma quỉ, hoặc nghe tiếng binh khí, xiềng tỏa mới tin có quỉ thần địa ngục, liền van vái cầu thần . Té ra đèn giữa gió, gần tắt, ăn năn muộn sao kịp, khó trốn quỉ Vô thường . Quí tại ăn năn cho sớm, tỉnh lại mà tu, gần chết mới sợ vô ích .
Đời Tùy vua Khai hoàng, có quan tự thừa Triệu văn Xương chết đi sống lại nói rằng :’ Hồn xuống âm phủ thấy Châu Võ đế bị xiềng ba lớp tại phòng, kêu Xương lại mà nhắn rằng :’ Khanh về tâu với Tùy hoàng đế rằng : các tội trẫm cãi lẽ xuôi hết, còn một tội hủy Phật nặng lắm, mau làm phước bố thí, tụng kinh mà cầu cho trẫm khỏi tội ,’ Xương ra ngoài thấy một người dưới hầm phẩn ló đầu lên, hỏi ai đó ? Người ấy đáp rằng :’ Ta là Bạch -Khởi, tướng mạnh đời Tần ‘.
Sách Danh thần ghi :’ Kinh Công có tên con Phương dữ lắm, xúi Kinh Công làm nhiều điều trái lẽ . Đến Phương thác, Kinh Công mơ màng thấy Phương mang gông đứng dựa cửa . Kinh Công sửa nhà làm ra kiểng chùa, bố thí tụng kinh cầu Phương khỏi tội ‘. Lấy sách nho đó làm chứng, đủ tin Ngọc lịch, thì khỏi khổ phần hồn, Ông Tư mã Ôn công nói :’ Trên có Thiên đường . Người quân tử thác rồi, lên Thiên đường, dưới có Địa ngục, tiểu nhân thác rồi hồn sa Địa ngục .’ Sao gọi không Thiên đường Địa ngục ?

  • Đoan sơn đại tiên là ông Vương chương, đặt kinh thế lục rằng :’ Thiệt quả có Địa ngục . Bởi người tính lành, thì thuộc dương sáng, nên khí thanh lên thiên đường . Còn lòng tính dữ, thuộc âm tối nên khí trược xuống Địa ngục . Diêm quân tra hỏi, hành tội mổ bụng rút ruột, đốt cháy nấu dầu là tại lòng chứa dữ ‘.
    Người đời không tin thác rồi đầu thai . Như kẻ không con, cưới vợ bé nhiều cũng vô ích, vì không thai nghén hoặc có nghén bị tử phúc trung, hoặc chết theo mẹ, không thì nuôi lớn chưa kịp có con mà chết yểu, thì cũng vô hậu, những kẻ ấy thiệt là vô phước lắm . Nếu vợ chồng có con sum hiệp đến già, tuy khó hèn cũng là có phước nhiều ít mới đặng vậy .
    Sách danh thần nói :’ Mẹ ông Phạm -tổ -Võ, lúc gần sanh ổng, chiêm bao thấy người cao lớn xưng mình là Đặng -Võ tướng quân đời Hán, thức dậy sanh con trai mới đặt tên Tổ -Võ . Đến lớn ở thuần lắm, nên đặt tự Thuần -Phu ‘.
    Còn sách Tự -Loại, sách Mông -Cầu, có ghi tích Dương Hộ sanh ra, mà nhớ chiếc vòng kiếp trước . Bảo Tịnh nhớ cái giếng kiếp trước . Con gái Hướng Tịnh chết non . rồi đầu thai lại nữa, nàng nói chuyện kiếp trước không sai . (Con ranh con lộn mà nuôi được ). Ngươi Văn Thẩm sống lại nhập vào xác khác . Những tích ấy đều tại sách Nho, sao không tin luân hồi đầu thai kiếp khác .
    Phàn người lành, đầu thai nhà giầu sang có đức mà hưởng phước . Công quả bằng nhau đầu thai nhà tầm thường . Công ít quả nhiều, đầu thai nhà rủi ro, hèn khó mà trả quả . Như trong Ngọc lịch nói :’ Thử lòng kẻ ấy, còn làm dữ nữa, không biết ăn năn mà làm lành, Thác Địa ngục làm con Tích, đầu thai làm thú vật, nếu về hoá sanh lộn mãi, hết trông làm người ‘.
    Bà Diệu Huệ chơn nhơn (bà thân ông Văn Xương) nói :’ Con người ở đời, sống thác không nhứt định, ở tạm rồi đi, như trăng tròn khuyết, như hoa nở tàn . Ngày nay mới sanh là hồn chết kiếp trước lộn lại . Nếu thân trước chưa thác, thì hồn ấy có lộn vào xác nầy mà sanh ra đâu . Nếu ngày nay đến chết mà biết mình tội nhiều, thì trông chi đầu thai tử tế .
    Người đời chẳng tin thác rồi đầu thai làm thú vật . Sách Nho biên sự đầu thai ấy rất nhiều, chẳng phải một tích . Sử Tùy thơ, Lý sĩ Khiêm nói :’ Ông Cổn là cha Địa Võ, hoá làm con cua đinh ba cẳng, gọi là con ba ba, Ngươi Đỗ Võ hóa làm đề Quyên là con quốc . (Nên chim quốc tên là Đỗ Võ Đỗ Quyên). Bao Quân hóa rồng . Ngưu Ai hóa cọp, Bành Sanh hóa heo rừng . Như Y hóa chó . Huỳnh Mẫu hóa vịt, như càng thay lớn lắm . Tuyên Võ hóa trạch (cua đinh, tục kêu là cá giải). Đặng Văn hóa trâu . Từ Bá hóa cá . Kim Hạ hóa quạ, Thơ Sanh hóa rắn ‘. Các điều đó biên nơi sách Nho, sao mà không tin ?
    Đức Thánh Khổng -tử nói :’ Sanh ra đến già phải thác, làm người chẳng sống đời, nếu theo dữ bỏ lành, sao khỏi làm loài khác ‘. Kinh Lăng Nghiêm nói :’ Người thác làm dê, dê thác làm người ‘. Phổ Am tổ sư đặt bài kệ rặng :’ Súc sanh bổn thị nhân lai tác, nhân xuất luân hồi cổ đáo câm, Bất yếu phi mao tinh đái giác, khuyến quân hưu sử súc sanh tâm ‘. Nghĩa là : người lộn súc sanh cũng tại tâm, xưa nay người vật chuyển luân thầm . Muốn không đội gạc mang lòng xấu, khuyên chớ làm theo dạ thú cầm .
    Ông Tịnh Trai học sĩ nói .’ Thông minh bất năng địch nghiệp, phú quý, khởi miễn luân hồi ‘. Nghĩa là : Khôn lanh khó chữa tội, phú quý cũng luân hồi .
    Ông Hồng Mai nói :’ Hay coi thọc huyết heo, làm thịt dê, sau gần chết la như tiếng heo dê kêu vậy, có khi chết rồi đầu thai làm chim, cho người mua mà thả . Nếu đàn bà hay coi sát sanh dê heo lắm, có khi đẻ ra đầu dê, hoặc mình rắn, hoặc trứng như trái cầu (đẻ bọc) ‘. Cứ theo lời ấy, người ta còn đẻ súc vật côn trùng, hoặc đẻ trứng, huống chi thác rồi đầu thai làm súc vật, mà gọi không lẽ . Bởi luân hồi mà trả nợ thường mạng, là nhơn quả xoay vần . Khuyên đời đừng gọi mắt chưa thấy nên chẳng tin, cứ làm dữ mãi (tin tại phải lý, lựa chờ mắt thấy, đợi mắt thấy đà chết rồi còn gì ! ).
    Xưa có kẻ hỏi thầy Trình -tử rằng :’ Phật nói chết rồi đi đầu thai nữa, sự ấy thấy thiệt chăng ? Thấy Trình -tử nói :’ Sử ấy nói có nói không cũng khó hiểu . Song xét lời đức thánh Khổng -tử dạy rằng :’ Vị tri sanh, yên trí tử ‘ (chưa biết sự mới sanh đâu biết sự thác rồi), do một câu ấy thì đủ hiểu rồi ‘. Coi Trình -tử và ông thánh đời Tống ; mà chưa dám gọi không luân hồi đầu thai . Còn xét lời nói đức thánh Khổng -tử, đâu biết việc thác, thì sự luân hồi đầu thai không phải huyễn .
    Ông Châu -liêm -Khuê tự Mậu -thức, là thầy hai ông Trình -tử, Trình -Hi, Trình -Hạo, ( Y Xuyên với Minh Đạo ). Khi ấy ông Châu -liêm -Khuê hỏi thầy Huỳnh -Long-Nam thiền -sư rằng :’ Chẳng hay đạo Phật có dạy sự nhiệm mầu riêng hơn đạo nho chăng ? ‘ Huỳnh -Long Nam thiền -sư nói :’ Thầy hãy xét các câu sách nhà nho của thầy như đức Khổng -tử nói :’ Triêu văn đạo, tịch tử khá hỉ ‘ Nghĩa là ‘Sớm mai nghe thấu mùi đạo, chiều thác cũng đành ‘. Xét đạo ấy nghĩa là chi ? Còn ông nhan -tử không đổi sự vui, là vui việc gì ? Xét ra lý hai câu ấy, lâu lâu mới biết hiệp cái nhiệm mầu của đạo Phật, chớ không chi lạ mà hỏi ‘.
    (Đạo là thông hiểu sự phải, chắc ý mà làm, chẳng hồ nghi chi hết, vì biết số mạng trời định, cứ phải mà làm, tố nào theo tố nấy, chẳng phải rán cượng cầu mà đặng, nên đức Khổng -tử nói :’ Nếu cầu đặng sự giàu, tuy ra sức mệt nhọc, làm việt hèn hạ như kẻ đánh xe, mà đặng giàu ta cũng rán chịu cực chịu nhục mà làm cho giàu . Nếu tại số trời định, có cượng cầu cũng vô ích, thì thà an phận mà theo tố, là chỗ ưa của ta ‘. Nên ông Nhan -tử thông mùi đạo, cứ giữ đức hạnh học hành sửa mình gọi là vui theo tố bần tiện, chớ không rầu buồn sự nghèo khó, nên sau ngày mãn phần làm chức Tu -văn -Lang tại Âm phủ cũng đồng liêu với thầy Tử -Hạ . Đức thánh Khổng -tử cũng nói :’ Thực sơ phạn, ẫm thủy, khúc hoăng nhi chẩm chi, lạc tại kỳ trung hỉ . Ăn cơm rau, uống nước lã, co tay làm gối nằm, ngài cũng vui vậy, là tại biết đạo, biết mạng, tố nào theo tố nấy .’ Quân tử vô nhập, nhi bất tự đắc ‘. Người quân tử không gặp cảnh nào mà chẳng vui, bởi vậy ngài mới thành thánh . Người đời không biết đạo, lòng tham vọng tưởng, cượng cầu cực khổ, không lợi lại bị hại, mau chết mà mắc tội nhiều, hại tới thân kiếp sau và để họa cho con cháu .
    Người đời xem Ngọc -lịch mà nửa tin nửa nghi, chưa dám đoán chắc là tại học chưa đủ lý ; té ra gặp phước mà bỏ qua . Nếu hiểu nhơn quả đời trước làm lành dữ, đời nay chịu phước họa . Đời nay làm lành dữ, thì kiếp sau chịu phước họa mà còn nghi chi nữa ? Nay nhờ ơn trời, nhậm lời Thập vương chư thần, cho truyền Ngọc lịch đủ bằng chứng khỏi nghi, cũng như tích Lâm -tự -Kỳ sống lại, ghi lại cuốn Hồi -dương nhơn -quả thì mau ăn năn làm phước chuộc tội nếu đợi gần chết ăn năn sao kịp ?
  • TÍCH TRUYỀN NGỌC LỊCH MÀ CỨU HỒN MẸTỉnh Tứ Xuyên, thân Dậu đường, ông Viện- cẩn- An mãn phần, để một trai lại, tên là Dức- Sơ mới bảy tuổi. Vợ Cẩn An là Thiệu- thị thương con ốm yếu, nghe lời họ bày phép bổ nguơn , mỗi ngày dùng gà mập, nấu lấy nước thịt gà làm canh cho con ăn cơm. Nên mua gà nhiều lắm, đào trùng dế, nuôi cho mập đặng nấu cho con ăn. Dức-Sơ 15 tuổi Thiệu- thị bịnh ghẻ đau nhức cùng mình, như dế
    cắn gà mổ, mà cũng còn nhắc đầy tớ gái, làm gà cho con ăn. Đức-Sơ hiểu ý liền
    cản cấm không cho làm gà nữa. Thiệu thị đau bảy năm, gần chết làm gà gáy , dế kêu, cào rách mình mà chết ! Đức-Sơ khóc kể vì mẹ thương mình, nên sát sanh mới bị quả báo, liền thề cữ sát sanh Cách một năm có nàng Ning-Cô là chị con nhà bác, gả cho Tiền bị đẻ mà chết. Hồn xuống Nhựt-điện, vua xem bộ phán rằng :’ Nàng nầy tội nhiều, đáng bị sản nạn, giao qua Nhị-điện hành hình ‘. Phán quan tâu rằng :’ Viện-ninh-Cô có khuyên cha mẹ chồng đừng đốt cây khô nhiều kiến, đã ba lần. Lại khuyên chồng khắc in van giới sát
    cho người 5000 tờ và phụ in kinh Quan-âm phóng sanh văn 3000 tờ. Táo quân tâu Thượng-đế cho sống thêm 30 năm nữa. Vua Nhứt-điện đứng dậy phán rằng :’ Lành thay !’ Liền sai kẻ áo xanh cầm phướng đưa hồn về. Ra tới cửa ngõ đỏ, có thắp đèn vàng, nghe tiếng kêu rằng :’ Ninh-Cô cứu ta với !’ Ninh-Cô ngỏ thấy thiếm là Thiệu-Thị đầu tóc chôm bôm, mình máu lội bộ, chạy theo khóc rằng :’ Cháu sống lại nói cho con ta hay, rằng ta bị khổ dưới âm-phủ bảo làm phước mà chuộc tội cho ta, nếu khỏi tội, ta về cho chiêm bao mách bảo trả lời. Xảy thấy quỷ tóc đỏ cầm chĩa đâm họng Thiệu thị mà dẫn đi, Ninh cô sống lại, thuật chuyện… Đức sơ hay, liền lạy Phật làm chay, tụng kinh tới 19 năm mà không thấy chiêm bao. Cưới vợ là Thi thị, cũng cữ sát sanh. Sau thấy kinh Ngọc Lịch, Đức Sơ nguyện sao tả cho người đặng chuộc tội mẹ. Mới tả được 120 bổn lẻ, cho mới được 108 cuốn. Nhằm niên hiệu vua Càn-long trào Thanh, là năm canh ngũ, đêm rằm tháng giêng, chiêm bao thấy Thiệu thị về vỗ lưng con mà khen rằng :’ Con thiệt có hiếu. mẹ ra khỏi ngục, nhờ phát Ngọc lịch 49 người hồi tâm, vua đà tha tội, lại cho về mách bảo con hay, hồn mẹ được về ở tại mã, giờ tý ngày 18 nầy, sẽ đi đầu thai hưởng phước. Còn con cũng đặng sống lâu nữa ‘.

    Đức Sơ hỏi :’ Cha tôi bây giờ ở đâu? ‘ Thiệu thị nói : ‘ Đầu thai đã lâu, lại chú giải kinh Nhơn quả với Thiệu thơ, nên thi đậu làm quan và mạnh khoẻ ‘. Đức Sơ hỏi :’ Ở tại xứ nào? ‘ Thiệu thị không nói, xơ Đức Sơ thức dậy. Đức Sơ thuật chuyện cho vợ nghe…Thi thị nói :’ Tại mình mơ tưởng sao tả Ngọc lịch nên chiêm bao thấy vậy ‘. Sáng Đức Sơ dọn đồ ăn bưng tế mã mẹ và đốt giấy áo, vàng bạc, vái rằng :’Nếu mẹ cho con thấy chiêm bao nữa, thì con mới tin chắc ‘. Đêm ấy, Đức Sơ thấy Thiệu-thị về điểm mặt Thi-thị mà mắng rằng :’ Mầy ghét chồng sao Ngọc-lịch nên mầy xé năm cuốn, thiếu chút nữa mà hại ta ! Lại nói cho chồng không tin điềm thiệt, mầy sẽ mắc họa bây giờ ‘. Đức-Sơ giựt mình dậy hỏi vợ, sao mình xé 5 cuốn Ngọc lịch. Thi thị nói: “Đừng có nói yêu nói ma, có ba điều không đáng tin lắm : 1. Cữ sát sanh, không cho đồ sống vô nhà, như sãi vãi một thứ; 2. Đêm nào ngày nấy, thầy sãi tụng kinh hơn hai mươi năm mà cũng còn mắc tội dưới âm phủ ! Giá gì sao mấy bổn kinh mà phước nhiều vậy? Còn tin là nghĩa gì? 3. Nói tôi xé 5 cuốn, sao mình không nghĩ? Mình viết rồi cất vô tủ khóa lại, tôi làm sao mở đặng mà xé, còn tin nỗi gì? Chẳng phải thiệt hồn mẹ về mách bảo đâu ! Ấy là mình vọng tưởng mà thấy bậy, e không bao lâu, sẽ điên cuồng mà chớ !” Đức Sơ nghe nói lưỡng lự, vì cũng phải lý dễ nghe. Đêm 17 qua ứng mộng bên nhà em
    Thi thị và ứng mộng nhà cháu là Ninh-Cô, rồi ứng mộng dâu con mà mắng rằng :’ Mồng sáu tháng bảy năm ngoái Châu-phụng-Cô là gái xóm nầy vào nhà ngồi chung với mầy mà thêu giày, mầy có lấy một cuốn Ngọc lịch để trong rổ may. Đêm sau mầy giận chồng mầy không cho Phụng-Cô vô nữa, nên
    mầy xé 5 bổn Ngọc lịch. Bữa sau em mầy là Thị-Phúc đến thăm, thấy kinh rách, năn nỉ xin về đóng lại dán lại viết vô mà cho người, Âm phủ đã ghi phước cho Thị-Phúc. May sao con ta để vô tủ mà khóa, phải không thì mầy cũng xé nữa ! Nay lại chối lức đặt chuyện ba điều không đáng tin, tội già làm nặng lắm. Táo thần với Thổ địa đã chịu cho tà quỉ vô nhà hành mầy chạy đâu
    cho khỏi họa !’ Nói rồi xô đổ bàn để đồ trang điểm một cái rầm ! Vợ chồng giựt mình thức dậy ! Đức -Sơ hỏi vợ tin không ! Thị-thị nói : Ai tin thì gọi có, ai không tin thì gọi không ‘. Xảy thấy một đống khói đen bay vô cửa phòng ! Thị thị rùng mình, ngó chồng mà nói rằng :’ Mình tả thêm ít cuốn nữa, thà tin là có, chớ gọi là không ‘. Đức Sơ biết vợ có xé kinh thiệt, nên mới nói như vậy. May mẹ đã đầu thai, nên tin chắc, thôi cậy sãi tụng kinh nữa, quyết lòng tả Ngọc lịch làm phước.
    Đêm ấy Thi-thị phát óng, lưng vai đau nhức như đánh như dần. Rước thầy thuốc coi mạch. Thầy thuốc nói :’ Ấy là âm độc làm ghẻ ác, phần thím có thai, nên không dùng thuốc nóng mà trị, thế phải chịu phép !’ Đức Sơ rầu lắm. Kế em vợ là Thị Phúc ghé. Ninh-Cô cũng đến thăm, đồng thuật chuyện chiêm bao, bảo Dức-Sơ van vái. Đức Sơ vào bếp, vái ông Táo, nguyện tả một trăm bổn Ngọc lịch mà cầu cho vợ mạnh. Thi thị đương nóng mê, vùng dậy quì dưới đất, lạy khan mà nói rằng :’ Từ rày sắp lên, tôi tin Ngọc lịch, tình nguyện bán hết đồ nữ trang mướn tả Ngọc lịch, cho người mà chuộc tội ‘. Xảy thấy ông đội mão thất tinh, bận áo đen, đuổi đống khói đen dưới giường lăn ra bay ra mất. Thi-thị bớt nóng hết sưng lưng vai (chứng phát-bối). Bữa sau sanh con trai, mẹ con mạnh khoẻ. Nội trong hai tháng, vợ chồng mướn nhiều người tả đủ một trăm bổn Ngọc-lịch cho người. Bởi vợ chồng cám ơn thần, nên biên sự tích vào đây mà khuyên đời, không dám giấu sự lỗi.

  • BỞI CHÊ NGỌC LỊCH BỊ PHẠT NHÃN TIỀNPhan ngưỡng Chí là học nho, không tin Ngoc lịch, viết bậy vô mà kiêu ngạo. Phê tại câu :’ Đâu thấy hồn ma mang gông ‘. Đề ba chữ son rằng :’ Thị chi chỉ ‘. (rất phải lắm). Bởi mực mấy bài từ Nhứt điện tới thắt điện. Tại Ngũ điện lấy son gạt tréo. Trên câu nói :’ Uống rượu lảng phí, ‘ nó đề hai chữ son lởn. ‘ Khả tiếu ‘ (Tức cười quá !). Chỗ Thập điện nói câu :’ Đàn bà con gái bị học trò gật nên thuận theo thất tiết… ‘ Nó đề II chữ mực : ‘ Phụ nữ tự kỉ tầm tử, dữ nam tử hà thiệp?’ (Tại phụ nữ liều mình, đàn ông có can cớ gì ?’ Chỗ nói đầu thai, nó đề hai chữ son :’ Loạn họa !’ (nói bậy !) Chỗ Mạnh bà, mấy câu ấy, nó chấm mực vài hàng. Trên bốn chữ ‘ Khổ căn nan đoạn ‘ ( còn đầu thai cõi trần cực khổ ) nó khuyên son trết ! Tới câu :’ Làm hồn ma mang thây nữa,’ nó khuyên son 9 khuyên. Từ ấy sắp sau, chỗ bôi chỗ gạt tréo, cho tới chỗ câu : ‘ Hào quang chiếu sáng, Quan âm giáng hạ,’ nó vùng phát điên. Nửa đêm nó mở cửa chạy ra phố chợ , hai tay chống đất, bò càng, lật phao tay đổ máu, trầy đầu gối lả giò, bò một hồi làm như bị trói cẳng, mọp đó la lớn rằng: ‘ Bớ con ơi ! ! Mau đem cuốn kinh Ngọc lịch ra đây, đặng đưa cho lối xóm, đem cúng trong chùa Tây Nhạc đại đế ‘. Con nó về lấy kinh trao cho xóm, trở vô thấy nhà phát hỏa, cóng cẳng chạy ra không kịp nên bị chết thiêu ! Nó nóng họng chạy về chữa lửa, thấy vợ nó là Hoăng thị lõa thể (trần truồng) chạy ra, Ngưỡng Chí mắc cở nói với xóm rằng : ‘ Người đời đừng bắt chước tôi ở độc nhiều năm, nay thấy Ngọc lịch, còn không tin mà chừa lỗi, lại phê ngạo nhiều câu, nên bị trời phạt nhãn tiền độc quá ! ‘ Nói rồi lửa cháy tới, cứng cẳng chạy không đặng, phải bị chết thiêu. Bầy chó nhảy vô kéo thây ra, xé ăn tới xương cốt ! Xóm coi thấy phê trong Ngọc lịch như vậy, ai cũng rùng mình ! Mới biết tại tội nặng quá, nên trả lẹ lắm ! ! ! Còn vợ nó mắc cở trốn xứ nào bặt tin không biết !
  • GANH GHÉT MUỐN DẸP NGỌC LỊCH BỊ BÁO NHÃN TIỀNTại xứ Tây hương, chùa Thổ cốc (ông Trương), có một sãi, tên Đạt Viễn, đặng cuốn ngọc lịch, cầm qua am Thuần dương mà coi với đạo -sĩ (thầy pháp) tên Quán-Tiên. Hai thầy coi tới chỗ thầy chùa thầy pháp ăn tiền tụng mướn mà tụng sót, thác sau phải vào sổ Bổ kinh mà tụng bổ, vân vân. Lại coi tới chỗ luân hồi, nói thầy chùa thầy pháp có tội nhiều, các ngục hành hình không đặng, phải cho uống thuốc mê, đầu thai tử phúc trung, hoặc chết yểu nhiều kiếp, cho lú quên hết kinh chú, rồi mới hành hình, vân vân. Đạt -Viễn nói : ‘ Chúng ta nhờ cậy tụng kinh mướn mà khá, nếu Ngọc lịch lưu truyền nhiều chỗ, thì nghề làm ăn chúng ta phải ế ! Dầu xé đốt Ngọc-lịch cũng không hết đặng, biết tính làm sao? Quán-Tiên nói : ‘ Tôi biết cầm cơ thỉnh tiên. Thầy sẽ bảo các sãi rủ người ngoài, hoặc bổn đạo đến coi thỉnh tiên. Tôi làm bộ cơ lên, viết chữ nói phá Ngọc-lịch thì chúng hết tin ‘. Đạt -Viễn đi khoe cùng nói tại am Thuần-dương (Lữ-đồng -Tân) thỉnh tiên linh lắm, ai cầu hỏi việc gì, thì đến mà hỏi, hoặc xin toa thuốc xin bùa, thần tiên cũng cho ‘. Thiên hạ nghe nói lưu truyền lần ra, nên ngày nọ nhiều người đến am Thuần-dương coi đạo -sĩ thỉnh tiên tới dưng hương chật trong chật ngoài. Quán-Tiên làm bộ lập bàn xông cơ, lúc đỏ đèn niệm chú, phun nước đốt bùa… Một lát cơ lên, đồng bưng cơ, thầy lại coi, viết chữ trên mâm cây vuông đổ cát. Quán-Tiên kêu ai biết chữ lên coi chữ tiên viết, Người biết chữ lên đàn, coi thấy trong mâm cát có bảy chữ lớn rằng : ‘ Ngô Thuần-dương tổ-sư chí hỉ ‘ và chín chữ nhỏ : ‘ Phàm nhơn khấu vấn giả, tốc tốc lai vấn ‘. (Nghĩa là : Ta là Thuần-dương tổ-sư đến rồi. Ai hỏi sự chi, mau lên mà hỏi). Ai nấy nghe đọc như vậy, thì rùng rùng lên đàn. Quán-Tiên nói : ‘ Đừng lại đông lắm, hỏi rộn không nên, vô từ người mà hỏi tử tế ‘. Đạt -Viễn quì lạy vái lớn rằng : ‘ Chẳng hay trong đời việc chi quí hơn hết, xin tổ-sư chỉ dạy Cơ viết nhiều chữ nhỏ như vầy :
    ‘ Thứ nhứt kính đạo -sĩ (thầy pháp) thứ nhì trọng thầy chùa, Đạo -sĩ dâng sớ, cầu đặng sống lâu. Hòa-thượng tụng kinh siêu-độ, đưa vong hồn về Tây-phương. Duy có một chuyện không nên nghe, là thứ Ngọc-lịch bảo ăn năn chừa lỗi làm lành mà trừ tội ! Có đâu dễ như vậy ! Nhiều người tin khắc bản lưu truyền mà gạt kẻ dốt phải lầm ! Nếu ai gặp Ngọc-lịch thì xé mà đốt đi, thì đặng phước lớn ‘.

    Người coi đọc rồi, lấy giấy chép ra chưa rồi bài ấy. Xảy thấy hào quang xanh lét chiếu vô đàn, Quán Tiên rùng mình té xuống đất, Đạt Viễn cũng nhào theo. Người chép bài ấy, đứng dựa bàn Lữ tổ, trợn mắt hét lớn rằng : ‘ Ta là Liễu tiên đây ! Vưng lịnh tổ sư truyền dạy cho đời rõ : Bởi vì người đời vô phước làm dữ không ăn năn. May nhờ trời nhậm lời Thập vương các thần tâu, ban phát Ngọc Lịch cho Đạm Si đem về, truyền người đời xem mà chừa lỗi, không dám phạm nữa, lời thần tiếng Phật tiên thánh khuyên răn. Thượng đế truyền chỉ Đô thành hoàng mỗi ngày canh phân phiên các du thần ngày đêm soi xét nhơn gian lành dữ. Nay có thầy chùa là Đạt Viễn, thầy pháp là Quán Tiến, dám ganh ghét Ngọc lịch, lên cơ mà giả nói gạt đời. Tội hai đứa ấy đáng đọa địa ngục hành tội cho đến kiếp rồi giam ngoài ngục A tì, không đặng đầu thai. Nếu ai ghét Ngọc lịch, mà không tin, cũng phạt như Quán Tiên Đạt Viễn vậy ‘. Nói rồi, ngó thấy cơ tự nhiên không ai vịn mà lên, viết 33 chữ như vầy :

Tâm bịnh tư tương tâm dược y.
Huyến nhục huân tính thiểu ngật ta.
Thơ trung tự hữu ba la mật.
Năng sử oan khiên tận thoát ly.
Ngô Liễu Tiên khứ dã

Thích nôm :

Bịnh tâm, thời trị thuốc bằng tâm.
Huyết thịt ít ăn đặng phước thầm.
Ngọc lịch thánh thần tiên Phật dạy.
Độ đời khỏi đọa, hết mê lầm,
Ta là Liễu Tiên đi rồi

Người coi chữ sao chép rồi, bước xuống nói rằng : ‘ Hồi nãy tôi chép còn một ít chữ thì hết bài trước. Xảy thấy một ông mặt xanh môi đỏ, lên đàn, bảo tôi truyền lời Lữ-tổ dạy, rồi đằng vân bay mất ! ‘. Ai nấy hãi kinh về hết. Không biết Quán Tiên với Đạt Viễn đâu mất ! Cách vài bữa nghe nói Quán Tiên với Đạt Viễn hai người bầm mình la hoài cho tới chết, mới biết quả báo nhãn tiền lẹ quá ! Ghê thay ! !

KINH-TÍN -LỤC
(truyền Ngọc-lịch, được phước)

Người bị chết trôi, lửa cháy, trộm cướp, tai họa, đều đổ tại thời vận, không dè tại mình làm dữ mà ra. Bởi chẳng kiêng trời đất, không tin Tiên Phật Thánh Thần, bất trung, bất hiếu, bất nhơn, bất nghĩa, hủy hoại lúa gạo, bỏ xả giấy chữ nho, sát sanh hại vật, khoe mình hiếp người, mê đờn ca, đắm tửu sắc, theo bài bạc gian lận, nếu phạm các tội ấy, dẫu có khỏi tội dương pháp, thì cũng bị thần phạt mắc tai họa. Nếu in Ngọc -lịch, gặp ai cũng giảng tội phước quả báo, sau thác đã tiêu hết tội, mà còn sống bây giờ cũng được hưởng phước sống lâu. Nay mới nghe cái tích làm lành đặng phước đổi rủi ra may, kể ra sau nầy, đều việc nhãn tiền, thiên hạ có nghe có thấy.

Ông Huỳnh-phương-Châu ở huyện Đại hưng, trấn nhậm huyện Khúc Dương, làm quau giáo thọ, vợ cũng làm lành. Khi đương làm việc tại đó, khắc bản kinh Kim cang, kinh Cảm ứng, kinh Âm chất, in mỗi thứ vài ngàn bộ, vợ in Ngọc -lịnh vài ngàn cuốn mà cho người, phóng sanh chim cá không biết mấy muôn ngàn mạng. Sanh năm người con trai, đầu lòng là Thúc Lâm đậu Than hóa, còn bốn người kế là Thúc Kinh, Thúc Kỳ, Thúc Huyển, Thúc Tuyên đều đậu.

Mục-quốc-Duy ở huyện Ngộ, đậu Tiến sĩ trào Minh Thiên Khải, ở nhà không làm quan. Hay thỉnh nhiều thiện thơ (kinh lành), thấy Ngọc-lịch liền sao tả cho người thấy, có rách thì dán lại, năm thất mùa thì đâu đậu thí lúa, lúc thiên thời thí thuốc. Con trai là Huệ Viễn đậu Tiến sĩ trào Minh Thuận-trị, cháu tên Đồng đậu Trạng nguyên, Cảnh Tuyên đậu Truyền lô, Kế Nhượng đậu Tiến sĩ. Con của Đồng tên Tảo đậu Bảng nhãn, các chắt đều bổ Hàn-lâm, Tiến sĩ , nối đời làm quan, cũng nhờ bố thí.

Bành-nhất-Âm ở huyện Trường châu, gặp thất mùa thì thí lúa, thấy thiện thơ thì in. Con tên là Cần, sao tả Ngọc-lịch dư trăm mà cho người, thi đỗ Trạng nguyên, chắt là Khải Phong cũng đỗ Trạng nữa, bởi nhờ thí Ngọc lịch.
Từ trước Đình ở huyện Côn san, làm biện lại với quan Nghiêm văn Tịnh. Khi trấn nhậm tỉnh Chiết giang, dân bị nước lụt. Trước Đình nói nung cho ông Nghiêm văn Tịnh bố thí, cứu sống nhiều mạng. Còn làm phước điều nầy : Lúc trào Minh vua Sùng Trinh, bị loạn, giặc bắt vài trăm phụ nữ, gởi tại Trước Đình bảo giữ giùm. Từ trước Đình lén cho phụ nữ bạc tiền, mà thả đi hết, rồi lập thế đốt nhà mà phi tang, đem bản kinh Ngọc-lịch với gia quyến trốn qua ở huyện Thái dương mà lánh nạn. Thuở nay Từ trước Đình in Ngọc-lịch thí cũng nhiều lắm. Đến thái bình, con trai lớn là Từ kiền Học thi đỗ Thám hoa, làm tới chức Thượng thơ , con giữa là Bĩnh Nghĩa cũng đậu Thám hoa, làm tới chức Thị lang, con út là Nguơn Văn làm tới Thiên quan chủng tể. Năm người con của Từ kiền Học là Thọ Cốc, Huỳnh Thọ Mẫn Thọ, Từ Bình, Từ Tuấn đều thi đậu.

Thái bội Lan ở Hồ-châu, ở hiếu đễ (thảo thuận), tiện tặn cho dư mà bố thí, hay thí thuốc cho nhà nghèo, con côi đàn bà góa cậy mượn thì chẳng tiếc. Nếu phụ nữ hoặc trẻ thơ làm mất đồ không dám về nhà, thì cho mà thường lại. Hay cho kinh Ngọc lịch, 84 tuổi không bịnh ngồi xếp bằng mà mãn phần. Lối xóm thấy có Tiên đồng Tiên nữ mời Bội Lan lên xe. Cháu là Khải Tôn, chắt là Thăng Nguơn đều đỗ Trạng.

Hùng triệu Đãnh ở huyện Nam-xương, làm thầy thuốc thuở 19 tuổi. Coi Ngọc lịch thấy khoản dung y hại người bị vào Hụơt -đại địa – ngục nên giữ mình trị bịnh kỹ càng và giảng cho thầy thuốc khác nghe nữa. Mình đã in thí, lại rủ nhiều Người, Phàm trị bịnh không nài cực khổ. chẳng luận giàu nghèo Nếu kẻ nghèo không có sậm, cũng tán nhỏ mà cho không. Nhà giàu thưởng bao nhiêu tiền, đều tùy cơ bố thí cho kẻ khó. Gặp năm thất mùa, thì đi bộ coi mạch chẳng nỡ làm tốn tiền xe người. Vợ cũng hiền đức, thuận theo ý chồng, mùa đông bận áo vải cũng không phiền. Đến 80 tuổi, nhằm ngày sanh Triệu-Đãnh, xảy thấy thinh không hiện ra một bức lụa đỏ, thông giữa căn nhà để chữ vàng rằng :
Phụng thiên đế mạng, Hùng-triệu-Đãnh phó Phước-kiến tỉnh thành hoàng tử nhậm ‘. (Vương chỉ thượng đế phong, Triệu Đãnh làm thành hoàng tỉnh Phước-kiến)
Cách ba bữa mùi hương đầy nhà. Triệu Đãnh tắm gội, thay y phục mới, ngồi xếp bằng mà mãn phần, con cháu thi đậu nhiều đời.

Trung-mạnh-Cầu làm quan Án-sát trấn tỉnh Hà-Nam, tánh ở thanh liêm có ân oai nhơn chánh. Có khắc bản Ngọc lịch, Âm-chất, văn giới sát của Liên-trì đại sư (nay đem chung vô Ngọc-Lịch rồi). Tánh ghét họa hình tục tĩu, bài thuốc tráng dương, bài thuốc phá thai và đồ nghề bài bạc. Nếu gặp thì hủy hết, ai cáo thì được hưởng. Năm nào thất mùa dân đói thì thí lúa, cho tới xứ khác nữa. Vợ cũng cầm đồ mà phụ với chồng in Ngọc-lịch và thiện thơ. Những kẻ nghèo bệnh đều nhờ ơn hai ông bà. Sanh năm trai đều thi đỗ làm quan.
Trương-xuân-Phố nhà giàu mà cần kiệm như nhà nghèo thấy thiện-thơ thì bảo con cháu sao tả cho người. Tánh ở thuần hậu, con cháu hay tả kinh, sau thi đậu tới đời chắt.

Tỉnh Chiết-giang phủ Hàng-châu, Từ-văn-Kỉnh làm đại thần mà hay giảng kinh sách tam-giáo, in Ngọc-lịch, có khắc thêm Kỉnh-tín-Lục là các bài nói trước đó mà cho đời. Mẹ ngày nào cũng niệm Phật Quan-Âm. Năm đói thời thí lúa. Sau con làm tới Chủng-tể, các cháu thi đỗ làm quan.

Trần-thị là họ lớn tại huyện Hải-ninh lập trại hàng thí quan khách, thí thuốc, thí đất cúng, tối trời thấp đèn ngoài đường đi, thí Ngọc-lịch. Con cháu thi đậu, nổi danh tỉnh Chiết-giang.
Tại tỉnh Chiết-giang, phủ Hàng-châu, có bốn họ đại phú là : họ Quan, họ Uông, họ Tôn, họ Triệu, đều nối đời nhơn đức bố thí nên giàu bền không cổi. Họ Quan, cha con thi rồi, về lo giải thiện-thơ, kế nghe báo, cha con đều đậu. Còn họ Uông tới đời nay còn thí thuốc Tử Hà, giàu hoài không cổi. Họ Tôn thí Ngọc-lịch và các thiện-thơ. Họ Triệu thí quan quách quần áo, Bốn họ ấy giàu bền, lại phát quan, là nhờ bố thí làm phước.

  • Lưu-học-Triều ở huyện San-âm, năm Bính Thân, trào Càn-Long dắt gia quyến đến kinh đô đợi bổ ra làm quan. Dọc đường gặp đàn bà bận áo đỏ, nói : ‘ Hồi tôi còn sống, muốn in Ngọc-lịch một trăm bộ, bị ông cản trở hại tôi bây giờ mắc tội dưới Âm-phủ ‘. Lưu học-Triều hãi kinh nhìn lại, là nàng họ Trịnh vợ của người đầy tớ cũ. Đi tới kinh phát bịnh, hay thấy hồn nàng họ Trịnh đến gây hoài. Vợ là họ Khương hay sự ấy, vái in hai trăm bộ thí cho họ Trịnh. Lưu-học Triều vùng nói : ‘ May nhờ ơn Phật tôi được siêu độ ‘. Nghe in vọng nàng họ Trịnh ! Khương thị càng tin, lo in lập tức cúng tại am cô vãi. Cách nửa tháng, hai vợ chồng đồng thấy nàng họ Trịnh về lạy tạ rằng :’ Nhờ ơn in Ngọc-lịch, tôi đặng đầu thai, Diêm vương chia phước cho bà phân nửa, sau gặp nhiều sự may ‘. Lưu-học-Triều thức dậy, liền mạnh.Cầu-phục-Sơ ở tỉnh Nam-kinh là người chí hiếu với cha mẹ, Vợ chết, có con là Đại Vinh cũng có hiếu. Tánh Phục-Sơ không tin có quỉ thần địa ngục. Ngày kia đi buôn bán đặng cuốn Ngọc-lịch đem về, cha con coi với nhau, cha gọi nói huyễn nên bỏ dẹp trên gát ! Con là Đại Vinh mộ lắm, muốn kiếm bản in ra lưu truyền, sợ cha quở nên không dám. Phục-Sơ bịnh nặng, ngó thấy nhiều con quỉ dị hình tới phá, bèn kêu con mà than rằng : ‘ Nay mới biết có quỉ ma địa ngục, ăn năn xưa không tin Ngọc-lịch mà ở theo ! Đại -Vinh nghe nói, liền vái in ba trăm cuốn mà lưu truyền, cầu cha mau mạnh. Phục-Sơ nghe quỉ nói :’ Ông Táo đã đề hai chữ Thuận Tuân trên trán Phục-Sơ, không bao lâu sẽ có chiếu chỉ Ngọc đế đến, chúng ta trốn trước cho mau, kẻo nữa bị quở ‘. Phục-Sơ liền mạnh.

    Hạ-kiến-Mô tự Hữu-kiều, ở huyện Tiền-đường, thuật chuyện chiêm bao rằng :’ Năm Mậu Dần ta dạy học tại nhà họ Cao, Lúc tháng tư, ta soạn sách cũ trên gác, gặp cuốn Ngọc-lịch, coi rồi thì xét lẽ dạy thì phải, song không chắc thiệt sự như vậy. Nhưng mà thấy lời nói rẽ ròi, tuy kẻ dốt đàn bà nghe cũng dễ hiểu, vậy là một lẽ chánh, khuyên đời làm lành răn dữ như sách nho. Vả lại giá in cũng rẻ nên vái in thí một trăm cuốn. Cách vài ngày xem lại, thấy nhiều lời nói quái gở, mình là người học nho, không lẽ nói cho ai nghe. Nghĩ như vậy nên tính lại không in Đã gần đi thi, không rảnh đâu mà suy xét việc ấy. Vào thi nạp quyển rổi, về nhà ngẫm nghĩ mình đặt hai câu chưa êm, e khi phải rớt, nên trong bụng buồn bực, nằm mơ màng thấy một ông cao lớn, ăn mặc đồ xưa, gò má có triều, râu dài như hình ông Tô-đông -Pha vậy. Ta lấy não bài vở trong trường đưa xin xem thử đâu rớt. Ngài dạy rằng :’ Ta biết tánh chàng đủ tài đức, khoa nầy chắc đậu còn ngại nỗi gì ! Song ngươi đã gặp Ngọc-lịch, sao không in mà cho thiên hạ ? ‘ Ta nhớ trực lại, thưa rằng :’ Ngọc lịch e sợ không thiệt chăng ? ‘ Ông già nói :’ Địa ngục dưới Âm phủ, là tại lòng người làm phạm các tội nơi địa ngục. Nếu lòng người chẳng phạm các điều ấy thì có địa ngục cũng như không. Mình thông lý sao còn chưa hiểu mà nghi không thiệt ? Mau in mà thí, đừng dụ dự hồ nghi nữa ? Ta thức dậy, chưa dám nói với ai. Thiệt tới kêu tên mới biết chắc đậu nên in một trăm cuốn và phụ thêm sự chiêm bao vô đây.

    Tôi là Cao-Lan, tự Nhơn-Hòa ngày 11 tôi qua mừng cậu tôi là Hạ-hữu-Kiều thi đỗ. Cậu tôi thuật chuyện chiêm bao điềm lạ… và đưa bài tự thuật cho tôi xem, tôi cũng lấy làm lạ ! Khi ấy con tôi là Hiển Tăng có đậu ba bốn ngày mà không tốt. Đến rằm vợ tôi là Phùng thị, con gái tôi là Trinh-Khanh cũng có đậu nữa. Kế một tên học trò, một con tỉ tất cũng có đậu, tôi lấy làm hãi kinh ! Đêm ấy thắp hương đốt sớ chịu ăn năn chừa lỗi, nguyện in ba trăm cuốn Ngọc-lịch cho người và thả 30 muôn vạn cá. Vái rồi không đầy mười ngày mà bốn người mạnh. Còn Hiển Tăng yếu đuối nên chậm hơn, sau ra mũ lỗ tai rồi cũng mạnh. Lấy làm lạ điều nầy : vợ tôi đậu rựng mọc, mà mọc không đặng, thầy thuốc sợ nhập vô làm khổ, kể từ tôi đốt sớ ba ngày, ra mồ hôi ba lần, rồi tiêu mất ! Nhờ ơn thần phò hộ bình an là vì vái in Ngọc-lịch mà linh nghiệm như vậy mới tin cậu tôi thấy chiêm bao là điềm thiệt, nên khắc thêm sự tôi vào đây, cho thiên hạ biết. Nhằm tháng 9, vua Gia-Khánh 23.

    Kinh Ngọc-lịch lưu truyền đã lâu. Ông nội tôi là Văn-Kỉnh có khắc bản in thí, ai tin làm theo đặng gặp phước đều khắc thêm vào đây rồi. Năm ngoái Hạ-hữu-Kiều thấy chiêm bao, in một trăm bộ. đưa cho tôi một cuốn, tôi động lòng muốn in thêm, ngặt lúc không dự, Năm nay thi đỗ, thân hữu lễ mừng, tôi đều lấy mà in một trăm cuốn và khắc thêm lời nầy vào đây. Từ-Chương ở huyện Tiền-đường, ghi tháng mười, năm Kỉ-Mảo Năm Mậu-Dần, Hạ-hữu-Kiều làm chức Hiếu liêm, qua Tô-châu cho tôi một bổn Ngọc-lịch, tôi coi tới câu : ‘ Địa ngục là tại lòng.’ Tôi ngẫm nghĩ ra lý quả báo. Qua năm Kỉ-Mão cháu lớn tôi bịnh nặng tôi vái in Ngọc-lịch cầu cho cháu mạnh, thiệt quả đặng sống. Tháng hai năm nay, con trai lớn tôi là Lượng-Dần đau chứng yết hầu gần chết, tôi vái trời xin cho con mạnh, thì in Ngọc-lịch phái liền. May ra mồ hôi mà mạnh đổi họa ra phước, nên cám ơn trời phật thánh thần. Khi trước tôi gởi cho bằng hữu qua Hàng-châu in ba trăm bổn nữa, có khắc in thêm khoản nầy cho các nơi khác. Kinh nầy đáng kính, nên tôi ghi vài lời xin các vị thiện tâm rán rủ in ra khuyên đời, thì đặng phước nhiều lắm. Khi ấy niên hiệu vua Đạo Quang năm thứ nhứt là Tân-tị, tháng tám. Cát-võ Điền hiệu Du -nhuận đương ngụ ở Tô Châu đề.

    Niên hiệu Dạo-Quang năm Quí-Tị, mùa thu, tôi là Phan-quang Thọ ở sông Tiền đường, bởi em bạn dì tôi là Châu-phước-Tăng, Táo-thủ-Tăng khắc bản khuyên tiếc lúa gạo, trọng giấy chữ, lại tính khắc Ngọc lịch in cho đời. Tôi nói : ‘ Sự địa ngục là u minh, không đáng tin. Vả lại muốn lượm giấy chữ đà tốn hao, khắc bản tốn nhiều, vô ích ‘. Hai anh em nghe tôi nói thôi làm. Qua mồng ba tháng giêng, năm Giáp Thân (năm sau), tôi chiêm bao đến chùa Văn Xương đế quân, kêu tên thì vào hầu. Tôi vào quì lạy. Phán quan nói lớn rằng :’ Ngươi đã chẳng tin thì thôi, sau cản người làm lành ? ‘
    Tôi tâu rằng :’ Thuở nay tôi không cản ai làm việc lành ‘. Phán quan hét lớn rằng : ‘ Ngươi quên sự cản khắc bản Ngọc-lịch sao ? Ngươi hãy nói nhiều chuyện nên trễ đậu tú tài đã mười năm và chết nhiều đời vợ ; nếu còn nói điên như vậy, thì thấy chết yểu ! Như biết ăn năn, nguyện khắc bản kinh, khuyên đặng ngàn người chừa lỗi làm lành sắp lên, thì tiêu tội trước, mà được phước sau ‘. Ta giựt mình thức dậy, mồ hôi dầm mình ! Song còn nghi mộng mị không chắc. Vả lại nhằm dịp Tết, bằng hữu rủ chơi bời, nên chưa lo khắc bản. Qua 27 tháng sau, ta thổ huyết hai búng, mệt xỉu ! Thấy phán quan khi trước, mặt giận nạt rằng : ‘ Ngươi mới ăn năn rồi cũng quên nữa, nay họa đến rồi ! Bữa sau tôi kêu hai người em mà nói các điềm ấy nguyện ăn chay bảy ngày, mướn nhiều thợ khắc rút, mười ngày rồi bản nầy, khắc thêm sự mình in luôn cho người, xin thiện nam tín nữ rán khuyên đời ăn năn hoặc vẽ ra bức Thập điện theo trong kinh mà treo trên vách, ngó thấy mà giựt mình, năng coi năng đọc Ngọc lịch mà sửa lòng chừa lỗi, làm lành lâu ngày thì có phước. Nếu chẳng tin. e phải bị gương tôi. Phan-quan-Thọ ở huyện Tiền-đường đề.
    Tiên Phật hay nói nhơn quả, còn kẻ học nho hay chê là dị đoan ! Sao chẳng xét ? Thích là Phật, đạo là tiên tuy dạy khác đạo Nho của thánh song cũng dạy người làm lành như nhau, nên tam giáo như một. Tôi xem hết cuốn Ngọc-lịch, ý dạy cũng như sách Nho, mà nói rành rẽ dễ hiểu, không cần văn chương đối đáp, miễn cho đời dễ hiểu mà ở thì hơn, tới đám đàn bà con nít cũng nghe chung đặng nữa. Người đời ít kẻ văn học nên bảo ở nhơn nghĩa trung hiếu thì mấy ai hiểu thấu mà làm, chi bằng Ngọc-lịch nói sự báo ứng, làm điều chi được phước, ở làm sao thì mang họa, người thấy giựt mình mà hồi tâm. Mới coi thì là lời khuyên răn, xét kỹ thiệt dạy đường đạo đức, phải là gìn lòng sửa nết cho nên người trung hiếu nhơn nghĩa chăng ? Như vậy thì công lớn lắm, có phải thua sách nho đâu ? Niên-hiệu Gia-Khánh 22 là năm Dinh-Sửu, mùa xuân ghi lời bạt (không để tên).

  • KHUYÊN PHỤ ÍT LỜI
    (cũng không đề tên)
    Lành dữ người đã làm, phước họa trời không vị. Biết lành đáng làm mà không làm, sao phải người lành. Biết dữ đáng chừa mà không chừa, thiệt là tội dữ. Sự quả báo ai mà không hiểu ? Sao lại không làm phải can tâm làm quấy mà chịu trầm luôn ! Người đời nhờ cơm mà sống nếu có hơi muốn thiu, thì đem đổ, có khi đạp . cơm cháo cũng không sợ tội. Nếu kẻ ăn mày, đặng cơm cháo thiu ấy mà ăn, cũng sống đỡ một lát. Đồ ăn ngon vào bụng thì hóa đồ dơ, sao lại chê cơm nguội ! Huống chi kẻ làm ruộng gần bên lúa gạo cực khổ trăm bề, mình có mà ăn, lại hủy hoại như vậy, tội biết chừng nào ? Họ ăn mì hay đổ nước, sao không nghĩ đồ vụn, cũng là cơm cháo, nếu chừa cặn, thì tôi tớ nó đổ nơi chỗ dơ ! Nếu không ăn nước, thì vớt mì vụn mà ăn cho hết . Nếu huỷ -hoại cơm cháo vật thực thái quá, e bị Lôi -công . Kinh nói cữ sát sanh, hoặc phóng sanh, là nói vật lớn : còn ta nhắc vật mọn cho đời nhớ . Người hay nuôi chim, như chim quyên nhồng sảnh keo két cưỡng sáo, các loài chim hay ăn trùng dế cào -cào, châu chấu v .v … thường ngày phải bắt vật các ấy mà nuôi nó kêu nó nói cho êm tai mà thôi, chẳng kể giết không biết mấy muôn ngàn mạng vật mọn mà nuôi nó, trong lương tâm đành đoạn hay sao ? Còn người gọi ốc là rẻ nên hay ăn song thiếu chi vật rẻ tiền, mà phải ăn ốc ? Một bữa ăn hơn vài trăm mạng ! Đáng lẽ đã cữ, lại mua ốc mà phóng sanh, đặng chuộc tội trước . Còn ăn cá là thường, song những cá nhiều trứng, nếu trứng cá tươi, chưa vấy muối, để lâu cũng còn nở . Sao không dặn kẻ nấu ăn, nếu làm cá gặp trứng thì lấy bao đất mà bỏ xuống sông, mình nhín ăn một đũa mà phóng cả ngàn mạng cá con (ấy là lời ông Lữ đồng Tân giáng cơ có dạy). Phóng sanh thế ấy khỏi tốn tiền mà phước lớn lắm . Nếu vì một miếng ăn mà chết trăm ngàn trứng cá sao đành, dầu vật mọn cũng vậy .

    KHUYÊN ĐỪNG MÊ TỬU SẮC TÀI KHÍ

    Rượu chớ uống nhiều, nhiều thì say, say thì hư việc cả .
    Sắc chớ ngó nhìn, nhìn thì mê, mê thì mắc tội đầu .
    Bạc chớ tập đánh, đánh thì tham, tham thì thâm vốn liếng .
    Giận chớ làm dữ, dữ thì đánh, đánh thì bị lao tù (củ).
    (Phủ) : Kiêng rượu không say, giữ tánh thường .
    Đừng mê hoa nguyệt, chẳng tai ương,
    Không theo bài bạc, còn gia sản .
    Giận tức mà dằn, hoạ khỏi vương (Hành tố).

    TÍCH NGƯỜI KHÔNG TIN GIÁNG CƠ

    có người kia thấy thỉnh cơ thì không tin, nói bày đặt lên giả . Lúc đó cơ lên xưng Ngọc -Hổ tiên sanh . Va cười ! Cơ viết bài thơ 8 câu, va thất sắc, quì lạy . Cơ nói nàng ấy đã thôi ở lầu xanh, có chồng rồi, ngươi đặt thơ gởi âm phủ có lục bài thơ , ta thấy làm án nặng, viết cho ngươi sửa nết, y hoảng, vì mới đặt não chưa gởi mà thần tiên hay . Năm sau y thác . Tám câu thơ y sau đây: Tử quỉ bay hoảng khóc tàn canh .
    Đoái lại Chương đài cụm liễu xanh .
    Hoa nở có kỳ tằm ruột đứt,
    Mây tan không ngỡ bướm hồn đoanh (giấc điệp)
    Nhớ chừng ngõ phớt xô khuôn cửa .
    Quá chén cười mơn nựng bức tranh .
    Còn ấp tì bà năm trước chẳng ?
    Tầm Dương tình cũ trả lời rành ?

    BÀI THỜ KẾT :

    Trần làm gia chánh sách nêu danh :
    Hành thiện tu tâm tại học hành .
    Tố vị giàu nghèo dùng phải tố .
    Thanh liêm phận sự giữ cho thanh .
    Phước nhiều bởi dạ làm lành lắm .
    Đạo cả nhờ kinh giảng nghĩa rành .
    Nhơn đạo xong rồi tiên đạo có .
    Kỳ công chừa quá bước mây xanh .

    PHỤ DỊCH

    LỜI TỰA DƯƠNG-PHÁP -TRÌNH IN KINH NGỌC LỊCH

    Quan-đế giáng bút tại đàn nhà Dương-pháp -Trình, bảo in Ngọc lịch phải thêm 20 khoản hựu tội của Lữ Tổ xin phép Đại -Sĩ với Địa tạng mà giáng cơ và có các tiên giáng .

    LỮ TỔ PHỤNG SẮC GIÁNG BÚT

    và chú giải 20 khoản
    Ta là Thuần -Dương đặt 20 khoản xin ân xá, nhờ Quan-âm Địa -Tạng nhận lời tâu lại, nên truyền chỉ cho ta phải phụng chỉ Thế -tôn Như lai truyền dụ 20 xá khoản . Nếu ai lương thiện, làm theo 20 khoản ầy, thì thành Phất tiên thánh, hiền . Nếu kẻ dữ, thấy 20 khoản nầy, thề cải ác, ở theo điều lệ đây, thì khỏi luân hồi trả quả . Ta giáng bút sau đây :

    1. HIẾU : Con có hiếu với cha mẹ là điều lành trước hết, học trò có hiếu thì thi đỗ . Nếu ai bất hiếu thì trời phạt khốn khổ, tai nạn, chết tật bịnh, chết yểu (chết cách dữ). Dầu người tu tam giáo cũng vậy, hiếu thì siêu, bất hiếu thì đoạ . Sự hiếu đã hết lòng phụng dưỡng, biết có cha mẹ chớ không biết có mình, phải cung kỉnh chịu lụy thiệt tình cho song thân đẹp ý . Nếu cha mẹ bất bình thì con mang bất hiếu .

    2. KỈNH : Kính sợ trời Phật thánh thần, nên không dám làm việc quấy, lòng kiêng sợ là kỉnh, không phải lạy cúng là kỉnh . Như kỉnh kiêng phép nước, không dám phạm phép luật, chớ không quì lạy .

    3. TRUNG : Như tôi ra trận, liều mình trả ơn chúa . Còn quan gián nghị can vua không tiếc mạng . Quan Trấn thanh liêm, thương dân, mảng lo việc nước mà quên việc nhà, vì hết lòng hết sức . Tôi tớ phải hết lòng trung với chủ nhà . Bạn bè trung tín với chủ tiệm . Người thay mặt trung với chủ . Còn như tá điền lo lúa ruộng, dân lo xâu thuế nước, cũng gọi là trung (hết lòng).

    4. NGHĨA : Là sự phải lẽ, không làm trái lẽ, chẳng dám quên ơn, không làm việc quấy . Xử cho phải nghĩa là quân tử .

    5. THỦ : Giữ bổn phận bền chí cho qua thời, không vì nghèo nàn mà đổi tiết, Phải thủ thân vì trọng, không dám làm cho hư thân thể mình, thủ khẩu không dám nói tổn đức .

    6. NHẪN : Nhịn dằn thì được phược khỏi hoạ . Như Lâu sư Đức, Trương công Nghệ, Lưu Khoan . Nếu không nhịn, thì chẳng hoà .

    7. ĐOAN : Ngay thẳng, một sự ngay thẳng thì không tội . không nhập bọn tà vạy, cứ chánh trực công bình, sẽ thành thần thánh .

    8. PHƯƠNG : (Vuông) : Ở có mực thước, làm việc vuông tròn .

    9. NHƠN : Ở có nhơn là hay thương xót, chẳng nỡ hại người hại vật, mình no mà người đói không đành, hay làm ơn phước .

    10. HẬU : Ở có hậu, thì không vong ân bạc ngãi, không khắc bạc ai hết . Người có ân hậu là người hiền lành lắm .

    11. BẤT KIÊU BẤT TRÁ : Chẳng kiêu chẳng gạt : giàu cũng không khoe khoang, giỏi cũng không kiêu ngạo . Châu-công là bực thánh, làm ngự đệ mà còn chẳng dám kiêu . Kiêu như Thạch -sùng, giàu cũng mắc họa . Còn không dối thì là chơn thiệt, chẳng gạt ai, chẳng thất ngôn thất tín thì khỏi phạm vọng ngữ, chơn thiệt mới thành .

    12. BẤT THAM BẤT SÂN : không tham không giận, Tham thì sanh giận, giận thì sanh dữ, nên tam giáo đêu cấm hai điều ấy . Qang-âm nói:

Sân thị tâm trung hỏa, năng thiêu công đức lâm,
Dục hành bồ tát đạo, nhẫn nhục hộ chơn âm .

Thích nôm :

Giận thiệt lửa trong lòng, như thiêu hết đức công .
Muốn theo bồ tát dạy, dằn nhịn dạ như không .

13. BẤT KHÍ BẤT VÕNG : Không dối, không ngang . Không dối thì lòng công, không ngang thì khỏi phạm thượng, giữ tánh khiêm nhường .

14. BẤT TÀ BẤT DÂM : không vạy, không tà dâm . Lòng không chánh là tà, không phải thê thiếp mình, mà muốn là tà dâm (dâm ác) chẳng nên thấy sắc tốt mà sanh lòng tà dâm vọng tưởng .

15. TƯƠNG THÂN TƯƠNG MỤC : Thương nhau, hòa nhau . Lòng thân là tưởng không ghét ai, hòa là không gây tung với ai . Coi bốn biển như một nhà, coi thân ai như thân này . thương người như thể thương ta .

16. ĐỒNG THIÊN ĐỒNG THÀNH : Mình lành khuyên người làm lành, mình thiệt tình, khuyên người thiệt tình cũng hết lòng thành như mình .

17. HÓA KỶ HÓA NHƠN : Sửa mình cho thành đức, rồi lo dạy người sửa người đặng đức hạnh như mình, không tiếc công dạy .

18. HÓA ĐẠO HÓA NGHĨA : Giữ theo đạo luân hồi, xử cho phải nghĩa,
hay trượng nghĩa giúp người, nhứt là bằng hữu sửa lỗi nhau .

19. QẢNG KHUYẾN QUẢNG HÀNH : Rộng khuyên, rộng làm . Mình khuyên người làm lành làm phải, mà mình cũng làm ơn làm phước cho nhiều .

20. VÔ PHI, VÔ THỊ : Không sanh việc thị phi . Nếu lòng ở công, không phân người phân ta, nói người phải mình quấy, thì không sanh việc thị phi .
Nên giữ được 20 điều ân xá thì siêu .

  • ĐỊA -TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT GIÁNG BÚT
    (Tựa Công-quá-cách)
    Người đời không cho con học chữ nho, nên không thông đạo lý. Cứ tưởng cúng chùa dưng hương là lành, rước sãi thầy tu tụng kinh làm chay thì siêu độ vong hồn đặng ! Các điều ấy có phải làm lành làm phước đâu ? Làm lành là làm phải lý, lại khuyên người làm phải, thì trời xuống phước. Ta thấy người đời ở với cha mẹ không hiếu gì, cha mẹ mãn phần thì nói : ‘ Sa địa ngục rồi ! Phải rước sãi làm siêu độ ! ‘ Các sãi bày ra làm mị, như gởi kho vàng bạc, phá ngục, bong đầu phướng đặng tiếp dẫn vong hồn lên Tây phương. Có lẽ gì thọc cây tre mà phá đặng địa ngục ? Nếu quả như vậy, thì kẻ giàu sang làm dữ, thác rồi con cháu rước đông sãi tụng kinh niệm Phật thì vong ra khỏi ngục sao ? Người hiền lành mà nghèo, không tiền rước sãi làm như vậy, thì không ra khỏi ngục sao ? Như vậy trời đất cũng vị nhà giàu mà hà hiếp nhà khó hay sao ?
    Còn như Phật ở Tây phương, công đâu mà vị nhà có tiền phải cứu vớt ? Tâm là Phật, tâm là thiên đường, lòng lành thuận lòng trời thì cầu vong khỏi tội, lòng chẳng lành nghịch lòng trời thì cầu không đặng. Nếu không làm phước cứ mỗi ngày rước thầy tụng kinh cầu siêu hoài, Phật muốn cứu cũng không lẽ cứu được. Ta cũng là Phật lẽ đâu không hiểu phép. Làm lành tuy không cầu Phật mà Phật cũng phò hộ. Nếu làm dữ, có lạy Phật cho đến sói đầu, cầu cũng không đặng. Ta khuyên đời nghe lời ta, cứ ở theo luật Công quá cách, đừng làm các điều dị đoan trái lẽ, tuy chẳng cầu ta cũng độ vọng, không cần rước sãi.

    VĂN-ĐẾ BÁ-TỰ-MINH (GHI TRĂM CHỮ DẠY ĐỜI)

    Quả dục tinh thần sảng Dục ít tinh thần khoẻ.
    Đa tư huyết khí suy, Lo nhiều khí huyết phai.
    Thiểu bôi bất loạn tánh. Vài chung khôn loạn tánh.
    Nhẫn khí miễn thương tài. Một nhịn khỏi hao tài.
    Quí tự tân cần đắc. Sang tại siêng năng, đổ.
    Phú tùng kiệm ước lai. Giàu nhờ tiện tặn dai.
    On nhu chung hữu ích. Dịu mềm sau có ích.
    Cường bạo tất chiêu tai, Hung dữ sẽ mang tai.

    Thuận xử chơn quân tử.
    Khiêu toa thị họa tại.
    Am trung hưu sử tiễn.
    Qai lý Phóng ta ngai.
    Dưỡng tánh nghi tu thiện
    Khi tâm mạt ngật trai,
    Nha môn hưu xuất nhập
    Hương đảng yếu hòa hài.
    An phận thân vô nhục.
    Nhàn phi khẩu vật khai.
    Thế nhơn y thử khuyến.
    Nạn thối phước tin hồi.
    Khéo xử nên quân tử,
    Xui mưu rấm họa thai.
    Chốn thầm đừng bắn lén
    Cảnh nghịch giả ngây hoài.
    Tánh tốt gìn tam thiện.
    Lòng gian uổng thập trai.
    Nha môn đừng kiện cáo
    Làng xóm chớ chê bai.
    Bổn phận nương cơ tạo.
    Thị phi lấp lỗ tai.
    Lời nầy ai giữ đặng.
    Nạn khỏi phước lâu dài.

    ĐƯƠNG -THỦ TRAI -KỲ
    (một năm ăn chay 61 ngày vía lớn)

    Bốn ngày tháng giêng : mồng 1 , lệ tế trời và vía Phật Di -Lạc, (vái…) Mồng 8 vía Ngũ -điện Diêm La Vương (vía ăn năn làm lành như mồng 1). Mồng 9 vía Ngọc-hoàng thượng đế (bái cải quá…) Rằm Thiên quan đại đế.
    Sáu ngày tháng hai : Mồng 1 vía Nhứt điện Tân -quáng vương (nguyên y Ngọc lịch ). Mồng 2 vía Thổ địa chánh-thần. Mồng 3 vía Tử -đồng Văn -xương đế quân. Mồng 8 vía Tam điện Tống đế vương (vái…). Rằm vía Thái thượng Nhạc nguyên soái (tụng Cảm ứng). 19 Quan-âm, (tụng Phổ môn Cứu khổ, Cao-vương).
    Sáu ngày tháng ba : Mồng 1 vía Nhị -điện Sở-giang-vương (vía…). Mồng 2 Chơn -Võ Huyền thiên thượng đế (nguyện tụng kinh Báo ân). Mồng 8 vía Lục điện Biện -thành -vương (vái…). Rằm Lôi -đình đại tướng. 16 vía Chuẩn -đề Bồ -tát. 27 Thất điện : Thái sơn vương, 28 Đông -nhạc đại -đế.
    Năm ngày tháng tư : Mồng 1 Bát đẳng vương (vái…) Mồng 8 Cửu điện Đô thị vương (vái…) 14 Lữ Tổ Rằm Thích -ca Như -lai (tụng Kim -cang). 17 Thập -điện Chuyển -luân xương (vái…)
    Sáu ngày tháng năm : Mồng 1 Nam-cực tiên ông. Mồng 5
    Lôi đình Đặng thiên quân, 11 Đô-thành – hoàng . 13 Quan Thái tử, (14, rằm 2 ngày cấm phòng).
    Bốn ngày tháng sáu : Mồng 1 Rằm 19 Quan-âm thành . 23 Quan đế Linh quan .
    Bốn ngày tháng bảy ; Mồng 1 ngày sóc . Rằm Địa -quang đại đế . 18 Diêu-trì Tây vương mẫu . 30 Địa tạng vương (vái …).
    Bốn ngày tháng tám : Mồng 1 Diệu -tế chơn-quân, Mồng 3 Táo -quân (tụng kinh …) Rằm Thái âm hoàng hậu (tụng thái -âm). 24 Táo mẫu (bà Táo) tụng kinh ông Táo).
    Bốn ngày tháng chín : Mồng 1 Nam-đẩu . Mồng 9 Phong đô đại đế, 13 vía Mạnh -bà . Rằm ngày vọng .
    Năm ngày tháng mười : Mồng 1 Đông-hoàng đại -đế . Mồng 8 Niết bàn (phóng sanh). Mồng 10 ngày cấm phòng . Rằm Thủy quan đại đế . 30 Châu tướng quân (ông Châu).
    Bảy ngày tháng mười một : Mồng 1 ngày sóc . Mồng 4 Khổng tử thánh nhơn . Mồng 6 Tây nhạc đại đế . Rằm ngày vọng . 17 A Di Đà Phật (tụng Di Đà). 19 Thái dương (tụng kinh Thái dương), 23 Trương tiên (Phàm vía này, vía Linh quan Thái tử, ông Châu, vía ông Quan đế, đều tụng kinh ông ; Minh thánh Vĩnh Mạng).
    Sáu ngày tháng chạp : Mồng 1 ngày sóc . Mồng 8 Thích ca . Rằm ngày vọng, 23 đưa ông Táo chánh vía 24, 30 chư Phật giáng thế .
    Tháng nào thiếu, 29 thế 30 . Tháng nhuần tính theo tháng trước .
    Nếu ai ăn chay vía trước nhiều không nổi, thì giữ chay nầy .

    BÀI SÁM HỐI QUÁ, TIÊU TỘI NHỰT KỲ

    Trần -huyền -Trang là thầy Tam-Tạng thỉnh kinh Tây-phương về, có dưng sớ cho vua Đường Thái -Tôn, mỗi tháng có một ngày nhằm giờ lay sám hối cho nhằm hướng chư Phật hội nghị . Vái nguyện ăn năn chừa lỗi cữ và nguyện làm phước mới cho tiêu tội . Chẳng phải lạy không mà trừ tội đặng . Phật cho hối quá tùng thiện .
    Tháng giêng, tảng sáng ngày mùng 1, lạy hướng nam 4 lạy, vái .’ 2, mùng 9, 5 giờ sáng, lạy hướng nam 4 lạy, nguyện . ‘ 3, ‘ 7, tối 10 giờ, lạy hướng tây 4 lạy, tháng 4, mùng 8, tối 10 giờ rưỡi lạy hướng đông 4 lạy, nguyện ‘
    ‘ 5, ‘ 3, mặt trời lặn, lạy hướng đông 4 lạy, ‘
    ‘ 6, ‘ 7, tối 10 giờ rưỡi lạy hướng nam 4 lạy, ‘
    ‘ 7, ‘ 6, mặt trời lặn, lạy hướng đông 4 lạy, ‘
    ‘ 8, ‘ 8, đứng bóng , lạy hướng nam 9 lạy, ‘
    ‘ 9, ‘ 9, đứng bóng, lạy hướng nam 9 lạy, ‘
    ‘ 10, ‘ 1, đứng bóng, lạy hướng nam 9 lạy, ‘
    ‘ 11, ‘ 3, đỏ đền, lạy hướng tây 9 lạy, ‘
    ‘ chạp ‘ 3, mặt trời lặn, lạy hướng tây 9 lạy, ‘

    Ngày ấy ăn chay niệm thầm : Nam mô A-di-đà Phật, đặng lấy câu lạy mấy câu . Chừng lạy, thắp nhang ba cây, căm trên hương, nhắc ghế (bàn) để ngay hướng đó, có đèn cũng đủ, à quả tự ý, không ngơ cũng được . Bận áo dài, đứng chắp tay iệm 6 chữ Di-đà 100 câu, ít nữa 10 câu . Rồi vái tên họn mình gày nay nguyện cải ác tùng thiện . Ở theo Công-quá -cách, cầu êu tội cũ, mà nhờ phước trời Phật thánh thần cho, rồi lạy y số . ân hương, dẹp bàn ghế, niệm Phật . Làm được như vậy ba ăm, thì cảm động bề trên, trong nhà bình an, tai qua nạn khỏi, làm hoài chung thân, sống được phước, thác khỏi tội . Cũng như lặt bàn lạy vía Thập -vương, lạy Thập -vương cứ hướng bắc .

    VĂN-XƯƠNG ĐẾ QUÂN GIÁNG CƠ DẠY CẦN GẤP

    Ta đã thấy chiếu chỉ Thượng -đế ban cho Bắc -đế (Huyền hiên Thượng -đế) nội tháng chạp, dẫn âm binh đi tra xét tội bất hiếu mà phạt, có hiếu thưởng phước, là xét các mồ mả tử tế, thì là coi con cháu là tên họ gì mà lo cho cha mẹ ông bà, thì hưởng phước lộc thọ gọi là thưởng thiện (hiếu). Nếu mả nào hoang lạnh, tồi tệ, bỏ bê thì tra ra con cháu bất hiếu, thì phạt tai hoạ, bịnh hoạn, nghèo khổ thác yểu . Tùy theo hư nhiều ít ; mà hạt nặng nhẹ . Tại con cháu không biết cội rễ, nên phạt gia đạo hông an . Vì Huyền -thiên thượng -đế là giáo chủ việc báo ân, nên in thưởng có hiếu và phạt bất hiếu . Nên ta cho đời hay trước là giữ .

KHẮC BẢN NGỌC -LỊCH, THỈNH TIÊN CHO TỰA

Lữ Tổ giáng bút :

Người đời làm dữ thái quá, nhờ ơn Địa -tạng truyền chỉ Phong-đô, Thập -vương dọn Ngọc -lịch, xin chỉ Thượng -đế, ban phát trung giới cho người ăn năn chừa lỗi, làm phước đền tội . Lúc đời Tống, nhằm nước Liêu niên hiệu Thái -bình năm Canh-ngũ, sãi nước Liêu là Đạm Si lãnh về, giao cho Phạm nhứt Chơn là Vật Mê đạo -nhơn truyền cho đời . Sau ta đã dọn 20 khoảng xin chỉ ân -xá, giáng bút đem vào sau Ngọc -lịch . Thượng -đế truyền chỉ các thành hoàng mỗi ngày Canh-thân sai du thần đi xét những người tin Ngọc -lịch ăn năn chừa lỗi làm lành, thì cho tiêu tội, ai khắc bản in thí thì cho phước, có bịnh hứa in mà cầu tiêu bịnh lượng theo số mà cho . Bất luận cầu việc chi, cũng cho nguyện in thứ Ngọc -lịch cho nhiều thì đặng . Nay khắc bản thêm, xin ta cho tựa ta nói thêm ít lời . Sự thiên -đường địa -ngục rõ ràng, đừng nghi không có, cứ làm dữ mà mang khổ . Y theo Ngọc -lịch, ăn năn chừa lỗi, làm lành làm phước chuộc tội, công lớn thì theo tiên Phật thánh thần, dư phước đức con cháu được hiển vinh miên viễn . Lành ít sau khỏi sa địa -ngục, đầu thai hưởng phước . Khuyên đời chớ hồ nghi .

LIỄU -TIÊN GIÁNG CƠ TỰA CHÓT

Thượng -đế cho tựa kinh nầy là Từ -ân Ngọc -lịch, nghĩa là như lịch ngọc thường ngày xem, ban ân xá, tha tội kẻ ăn năn . Nếu làm một phước cho trừ hai tội cũ . Làm dư phước thì Táo -quân tâu thưởng nhiều sự may, vân vân .

Posted in THAM KHAO | Leave a comment

TỪ – ÂN NGỌC – LỊCH MINH KINH (II): VUA THÁI -SAN NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ BẢY

  • VUA THÁI -SAN NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ BẢYLàm lành hưởng phước :

    Phàm con có hiếu, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, kính yêu mười phần . Khi nuôi đau càng hầu hạ thức thối cần mẫn hơn nữa, đến nỗi cha mẹ bịnh liệt, ăn không được có khi đặt bàn cầu trời, mình lóc chút thịt cánh tay, mà nấu ra nước cho cha mẹ uống cầm hơi . Ấy là lời nói thí dụ tỏ lòng thương hết sức chạy lo như vậy . Có hiếu thì động lòng trời .

    Làm các điều dữ mắc tội :

    1. Ăn trộm đồ trong hòm, hoặc bày thuốc phá thai bị quăng lên núi lửa .
    2. Sang đoạt, hoặc dỗ dành gạt chúng, bị ngục trảm thủ (chặt tay).
    3. Lấy xương người mà làm thuốc, bị nấu dầu .
    Đền thái -san vương tại đáy biển tây-bắc, khám Nhiệt -não đại địa ngục giáp vòng 500 dậm do tuần, có 16 ngục nhỏ .
    1. Ngục chày nục tự thôn, đánh sặc máu bắt nuốt !
    2. Ngục thềm thối hỏa bức khanh, hầm lửa .
    3. Ngục liệt hung, bửa ngực .
    4. Ngục nha xa ngoạn phát, cột tóc trên nạng .
    5. Ngục khuyển giảo kinh cốt, chó cắn cẳng .
    6. Ngục đảnh thạch tồn thân đội đá .
    7. Ngục lả đảnh khai ngạch, đập óc xả trán .
    8. Ngục úc thống khốc cẩu đôn, chó cắn .
    9. Ngục lê bì trư tha (trư đà), lột da, heo cắn mà trì .
    10. Ngục đoạn hảo thượng hạ trác giảo, trên chim
    lắc nước mổ, dưới heo rừng xé .
    11. Ngục điếu đạp túc, treo cẳng .
    12. Ngục bạt thiệt xuyên tai, kéo lưỡi xỏ má .
    13. Ngục sưu trường, rút ruột .
    14. Ngục loa đạp hoa trước, la đạp, heo rừng cẳn .
    15. Ngục lạc thủ chỉ, đốt ngón tay .
    16. Ngục du phủ cổn phanh, nấu dấu .
    Nếu ai có uống hồng diên (kinh nguyệt lần vỏ da, thứ nhứt)
    tử hà xa nhau (nhau) ; hoặc uống rượu phí dụng thái quá ; mua đồ trong hòm người chết ; hoặc lấy xương cốt người mà làm thuốc : phân rẽ vợ chồng, thân thích người ; gả dâu làm thiếp , hoặc đợ ; để cho vợ trấn nước con gái : hoặc chửa hoang đẻ ra liền ủ ; bài bạc đánh môn đánh cặp chia tiền của, hoặc gian lận ; thầy không cần dạy để đệ -tử hư : không cần tội nặng nhẹ, cứ chửi tôi đánh tớ tới bị thương tích : hà hiếp xóm diềng : không kính người lớn hơn mình, dạy phải chẳng vâng lời : khua môi uốn lưỡi, xúi rầy đánh lộn ; các tội ấy tùy nhẹ nặng hành hình đủ 16 ngục . Hành đủ rồi, giải qua Bát điện tra tội khác nữa .
    Trong đời thiếu chi vị thuốc, nỡ nào giết vật sống mà làm thuốc, trị bịnh thiệt ở bất nhơn . Còn như uống hồng diên, nhau rún đồ dơ trong mình đàn bà, như ăn thịt người, thì cái miệng cũng như một thứ uế trược kia dẫu có làm lành tụng kinh niệm chú đã không linh, mà càng thêm tội, nên án ấy không dung . Nếu ai nghe khuyên nầy, mau mau chừa lỗi, nguyện cữ sát sanh, lại phóng sanh được một trăm vạn mạng mỗi ban mai súc miệng niệm Phật cho nhiều, đến khi mãn phần, Phật sai Tịnh nghiệt sứ giả đem đèn soi cho tiêu hơi uế mới đặng .
    Nếu ai lấy xương cốt kẻ chết thiêu, hoặc thây con nít chết mà làm thuốc, hoặc lấy sọ người bán mà làm vị thuốc có kẻ ác kiếm xương người tới cả gánh, chắc thì làm đồ khí dụng, mục thì tán ra bột pha đồ . Hầm các vật dụng thì dầu có công gì, trừ cũng không đặng, thà hành tội ấy công nọ để trừ tội khác, dư sẽ cho hưởng kiếp sau . Còn bây giờ hành các ngục rồi, rốt giải qua vua thứ mười đặng cắt tay khoét mắt, chặt tay chưn, hớt môi miệng mũi, đầu thai làm kẻ tật nguyền, thậm chí hai tật mà trừ tội ấy . Nếu ai còn sống biết tội, phải thề nguyền ăn năn, không dám phạm nữa, hoặc phải thí hòm mà đi liệm thí nhiều xác, sau chết đeo đính bài, trên đính bài ông Táo có chấm một điểm mực làm dấu, xuống đây mới khỏi hành hình .
    Có năm thất mùa đói lắm, tới nỗi kẻ sống đói quá ăn thịt thây ma . Nếu ai ngất ngư hấp hối còn chút hơi thở mà nỡ lòng cắt thịt nấu ăn, hoặc làm nhưn bánh bao, bánh in mà bán cho người ăn, ở lòng độc như vậy bị hành xây vần 16 cửa ngục nầy đủ 49 ngày, thì cho Thập -điện ghi vào sổ, rồi chạy tờ cho Nhứt điện đem tên vào bộ nữa, cho đầu thai lên làm súc vật chết đói, cho thấy đồ đổ trước mắt mà nuốt không vô, phải chịu đói tới chết .Tội này không phước nào trừ được, cũng không đặng đầu thai làm người mà trả quả . Còn kẻ ăn lầm, biết rồi mà còn ăn nữa, phạt đầu thai làm súc vật sưng họng đói lắm mà ăn không đặng, nhịn cho tới chết . Nếu biết lầm mà không ăn nữa, thì chế cho bố thí năm đói mà trừ (như thí lúa gạo tiền bạc cơm cháo hoặc nước gừng, nước trà), được như vậy đã tiêu hết tội trước, lại trả phước nhãn tiền và kiếp sau .
    Ba điều trên ấy là quan văn, quan võ với các phán quan điện nầy hội nghị hai điều, còn Địa -ngục thứ tư (chúa ngục) nghị một điều, là ba điều, trẫm cũng cho viết theo sau, dưng Thượng đế, nhờ ân chỉ phê cho và thăng thưởng các viên hội nghị .
    Lại truyền chỉ dụ : Thế gian làm điều dữ, chư thần đã nghị tội hành phạt rồi .
    Hỡi còn việc quân lính, việc công vụ, lễ nghị, chế riêng điều lệ nhỏ, các khoảng ấy điều y thao luật của nước nào chế, thì trị theo luật nước nấy . Nếu chúng nó chối mà đổ tội cho kẻ khác, tức thì phải tra minh mà trị tội y luật . Các cửa âm ti y chỉ dụ ‘.
    27 tháng ba nhằm ngày vía trẫm, ai ăn chay day mặt lạy về phía bắc, thề nguyền ăn năn chừa lỗi, làm lành in cuốn Ngọc -lịch cho đời coi mà cải ác, sau khỏi hành các ngục nầy ‘.

  • VUA BÌNH -ĐẲNG NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ TÁMLàm lành hưởng phước :

    Kẻ giàu có trai tăng bố thí cho thầy tu, được phước lộc .

    Làm các điều dữ mắc tội :

    1. Bất hiếu, cha mẹ sống không nuôi, cha mẹ thác không chôn, hoặc hồi cha mẹ còn sống làm cho cha mẹ ưu phiền bất bình, hoặc làm điều phạm phép, cho cha mẹ kinh hãi, đều bị xe cán .
    2. Ở quấy với người ơn của mình, hoặc chắp cây chiết chi, đem nhánh nầy chắp qua gốc cây kia, đều bị xắt ngang lưng .
    3. Nói tục -tĩu về việc phụ nữ, bị kéo lưỡi mà cắt .
    4. Khi người nghèo, dua bợ giàu sang bị mổ bụng móc tim .
    Ngục nầy có thành Uổng tử để giam hồn tự tận (giết mình).
    Bình Đẳng vương đền tại đáy biển chánh tây, khám lớn là Đại Nhiệt não đại địa ngục, rộng 500 dặm do tuần, có 16 ngục nhỏ :
    1. Ngục xa băng, xe cán .
    2. Ngục mộng hoa, chảo đậy ngột .
    3. Ngục tối quả, lóc thịt tận xương .
    4. Ngục lao khổng, bóp mũi, bóp họng .
    5. Ngục tiển thiệp, hớt chót lưỡi .
    6. Ngục thường thinh, nhà tiêu .
    7. Ngục đoạn chi, chặt tay chơn .
    8. Ngục tiền tạng, nấu đồ lòng .
    9. Ngục chích tủy, nướng mỡ xương .
    10. Ngục bát trường, móc ruột .
    11. Ngục phần tiêu, đốt trái thận .
    12. Ngục khai đường, mổ ức .
    13. Ngục hoạch hung, sả ngực .
    14. Ngục phá đảnh náo xỉ, bửa đầu xeo răng .
    15. Ngục phê cát, bằm xắt .
    16. Ngục cang xa, chĩa sắt đâm .
    Những con bất hiếu, cha mẹ còn không nuôi, cha mẹ thác không chôn, hoặc làm cho cha mẹ hay là cha mẹ chồng hết hồn, giựt mình, phiền hờn, rầu buồn, nếu không ăn năn chừa lỗi, ông Táo ghi vào sổ tội thứ nhứt tâu Thiên -tào cho bớt lộc bớt tuổi, cho tà quỉ làm điên khùng, thác rồi còn bị hành hình các ngục khác, giải đến cửa nầy ngưu đầu mã diện xách giò quăng vô khám lớn, rồi dẫn lại các ngục nhỏ hành hình cho đến kiếp, mới giải qua cửa thứ mười cho đầu thai làm súc vật . Nếu ai thấy Ngọc lịch mà tin, mỗi năm vía trẫm là ngày mồng một tháng tư, ăn chay thề nguyền chừa tội lỗi, sớm tối nguyện với ông Táo, xin ăn năn chừa lỗi, đến mãn phần ông Táo đề chữ Tuân trên trán, hoặc chữ Thuận, chữ Cải dầu hồn xuống từ Nhứt điện đến Thất điện có tội chi khác đều giảm phân nửa và khỏi phải giải qua điện nầy, đi luôn qua Cửa điện tra có đốt nhà, hoặc tính mưu thầm hay không . Rồi giải qua Thập điện cho đầu thai làm người tử tế .

    Thượng đế có chỉ dụ: “Nếu ai ăn năn chừa lỗi, in Ngọc lịch cho thiên hạ coi mà hồi tâm, thì sau thác xuống đi luôn từ Nhứt điện thẳng tới Bát điện khỏi hành các ngục . Tới cửa điện tra tội phước nếu không tội thì giao qua Thập điện cho đầu thai nhà giàu sang mà hưởng phước lâu dài .”

    Còn Huyết ô trì phía sau điện, mé bên tả . Sãi vãi tại thế gian giảng sái rằng : “Đàn bà sanh đẻ có tội, sau bị sa Huyết ô trì”. Ấy là nói sai lắm ! Sự đó tại trời sanh còn làm tội là nghĩa gì, dầu đàn bà đẻ mà thác, cũng không tội nhơ uế chi hết . Tội là vầy: Đẻ chưa đầy tháng mà xách nước, lội sông, vô bếp, giặt quần áo dơ, phơi hứng tam quang, các tội ấy về chủ nhà (người lớn trong nhà) chịu ba phần còn bảy phần đích thân nàng ấy chịu . Ao Huyết ô để phạt gái dâm dục sau bàn Phật, trước chỗ thờ thần, hoặc không cữ giao hiệp bốn ngày kị nhụt thần trong mỗi năm, là 14, rằm tháng năm, mồng ba tháng tám, mồng mười tháng mười, nội bốn ngày đêm ấy, mà ăn nằm thì tại dương thế đã mang bịnh, hoặc chết rắp, hồn xuống đây còn bị lăn lội dưới ao ấy lâu ngày . Hoặc sát sanh vấy máu trong bếp, hoặc bàn thờ, hoặc vấy máu vô kinh sách, hoặc đồ đựng cúng tế, cũng bị sa Huyết ô trì . Trừ ra có người thân nguyện cữ sát sanh lại phóng sanh cho vong hồn, lạy Phật tụng kinh cầu mới khỏi .

  • VUA ĐÔ THỊ NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ CHÍNLàm các điều lành được hưởng phước :

    1- Mùa đông thì nước gừng, mùa hè thì trà nước, có phước .
    2- Đưa đò thí, con cháu thi đỗ hiễn vinh.

    Làm các điều dữ mắc tội :

    1- Đi tới tiền làm chùa sửa chùa quan thếp Phật, mà ăn gian, hoặc rủ người đậu tiền khắc bản kinh, hoặc in kinh, ăn gian, hoặc bán mà thủ lợi, đều bị quăng trên núi cao .

    2- Bắt ếch, nhái, lươn cá, thuốc cá, bắt chim, ăn thịt trâu chó ngựa, hay sát sanh bắt rùa rắn, vô cớ mà hại vật, đều bị quạ xé thây ăn gan tim, rắn đục tai, niệng mũi .

    3- Phân vợ rẽ chồng người, nói đâm thọc cho ruột thịt xa nhạu Vẽ hình tục tĩu, làm thuốc tráng cho tà dậm . Hoặc đặt đồ huê tình, hoa-nguyệt cho sanh thói dâm . Hoặc đập chó . Các tội ấy đều bị chó vật chết, xé thây ăn thịt tim phổi .

    Đô thị vương đền tại đáy biển tây nam, khám lớn là A tì đại địa ngục, rông 8 trăm dặm do tuần đều bao lưới sắt, lập riêng 16 địa ngục nhỏ :

    1- Ngục xao cốt chước thân, đập xương đốt mình .
    2- Ngục sưn cân lôi cốt, rút gân nghiền xương .
    3- Ngục nha thực tâm can, quạ ăn tim gan.
    4- Ngục cẩu thực trường phế, chó ăn ruột phổi .
    5- Ngục thân tiện nhiệt du, mình, tưới dầu sôi .
    6- Ngục não cô bạt thiệt, bạt xỉ, nỏ đầu, kéo lưỡi, nhổ răng.
    7- Ngục thủ não vị điền, con nhím khoét sọ ăn óc .
    8- Ngục chưng đầu, quái não, nấu dầu, nạo óc .
    9- Ngục dương súc thành hải, dê cụng bấu .
    10- Ngục mộc hiệp đảnh, ta nỏ nát sọ .
    11- Ngục mạ tâm, móc tim mà xay.
    12- Ngục phị thang tâm thân, trấn nước sôi.
    13- Ngục huỳnh phong, ong vò vẽ đánh .
    14- Ngục nghị chú ngao thầm, kiến đục tóp (thắng mỡ ra tóp cho kiến ăn.)
    15- Ngục yết câu, bồ cạp chích .
    16- Ngục tử xích độc xà toàn khổng, rắn đỏ độc chun cửu khiếu .
    Phàm vua thế gian chế luật hình phạt, như tội nặng lắm xử lăng trì (chém rồi xả tư ), xử trảm (chém), xử giảo (thắt họng), hồn xuống chịu các ngục trước hành rồi, giải đến điện nầy, hoặc kẻ đốt nhà, nuôi xâu ngải, thuốc độc, phá thai, hút hơi rún cho bổ, nút tinh trai, hoặc vẽ hình tục tỉu, đặt thơ truyện ca huê nguyệt (thơ ân tình ) hay là bài thuốc mê, thuốc phá thai . Ai có phạm đều, thấy Ngọc -lịch thì ăn năn, thề chừa lỗi, không dám phạm nữa, nếu dâm thơ thì xé não, in rồi thì hủy bản, đốt sách, không truyền phương thuốc tà vạy nữa (thuốc tráng) thì sau xuống đây tha hành các ngục, giao qua Thập điện cho đầu thai làm người . Nếu nghe Ngọc – lịch mà còn làm các tội ấy, thì sau hành từ Nhị điện cho tới đây, đây trước hành bào lạc (xiềng tay chân vô ống cột đồng đốt đỏ, đẩy lên cháy thành than), huờn hồn lại giam vào ngục A tì mà hành theo 16 ngục nhỏ, rồi huờn hồn nữa, đâm gươm vô họng thấu tim phổi, giam hoài đợi các nhà bị hại trên thế gian khá lại, kẻ chết đầu thai hết, hoặc não bổn dâm thơ hết lưu truyền nữa, hoặc phương thuốc độc hết truyền, hoặc kiểu hình tục tĩu tuyệt hết, thì hồn phạm mới khỏi giam đặng đi đầu thai .
    Nếu ai phạm các tội ấy, đến ngày vía trẩm là mồng tám tháng tư, ăn chay, day mặt về hướng bắc, vái nguyện chùa lỗi, mua thâu dâm thơ mà đốt, hoặc in Ngọc -lịch cho người, hết sức khuyên đời cải ác tùng thiện, đến mãn phần, ông Táo đề hai chữ ‘ Phụng hành trên trán, thì từ Nhị điện đến đây, tra công mà trừ các tội khác . (Nếu kẻ giàu sang có quyền thế cho bắt kẻ hung hoang hay đốt nhà chúng, hoặc cấm dâm thơ, hủy bản đốt sách dán yết thị cấm các việc hại đời ấy, thì cho con cháu nối đời thi đỗ làm quan . Nếu kẻ nghèo, dốt, phụ in Ngọc lịch khuyên đời sau đầu thai hưởng phước .
    Vua Phong đô đại đế phán rằng :’ Tay Bát điện có thành Uổng tử, ở phía hữu điện nầy (vì 2 đền gần nhau). Thế tục nói sái rằng :’ Ai bị thác oan, thì hồn bị cầm thành Uổng tử ‘. Đời nghe lưu truyền lâu, cũng tin là thiệt ! Sao không xét cho đủ lý , người đã thác oan, cầm ngục nghĩa là gì ? Cho đi thong thả chớ không cấm cố, song nán đợi kẻ giết mình xuống Âm phủ, hành tội trước mặt hồn oan trước cho hết tức, rồi mới cho đi đầu thai Còn thành nẩyđể giam những kẻ vô cớ giận lẩy mà giết mình, trầm mình thắt họng, uống thuốc độc vân vân, giam đỡ đây đợi hành tội chưa đặng đầu thai chớ không phải các hồn bị người giết Uổng -tử . Nếu kẻ liều mình vì sự trung hiếu tiết nghĩa, hoặc quân lính vì nước mà tử trận, các bực ấy kẻ đáng thành thần thì hiển thánh, kẻ còn tội lỗi, không đặng thành thần, thì đã cho nguyên hình mà đi đầu thai, có đâu giam cầm thành nầy mà chịu bó buộc thảm khổ hay sao ?

  • VUA CHUYỂN -LUÂN NGỰ ĐIỆN THỨ MƯỜILàm các điều lành được phước :

    1. Nhà giàu sang thí kinh lành, hoặc thí Ngọc -lịch phước lớn .
    2. Tụng kinh, tụng cảm -ứng tu hành niệm Phật, giàu sang sống lâu .

    Làm các điều dữ mắc tội :

    1. Hãm hiếp, dụ trẻ thơ mà ăn của, đều bị xay ra bột
    2. Không kỉnh giấy chữ, rủ ăn trâu, chó, phát làm hành khất
    3. Không kính người lớn, dạy khuyên điều phải mà chẳng vưng lời, hoặc thầy bảo học trò trọng giấy chữ, đều bị đá đè .
    4. Không phải cúng ông bà, nuôi cha mẹ mà sát sanh . Hoặc mưu kế lường gạt ăn gian . Bày kiện thưa báo đời . Hoặc nghề võ đánh độc cho người chết . Các tội ấy đi ngang cầu Nại -hà bị té xuống sông cho rắn mãn xà cua đinh ăn thịt .
    Chuyển -Luận -Vương đền tại đáy biển đông, ngay rún trái đất, có làm cầu bằng vàng, cầu bằng bạc, cầu ngọc, cầu bằng đá, cầu cây (cầu ván) và cầu Nại -hà, cộng sáu cái cầu .Các điện giải hồn đến, xét tội phước cho đầu thai các phương thế gian, định giàu sang hèn khó, sống lâu thác yểu, đều ghi sở rõ ràng mỗi tháng chạy tờ về Nhất điện ghi sổ rồi nạp cho vua Phong đô đại đế .
    Luật Âm phủ, phàm tứ sanh là loài đẻ con, loài đẻ trứng, loài dưới nước, loài biến hoá lộn kiếp, những loài không chân cẳng, hoặc hai giò, 4 chân, nhiều cẳng, các vật ấy chết rồi hoá ra con tích (mà chết một kiếp nữa) xoay vần như cối xay, hoặc số một năm nửa năm, hoặc sớm mai sanh chiều chết, đổi dời biến hoá mạt kiếp, không định số, là loài phải bị giết cho hết kiếp, cho đầu thai các nơi mà trả quả . Mãn năm cũng phải trình sổ ấy cho vua Phong đô đại đế xem .
    Phàm kẻ học nho có đọc kinh Diệc, các sãi, mấy thầy tu có tụng kinh niệm chú, mà phạm tội nhiều quá, tuỳ bắt hồn đến các điện, cũng chưa hành đặng, phải giải đến đền trẫm vẽ hình và biên tên vào sổ Đoạ lạc danh sách . Rồi giao cho Mạnh bà ở đài Ứ Vong, đổ thuốc mê, cho đầu thai chết trong bụng, hoặc sanh ra một đôi ngày mà chết hoặc hơn
    trăm ngày mà chết, hoặc một hai năm rồi chết, đặng cho quên hết kinh chú, rồi Nhứt điện bắt hồn tra tội mà hành Nếu ai công quả bằng nhau, hoặc dư quá chút đỉnh, thì định cho đầu thai làm trai, làm gái, xấu tốt, khoẻ cực, giàu nghèo, đều giao Mạnh bà cho uống nước mê (lú) rồi mới đầu thai .
    Trẫm hằng kêu tên mà cho đầu thai làm người, nhiều kẻ phụ nữ khóc lạy rằng :’ Còn thù lớn chưa trả đặng, nên không muốn đầu thai, thà chịu làm ma đói (ngạ quỉ), Trẫm hỏi rỡ, thì chúng nó kể ra : hoặc con gái đồng trinh hoặc con tiết phụ, bị các trò tốt trai háo sắc, hoặc tham của các nàng ấy, lập kế dỗ dành, làm mặt nhơn nghĩa, nói tiếng ân hậu, mà tư tình cho được ; kẻ nói dối chưa vợ, thề sẽ cậy mai đến cưới, hoặc gạt tớ gái, hứa sẽ lập làm thiếp mà lấy chơi phá trinh rồi bỏ, hoặc hứa nuôi mẹ già trọn đời, hoặc hứa nuôi con ghẻ . Các phụ nữ vì tin mà mắc, té ra hết của, thất tiết, mà chẳng đặng chồng ! Sao lại bán rao cho cha mẹ anh chị hành hà, xóm giềng đàm tiếu, tức mình hổ thẹn mà liều mình, hoặc tức tối thất tình phát bịnh mà chết ! Nay nghe đứa phụ tình đi thi khoa nầy chắc đậu, nên xin ở lại đợi tới khoa mà báo oán đòi mạng, ngặt nó chưa tới số, hoặc phước đức tổ phụ nó còn nhiều, xin cho lên phá nó hồn mê, thi chẳng đậu, hoặc cáo với Văn Xương đế quân phạt nó phải rớt (mới ra sự đổi tên có đứa khác đậu thế) đợi tới số sẽ xin lên vật hồn báo oán, các vụ ấy trẩm tra rõ oan ức, thì cho tờ nó tới Nhứt điện cáo . Nếu ai ăn chay ngày vía trẫm la 17 tháng tư, thề nguyền tin Ngọc lịch mà ở, và đem bài này mà giảng cho các trò nghe mà đặng giữ mình, thì người giảng ấy trọn đời khỏi thủy tai hoả hoạn, khỏi việc qua quan hình phạt .
    Còn sở luân hồi rộng bảy trăm dặm do tuần, trên dưới xung quanh đều có rào sắt và bao lưới phép, chia ra 81 chỗ, mỗi chỗ đều có nhà mát, các phán quan thơ lại, để bàn ghế biên chép . Ngoài rào sắt có 108.000 đường dương trường (nhỏ như ruột con dế) quanh co đi thông lên các nước .Chia ra sáu ngã (lục đạo) luân hồi, loài người có hai : 1. giàu sang, 2. khó hèn, trong ngoài đều sáng . Còn bốn ngã tứ sanh, là : Thai sanh, loài đẻ con (thú bốn cẳng). Noãn sanh, loài đẻ trứng có hai cánh . Thấp sanh, loài ở dưới nước, như cá, tôm cua ốc, rùa, trạnh, lươn, chạch, ếch nhái vân vân . Hoá sanh là loài tằm hóa nhộng, sâu lộn bướm, sùng hoá bồ xè, đuông hóa kiến dương, quăng hoá muỗi, kiến mốc mọc cánh, vân vân . Bốn loài ấy đường ở trong tối đen như sơn, ngó ra ngoài sáng như thủy tinh, như hai ngã loài người vậy . Các phán quan thơ lại kêu tên nhìn mặt rõ ràng cho luân hồi sáu ngã, một mảy không sai . Các phán quan thơ lại, đều là người hiếu đễ, cữ sát sanh, phóng sanh, tu hành, nên phong chức thần, mà coi sở luân hồi ấy . Coi năm năm công bình không sai thì đặng lên chức, nếu trể nải, hoặc lộng quyền, hoặc để tội trốn, thì bị phạt giáng chức, nhỏ thì bị đày .
    Phàm kẻ bất hiếu, hoặc sát sanh nhiều quá, bị các ngục hành rồi, giải đến đây, sai quỉ sứ lấy nhánh đào đập chết, hoá ra con tích, cho đội lốt tứ sanh đi đầu thai trả quả .
    Phàm cầm thú : cá, loài trùng (tứ sanh), đầu thai muôn ngàn kiếp đã mãn tội, thì loài hóa sanh được làm thấp sanh, thấp sanh trở lại noãn sanh, noãn sanh trở lại thai sanh, ba đời mà không giết hại mạng vật, thì được đầu thai làm người . Tại đây cũng làm sổ, gởi qua Nhứt điện phê, rồi cho uống thuốc mê nơi Mạnh bà, rồi đầu thai lên thế gian các nước .

  • LỜI VÃNG SANH CỦA PHẬTTrẫm đem vào đây cho đời tỉnh lại .
    Trên đời hay sát sanh, nên bị đao binh hại :
    Báo oán giết một thân, thiếu tiền thiêu tới trại .
    Mình đào hang ổ kia, nó phá vợ con lai .
    Oan trái trả xảy vần, lóng tai nghe Phật giải :
    Thịt, mua lừa khúc béo, cá, chắc lựa con tươi .
    Y phục kén phần nhứt, ruộng vườn chọn vẹn mười .
    Phóng sanh thì tiếc của, lảng Phí chẳng nhường người .

    Đến thác tay không nắm, một mình tội mấy mười !

  • MẠNH -BÀ NƯƠNG CON BÀ Ứ -VONGThần Mạnh Bà sanh đời tiền Hán, hồi nhỏ học sách nho
    lớn tụng kinh Phật . Không nhớ sự đã qua, chẳng mơ việc sẽ đến . Cứ lo khuyên người cữ sát sanh và ăn chay như mình . Không chồng tới 81 tuổi, tóc bạc mà mặt còn tơ . Bởi họ Mạnh nên kêu là Mạnh -Bà (bà họ Mạnh). Sau bà lên núi tu tới thành . Qua đời hậu Hán nhiều người biết kiếp trước, nhớ mạy đi nhìn bà con xưa, lại trí hóa nhiều, nói lậu sự Âm -phủ . Bởi cớ ấy, Thượng -đế phong Mạng -Bà lên chức Ứ -vong nương nương, là bà thần cho uống nước mê (tục kêu cháo lú), ở đài Ứ -vong nơi âm -phủ, trước đền Thập -điện ; đài ầy mới lập rộng lắm, cấp thơ lại quỷ sứ cho bà sai . Lấy vị thuốc của thế tục, chế ra như rượu, có đủ mùi ngọt đắng cay chua mặn, cho các hồn sẽ đầu thai đều uống, cho lú quên các việc kiếp trước, lại cho mỗi hồn có vài ba phần tật, như nhớ cười lo giận sợ, nhểu nước miếng, đổ mồ hôi, sổ mũi, khóc, khạc nhổ . Người lương thiện, cho thêm thông minh, tỏ tai sáng mắt, mạnh khoẻ ; kẻ làm dữ cho tới tinh thần, trở ra bịnh yếu phạt lần, làm cho người biết cải ác tùng thiện .
    Đài Ứ -vong ở trước đền Thập -điện, ngoài sáu cái cầu, cao lớn như nhà khách trong chùa (phương trượng) xung quanh 108 căn, phía đông có đường rộng một thước bốn tấc . Trong các căn đều để bình chén mà đãi các hồn uống nước rồi đi đầu thai . Miễn có uống bao nhiêu cũng đặng . Hồn nào nghịch mạng không uống, quỉ sứ trói giò lại, thọc ống đồng vô miệng mà đổ nhiều nước mê, ực rồi mới mở trói đỡ ra ngoài đường, xô lên cầu tre nổi, dưới sông nước suối chảy đỏ lòm, ngó thấy bên mé có gành đỏ núi gie mé sông đề bốn hàng chữ phấn trắng, nét lớn lắm, bốn hàng chữ như vầy :

Vì nhơn dung dị tác nhơn nan,
Tài yếu vi nhơn khũng cánh nan !
Dục sanh phước địa vô nan xứ :
Khẩu dữ tâm đồng, khước bất nan .

Thích nôm :

Xưa dễ làm người, nay khó bì,
Mong làm người nữa khó nhiều khi,
Muốn sang phú quí không chi lạ :
Lòng miệng như nhau chẳng khó gì .

Các hồn coi rồi, hoặc đọc rồi, có hai con quỉ cao lớn ở mé biển nhảy ra tới mặt nước : một quỉ đội mão đẹn, bận áo gấm, tay cầm giấy viết,vai mang gươm trường lưng đeo còng xiềng, trơn cạp mắt tròn vo cười ngất, ấy là quỉ Huợt vô Thường ; còn quỉ kia mặt dơ chảy máu, mình bận áo cổ giữa trắng, tay xách bàn toán, vai vác túi gạo đeo đính bài trước ngực, châu mày nhăn mặt thở ra than dài, ấy là quỉ Sanh hữu Phận Hai quỉ xô các hồn nhào xuống khe nước đỏ mà đầu thai . Kẻ có tội nhiều mừng đặng đầu thai làm người . Kẻ có công chưa đủ siêu thăng, thì tức và khóc rằng . Tu chưa đúng bực nên phải luân hồi cõi trần nữa ! Các hồn như say như mê, nhập vào xác con nít trong bụng, hai chơn đạp cái nhao, chung ra khỏi mình mẹ . Lâu ngày tham mùi ngon, không thương mạng vật, xa cách tánh lành, phụ ơn trời phật rộng thương, chẳng lo thác hiền chết dữ, thân sau thể nào, thì cũng làm hồn ma mang thây nữa !
Bài nầy là thơ lại ở đài Ứng -vong, viết rõ dưng Thượng đế xin cho để sau Ngọc lịch cho đời hiểu (Nhậm tấu).
Vì Thập vương làm não rồi, giao cho các phán quan chép lại vẽ hình kỹ càng, có đề họ tên thuật tích, dưng cho Địa tạng vương xem lại ngày 30 tháng bảy . Qua mồng ba tháng tám Địa tạng với Phong đô Thập điện chư thần đồng dưng cho Thượng -đế phê chuẩn rồi, song chưa có ai xác phàm xuống Am -phủ mà trao Ngọc lịch đem về truyền lại thế giạn .
Qua cuối đời Tống Nhân – tôn (nước Liêu niên hiệu vua Thái Bình) nhằm năm Canh ngũ, ngày mồng chín tháng chín (trùng cửu trùng dương), Đạm Si đạo nhơn (Kinh Ngô là thầy tu nước Liêu,Hồ tăng) ở gần núi, ngày trùng cửu, lên đỉnh núi dạo chơi, xảy thấy một tấm bia đá, chạm 32 chữ cổ tự như vầy :

Vô vi đại đạo, thiên tri nhơn tình .
Vô vi yển minh, quỉ kiến nhơn hình .
Tâm ngôn ý ngữ, quỉ văn nhơn thinh .
Phạm cấm mãn dinh, địa thâu nhơn hồn .

Thích nôm :

Đạo cả thinh không trời biết lòng,
U minh thần quỉ thấy người ròng .
Nói thầm, suy nghĩ, thần nghe hiểu .
Tội nặng thâu hồn, đất bắt vong .

Xảy thấy phía trong thắp đèn vàng, trước cửa điện có treo tấm biển 4 chữ :’ Xuất sanh nhập tử ‘ (nghĩa là : đầu thai thì đi ra, thác rồi hồn trở về đó). Đạm Si đương coi, xảy thấy đồng tử áo xanh kéo vào đơn trì (sân sơn son đỏ) quì lạy, rồi thối lui đứng trước thềm . Xảy thấy Thập vương kéo vào, đọc lời chúc ngày vía Phong đô đại đế và dưng bổn Ngọc lịch . Phong đô đại đế xem rồi, truyền văn võ các phán quán, đòi các quỉ sứ ngưu đầu mã diện mang lông đội sừng đều đến chầu, đứng tám hướng .Truyền phán quan đọc bổn Ngọc -lịch một bận . Các quỉ sứ lạy tạ ơn tâu rằng :’ Nếu ngày sau chúng tôi được đầu thai, hễ thấy Ngọc lịch nầy thì thề nguyện y theo cho đặng siêu độ ‘. Xảy thấy hào quang chiếu sáng, các phán quan cai trị thành Uổng tử và ao Huyến Ô, đều đem bổn sổ đến dưng và tâu rằng : ‘ Từ năm Thượng đế phê chỉ, cho ban phát Ngoc -lịch đến nay, bởi chưa có dịp đem lên Dương gian, nên chúng tôi, tra kỹ những phạm dư trăm ngục, có nhiều hồn khi còn sống hay giảng nhơn quả trong chốn đông người, hoặc giữa chợ đông, hoặc ngả ba ngả bảy, có người nghe tội phước mà hồi tâm . Chiếu theo luật Ngọc – lịch, cũng là khuyên người chừa lỗi, đáng ân xá tội nhỏ, cộng 50.480 hồn khuyến thiện, giảng quả báo . Nên thập vương hội nghị ân xá bọn ấy, định vào sổ đầu thai, tùy theo tội ít tội nhiều cho vào đường phú quí nhỏ, hoặc tầm thường . Kẻ tội nhiều cho làm người khó hèn, hoặc quan quả cô độc (quan là không vợ, goá vợ ; quả là goá chồng ; cô là mồ côi ; độc vô hậu không con, độc mộc đến già), đáng cho uống nước mê mà đầu thai, khỏi hành hình nữa, nên dưng sổ cho Đại đế xem ‘. Phong đô đại đế xem qua khen phải .
Xảy nghe báo rằng :’ Có Phật Quan -Âm Bồ -Tát giáng hạ ‘. Phong đô đại đế với Thập vương đồng ra chào mừng . Quan -Âm mới xuống thì hình phụ nữ, có Thiện tài theo hầu, Long -nữ cầm phướng . Đến khi Đại -đế Thập -vương ra chào mừng thì Quan -âm hoá ra hình ông Tiêu Diện đại sĩ (mặt xanh lưỡi đỏ), mình cao mười sáu thước mộc, truyền chỉ rằng : Ta phụng chỉ Thượng -đế, y lời tâu của Địa Tạng với Thập vương chư thần, xin ban Ngọc – lịch năm đó, cho thế gian ăn năn, nguyện tu chuộc tội, khỏi hành địa ngục : nay cho hồn phạm đầu thai, trẫm rất vui lòng . Lại nghe vời đặng Đam Si mà trao Ngọc lịch, về dạy thế gian cải ác tùng thiện . Trẫm ao ước có người tin Ngọc lịch, truyền giảng mà khuyên đời, chừa lỗi làm lành như mình, được đông người sửa lòng như vậy, thì núi đạo ao huyết cũng bỏ không, các địa ngục càng ngày càng trống, thì người khuyến thiện thành chức : Trí huệ dẫn thiện diễn kiếp Phật ‘ (vì Phật Trí huệ đem lành khỏi tội).
Đại đế Thập vương với các thần thành hoàng (thần trong đình) đồng chắp tay nói theo rằng :’ Vị khuyến thiện đáng thành chức Phật ấy ‘.

  • Quan âm nói :’ Nếu người tu ở thế thấy Ngọc lịch mà diễn dịch ra cho người dốt đàn bà con nít dễ hiểu, người ấy thành công đức nhơn thứ pháp thắng Phật ‘, (Phật công đức nhơn xét tài năng).
    Các vị ấy cũng chắp tay nói theo rằng :’ Đáng thành Phật ‘.
    Quan âm nói :’ Nếu ai thấy Ngọc lịch đi đứng nằm ngồi cũng cám mến ơn trời, rèn lòng thanh tịnh, khuyên giảng độ người ăn năn làm lành đặng năm điều thiện, sẽ được làm bạt tiến cho vong hồn tiên nhơn thân quyến . Lòng công bình muốn cho người đặng phước như mình, quyết khuyên dạy nhiều người tu hành, làm bạt tiến cho phạm hồn được đầu thai, địa ngục phải trống, thì người ấy thành : Cứu khổ tiêu huệ Phật ‘. (Phật Cứu khổ nạn, ơn khắp nơi).
    Các vị hết thảy đều chắp tay nói theo rằng :’ Đáng thành
    Phật ‘.
    Khi ấy Phong đô đại đế phán rằng :’ Bởi Địa tạng vương muốn siêu độ các phạm hồn nên truyền xét hồn nào hồi ở thế có biết ăn năn chừa lỗi, thì ân xá khỏi hành các ngục . Chư thần đã vưng chỉ, Ngài lại truyền Thập vương hội làm Ngọc lịch, dưng xin phê nơi Thượng đế . Nhờ ơn Thượng đế phê cho và có chỉ dụ sửa các khoản … rồi đây Trẫm sẽ dạy . Bởi bấy lâu chưa gặp ai đức hạnh, nhục thân đến cõi U-minh, mà trao Ngọc lịch, đem về Dương gian khuyến thế . Nay Đạm -Si đến dưới thềm, xứng đáng truyền kinh Ngọc lịch . Như vậy nay đã có người rồi các phán quan thơ lại đem cuốn Ngọc lịch, viết thêm lời Quan âm phụng chỉ mới truyền, với chư thần truyền dạy, biên thêm đủ điều và bảo Đam -Si ghi sự tích mình gặp truyền Ngọc lịch vân vân, cho đời hiểu cội rễ . Còn khi trước có chiếu Thượng đế chỉ dụ sửa các khoản :
    1. Các văn biểu tâu xin phê chuẩn, đều bỏ đừng biên vì rộn ràng e đời khó hiểu .
    2. Các vị thần với Thập vương đề tên họ thiệt, và thuật lý lịch tích mình vì làm sao mà thành, khoản ấy cũng bỏ, không cho đời biết sự tích làm chi, cứ đề nội tước (chức) như mỗ Bồ tát mỗ đế, mỗ điện mỗ vương, phán quan, thơ lại, để trống mà thôi, không cho đời biết tên họ . Ví dụ : Phong đô đại đế viết Diêm la vương viết . Đề chữ viết, bỏ họ tên, như phán quan viết vân vân, phải chấm câu vòng câu theo lời nói, cho đời dễ hiểu, e ít học khó phân câu . Cứ y chỉ như vậy, các phán quan viết lại, không nên làm sái . Còn mấy bài trẫm bảo thích nghĩa, Dương gian nói sái nói lầm như Huyết ô trì . Uổng tử thành, thập bát tằng địa ngục vân vân, ngày giáp thìn tháng ba, năm nhâm ngũ, trẫm có dưng sớ, Thượng đế cho biên thêm vào Ngọc lịch . Thôi cứ vậy bôi sửa đi ‘.
    Khi ấy Thập vương cầm viết, điện nào sửa theo điện nấy, rồi đưa cho phán quan thơ ký chép tinh lại . Khi ấy Đạm Si quỳ dựa bàn án mà xem các phán quan chép tinh lại . Xảy thấy Tiêu diện đại sĩ, hiện lại hình bà Quan -âm, cầm nhành dương liễu châm bình nước cam lồ rải xuống ba lần, rồi đằng vân bay lên cao hết thấy .
    Còn Thập vương cũng từ tạ lui về các điện . Phong đô đại đế bãi chầu, ngự vào trong .
    Lúc này các phán quan chép các lời Quan âm, sao Ngọc lịch, biên các lời chư thần và đọc cho tôi viết từ chữ :’ Thời thiên hạ thái bình canh ngũ niên … tới chữ chúc tất ‘, cộng 129 chữ . Rồi giao cho các vị viết thêm đủ điều, mới trao cho tôi mà dặn rằng :’ Người biết mặt với họ tên chư thần đã nhiều, nay trở về Dương gian, xin đừng nói lậu tên họ anh em chúng ta, e người đời biết có tổ tiên thân thích làm phán quan thơ lại dưới âm phủ, cơn nào nó có bịnh trọng, không lo làm phước cho mau mạnh, nó lại làm nhăng sát sanh cúng tế, đốt sớ điệp, cầu tổ tiên phò hộ cho thêm tội với chúng ta . Vả lại Thượng đế chỉ dụ cho Đại đế tại điện này với Thập vương chư thần, còn phải bôi hết ên họ lý lịch, quê hương sự tích thay ! Huống chi chúng ta là phán quan, thơ lại ? Bởi lòng người đời khó lường (khó độ) lắm, e khi mượn kế sanh sự nữa, thì người với chúng ta khó mà khỏi tội lỗi, Xin nhớ lời dặn đừng quên ?’ Tôi thích huyết thề nguyền, không dám nói lậu, lại ghi thêm các lời phán quan thơ lại dặn cho đời hiểu . Nếu tôi đặt điều mà giả mạo lời thần phật, trời đất thánh thần há dung sao ?
    Nội đêm trùng cữu ấy, Đạm Si đạo nhơn ghi lời bạt .

LỜI BẠT CỦA VẬT -MÊ ĐẠO -NHƠN

Tôi hiệu là Vật -Mê đạo nhơn (người tu, thầy tu tiên), tháng sáu, năm Mậu Thân, đi dạo qua tỉnh Tứ -xuyên, huyện Song -lưu, dọc đường gặp thầy tôi là Đạm Si tôn giả (Hồ tăng sãi nước Liêu . Tôi hỏi thăm thầy ở đâu ? Thầy tôi trả lời rằng : Ta ở đất Luân hồi sanh tử (sống thác xây vần) ải Nhơn quỉ khứ lai (người ma qua lại) nghĩa là đi lạc xuống Âm phủ mà về đây . Ta nói cho ngươi rõ : những kẻ ở thế gian được phép đến mấy ngày vía Thập Vương, ăn chay cầu nguyện chừa lỗi cũ, cải ác tùng thiện, cứ lạy hướng bắc (chỗ Ngọc đế), nguyện chừa lỗi cũ, không dám phạm nữa, làm lành mà chuộc tội, sau thác hồn khỏi hành hình nơi các địa ngục ; ấy là ân xá giảm tội . Tại thế gian nhiều án chạy khỏi chối được chớ xuống âm phủ không lọt một mảy lông, không than cũng chẳng phép chuộc tội . Quí tại còn sống ăn năn làm lành mà trừ tội mới đặng . Ngặt người đời chẳng xét, tại cái thiện thì làm người, tâm ác thời làm vật . Song kẻ phụ nữ trăm người còn biết ăn năn làm lành một hai người . Chớ đàn ông ngàn người, may có một người cải ác ! Có nhiều khi gần chết mà chưa biết ăn năn, thì phải chịu hành nơi địa ngục !
Nay nhờ ơn Địa tạng vương bồ tát truyền Thập vương dọn Ngọc lịch, xin chỉ Thượng đế phê cho thế gian, biết ngày ăn năn nguyện làm lành chuộc tội, lại truyền bổn Ngọc lịch cho ta . Ta khuyên đời phải biết : có phước mới đặng làm người, còn sống, rán ăn năn lành lành kẻo muộn . Ngươi có lòng khuyến thiện, nay ta trao Ngọc lịch cho ngươi sao ra truyền cho đời biết ‘. Ta quì lạy lãnh cuốn Ngọc lịch thầy ta lần lần bay lên cao . Nên ta sao ra cho đời, ai khắc in ra lưu truyền cho đời khỏi tội thì mình được phước . Khuyên ai phạm tội mau chừa, không phạm thì rán mà giữ . Đừng đợi thác rồi, mới muốn sống lại mà tu không đặng .

VẬT MÊ ĐẠO NHƠN (ghi ký)

Mười ngày vía Thập vương, đều lạy hướng bắc :

Nhứt điện Tần quảng vương mồng 1 tháng 2
Nhị điện Sở giang vương mồng 1 tháng 3.
Tam điện Tống đế vương mồng 8 tháng 2.
Tứ điện Ngũ -quan-vương 18 tháng 2.
Ngũ điện Diêm-la-vương mồng 8 tháng giêng .
Lục điện Biên-thanh-vương mồng 8 tháng 3.
Thất điện Thái -san-vương 27 tháng 3.
Bát điện Bình -Đẳng -vương mồng 1 tháng 4.
Cửu điện Đô-thị -vương mồng 8 tháng 4.
Thập điện Chuyển -luân-vương 17 tháng 4.
Và 14, rằm, 16 tháng 5, mồng 3 tháng 8, mồng 10 tháng 10
ăn chay ngủ riêng như trên . Vía 10 vua, nội 4 tháng 1, 2, 3, 4.

Posted in THAM KHAO | Leave a comment

TỪ – ÂN NGỌC – LỊCH MINH KINH (I)

  • TỪ – ÂN NGỌC – LỊCH MINH KINH

    LỜI TỪA CỦA TÔ LAN TỰ NHƠN THU

    Kinh Ngọc Lịch nầy , gốc thầy tu hiệu Đạm – Si, gặp thần Phật truyền bổn nầy, về giảng cho đời hiểu . Sau truyền lại cho đệ tử là Vật Mê đạo nhơn (thầy tu để tóc) lưu truyền đã lậu, giảng điều quả báo minh bạch .
    Ngặt người đời, kẻ tỉnh ăn năn thì ít, mê mà không tin thì nhiều . Chê lành nhỏ mà chẳng làm, làm dữ nhỏ không sợ . Cũng có người : đã biết
    tội xưa, muốn chừa lỗi cũ . Chưa làm lành bao nhiêu, mà mong đặng phước gặp sẵn dịp dễ lắm liền cải lương tâm ! Trách chi ông thánh nói : ‘
    Người khác hơn cầm thú có bao nhiêu !’ Thiệt là phải lắm . Coi các vị giàu sang trên đời, đều có căn lành theo Ngọc Lịch . Còn kẻ khó hèn, tuy tại tội kiếp trước, song cũng phạm trong Ngọc Lịch . Người sống bao lâu, ăn năn sao kịp ! Kinh Diệc nói :’Coi làm việc lành, xảy gặp phước tốt ‘. Kinh thơ nói :’ Làm dữ cầu may ví như đạp nhằm đuôi cọp, hoặc đi
    trên giá mùa xuân, có khi tan ra nước mà sụp ‘. Lại nói : ‘ Làm lành, trời cho phước xuống, làm dữ, trời cho hoạ xuống ‘. Phàm làm người việc nào đã thấy trước con mắt chẳng sai, thì chớ lôi thôi lây lất . Tôi chưa dám chắc mình là không quê, song cầu cho khỏi tội nghiệp mà thôi .
    Niên hiệu vua Gia Khánh, năm Kĩ Mão thánh 11 .

    LỜI TỰA CỦA KIM – DẦN Ở HUYỆN TIỀN ĐƯỜNG

    Người quân tử lập thân, làm việc nào mà không lành .
    Miễn giữ theo lương tâm trời phú, cho khỏi tội với trời đất quỉ thần mà thôi . Nếu muốn làm gì thì làm, không sợ phép trời, chẳng tin báo ứng, thì càng ngày càng tệ, còn dạy nỗi gì ? Tuy ông thánh nói :’ Làm lành trời trả phước, làm dữ trời trả hoạ .’ Họ nói :’ Lành không chắc phước, dữ không chắc hoạ ‘. Như vậy các án trốn khỏi lưới dương gian, chẳng
    là bỏ qua sao ? Đời tệ như vậy, người quân tử mới giảng làm sao ? Nay
    có kinh Ngoc-Lịch truyền ra, khắc bản tới lần thứ tư , dạy dự phòng nghiêm nhặt, giảng quả báo rõ ràng, ai đọc tới cũng giựt mình sợ tội . Làm lành tuy không cần phước mà có phước, làm dữ sợ hoạ cũng không
    khỏi . Nếu không biết kiêng có trời soi xét, thì làm dữ luôn luôn . Xem kinh nầy mỗi việc coi như có thần biên tội phước, ở phải thì ngó trời đất,
    mình cũng không hổ thẹn là đủ rồi .
    Niên hiệu Đạo -quang, năm Nhâm ngũ, tháng 9 .

    LỜI DẶN CŨNG CỦA ÔNG KIM -DẦN

    Kinh Ngọc -Lịch này, ghi xét công quả, phân biệt ngay gian,
    linh hiển rõ ràng, quả báo trước mắt . Ai làm lành thì đặng phước, ai làm dữ thì mắc hoạ . Kẻ dữ mà ăn năn cải ác tùng thiện, lâu ngày cũng đổi hoạ ra phước . Lời dạy rẽ ròi, dẫu đàn bà con nít, nghe cũng hiểu mà giữ theo . Nếu ai không tin, gọi chuyện đặt điều, như phụ chiếc thuyền
    lành với mình cơn té sông, không chịu leo lên, thì phải bị chìm nơi biển
    khổ, sa Địa ngục đã lành rồi . Tôi ước ao cho các vị quân tử, để cuốn kinh này trên bàn, dựa đầu nằm, hằng ngày xem đọc, mắt thấy lòng ghê, thì răn mình không dám làm quấy . Như vậy thì hiệp theo lời thánh
    dạy, lành gặp phước, dữ mang tai . Nếu chừa lỗi làm phải cho trọn lành,
    tôi mừng giùm lắm .

    PHỤ TRẠ NIÊM HIỆU KINH NGỌC LỊCH

    Thầy Đạm -Si là Hồ -Tăng sãi nước Hồ, nước Liêu .
    Tên Kinh -Ngô, năm canh ngũ, nước Liêu, niên hiệu Thái Bình thứ mười .
    Nhằm trào Tổng, vua Nhơn- Tông, niên hiệu Tiên -Thánh thứ
    tám, năm canh ngũ, ngày trùng cửu . Đạm -Si đi núi gặp kinh Ngọc -Lịch .

    KINH NGỌC -LỊCH

    ÔNG TỬ HOÀNG LÀ THẦN ĐÔNG NHẠC DẠY :

    Trời đất không tư vị, thần minh hay xét soi . Chẳng vị cúng tế mà cho lành, không trách thiếu lễ mà cho hoạ . Có quyền đừng
    ỷ thế lắm, giàu sang đừng xài phí lắm, nghèo khó đừng dối trá lường gạt
    tham gian . Bởi vì ba bực ấy, trời sẽ cho luân phiên xây vần, giáp vòng trở lại banđầu như đồng hồ vậy . ( Nếu có quyền mà ỷ thế quá, thì mau
    hết thế, tới thất thế sẽ bị báo cừu . Giàu xài phí quá thì hưởng mau hết
    phước, trở nên nghèo mà chịu khổ . Còn kẻ nghèo nếu biết kiếp trước tội nặng, nay chịu trả quả, phải ăn năn thủ phận không dám làm quấy,
    hết vận bỉ, tới vận thới, trời cho trở nên khá nếu liều mạng gian tham,
    trí trá lường gạt giựt của chúng, là buộc thêm tội, trời phạt chồng án tới
    già, e để hoạ dư cho con cháu khổ nữa, vì phạt dời mình chưa hết ) . Cho nên mới làm lành một ngày, tuy phước chưa tới, mà hoạ đã lánh xa
    (như tai qua nạn khỏi ) . Hoặc mới làm dữ một ngày, tuy hoạ chưa tới, mà phước đã lánh xa (như sẽ gặp) sự may, mà khiến ăn trược ) . Người làm lành như vườn cỏ mùa mưa, tuy chẳng thấy lớn, mà càng ngày tốt tươi . Người làm dữ như đá mài dao, tuy chẳng hao, mà càng ngày mòn mổi . Phải nhớ mà răn lòng điều nầy, đừng làm những việc tốn của người
    cho đặng lợi mình, phải cữ kiêng cho lắm . Thà làm một mảy lành, tìm
    phương giúp cho tiện sự người cơn bất tiện .Khuyên người chớ làm một mảy dữ . Ăn mặc tuỳ theo bổn phận, độ cho vừa sức mình tự nhiên vui vẽ, lựa là còn số mạng làm chi ? Xin xăm sủ quẻ bói khoa, mà hỏi hoạ phước làm chi ? Ta nói sự hoạ phước, chắc cho đời rõ như vậy ; khinh khi gạt người thì mắc hoạ, độ lượng rộng và hay dung người thì đặng
    phước . Nếu nghe lời ta mà ở theo, quỉ thần kính phục , thiên hạ kiêng
    vì .

    BÀI BỬU CÁO DẠY BÁO ÂN
    của Huyền Thiên Thượng Đế

    Nếu đọc tụng, chừa các điều dữ, làm các điều lành thì khỏi hoạ .
    Lạy ba lạy rồi tụng, hết rồi cũng lạy ba lạy .
    Huyền nguơn ứng hoá . Võ khúc phân chơn, Thuỳ niệm ngã đẳng
    chúng sanh, hữu tướng thoát sanh phụ mẫu . Hoài đam thập ngoạt, nhủ
    bộ tam niêm, Tân khổ bá thiên, ân cần khốn niệm . Liên ngã phụ mẫu, nhựt tiệm suy hủ . Ngã kim trị niệm bình đẳng, tất diệt hiểm tuấn tham
    sâu, kỳ ân báo bổn . Nguyện ngã, hiện tại phụ mẫu, phước thọ tăng diên . Quá khứ phụ mẫu, tảo đắc siêu sanh . Đại thánh đại từ, đại nhơn,
    đại hiếu . Bát thập nhị hoá, báo ân giáo chủ hưu thành chơn với trị thế
    phước thần, ngọc hư sư tướng, Huyền thiên thượng đế kim huyết hoá thân, chung kiếp tế khổ thân tôn .
    Giải nghĩa kinh Báo ân của Huyền thiên thượng đế .
    Đức Huyền thiên thượng đế, thương chúng tôi có cha mẹ ơn mang
    mển mười tháng, cho bú ba năm cay đắng trăm bề tấc lòng lo lắng nuôi con . Nay thương cha mẹ tôi càng ngày càng già yếu tôi nguyện tụng kinh này, thì lòng ở công bình ngay thẳng bỏ lòng độc hiểm, tham lam,
    giận hờn . Thờ Đức Huyền thiên thượng đế làm thầy : lại tụng cầu cho cha mẹ mà báo ân cội rễ . Nếu cha mẹ tôi còn sức khoẻ thì đặng sống
    lâu, nhờ trời thêm tuổi : còn như có mãn phần rồi thì được siêu thăng .
    (từ ấy sắp sau là phước ngài dài lắm ).

  • MƯỜI ĐIỀU CẤM CỦA ĐỨC VĂN – XƯƠNG ĐẾ – QUÂN

    1.___ Cấm chẳng ngay chúa (chủ), chẳng thảo cha mẹ bất nhơn, phi
    nghĩa . Phải ngay chúa, thảo cha mẹ, ở thiệt tình với người .
    2.___Cấm không đặng tính mưu kế lấy của người cho lợi mình . Phải
    làm âm chất (âm đức ) mà cứu giúp thiên hạ .
    3.___ Cấm đừng sát sanh mạng vật mà ăn, nếu trùng kiến vô cớ cũng đừng sát hại, là lòng nhơn với vật mọn .
    4.___ Cấm tà dâm hoa nguyệt, giữ giới kỳ, là kỉnh
    vía thần .
    5.___ Cấm không đặng phá việc tốt của người, cho thất công người .
    Đừng làm cho rời rã ruột thịt của người . Phải giúp bà con mình, anh chi em cho hoà thuận với nhau .
    6.___ Cấm nói dèm siểm, chê bực tài hiền . Không đặng kiêu ngạo
    khoe mình, phải khen tài năng sự phải của người . Còn mình có công lao không khoe, dùng xưng mình (giỏi khiem ).
    7.___ Cấm say rượu, phải cữ thịt trâu, thịt chó . Phải ăn đồ hiền kiêng đồ độc, theo cách vệ sanh cho khỏi bịnh .
    8.___ Cấm tham lam không nhàm, bỏ đãy buộc chặt không bố thí .
    Phải giữ chữ cần kiệm, có dư mà giúp kẻ nghèo .
    9.___ Cấm kết bạn với kẻ quấy, hoặc ở xóm tiểu nhơn, gần kẻ nết xấu, phải thân với người tài đức mà bắt chước .
    10.___ Cấm không đặng bạ nói bạ cười, làm điều trái lẽ . Phải giữ mình ít nói, giữ theo đạo nghĩa đức hạnh mà ở .

  • ĐỨC VĂN XƯƠNG ĐẾ QUÂN DẠY RẰNG :

    Loạn luân là bà con lấy nhau, phạt đoạ ngục Vô gián bị hành bào lạc
    1.5OO lần, vì tội loạn luân nặng hơn tội tà dâm với người ngoài . (Bào lạc là cột đồng trống ruột cao 20 thước, đổ lửa than trong ruột cột đồng đốt cho đỏ, rồi quỉ sứ xiềng hồn tội cho ôm cột đồng mà đẩy lên, cháy tiêu thành than rớt xuống lại
    huờn nguyên hình như trước mà hành nữa cho đủ 1.500 lần). Nếu ai biết ăn năn trước, thì chừa lỗi, làm công mà chuộc tội, đừng phạm tội loạn luân dâm ác nữa .
    Còn kẻ văn học đặt tuồng hoa nguyệt cho hát bộ hát, bài ca dâm, thơ dâm vẽ hình
    tục tĩu, hoặc in mà bán, làm cho ngươi tập thói dâm, hại hư phong hoá, hoặc
    mướn hát tuồn dâm, đều bị tội nặng, thác cầm vào ngục Vô gián (Vô gián nghĩa là
    không hở). Giã , rồi xay, rồi bào lạc, rồi nấu dầu, hàng xây vần hoài không hở .
    Gái trai hành nhu8 nhau .
    Thầy Liên Trí hoà thượng nói :’ Ai thấy tuổng dâm truyện dâm, hoặc đọc lời hoa nguyệt, xem hình ảnh tục tỉu, đều động tâm sanh ra dâm loạn . Những tuồng dâm như truyện Tây sương ký, đặt chuyện Trương quân Thoại với Thôi -Oanh -Oanh mà hát cho đời mê mẫn, thiệt không phải người tài tử với giai nhân mà làm nết xấu nguyệt hoa như vậy . Nếu các viên quan có quyền thế, đốt tuồng truyện
    ấy, hoặc huỷ diệt đi, thì được phước lớn vô cùng . Còn con người ai cũng muốn sống, vật nào cùng sợ chết, nỡ nào giết nó ăn thịt cho bố mình, đành đoạn chặt đầu lột da, thọc huyết cắt cổ, nhổ lông đánh vảy, bằm xắt luộc nướng, đau rát khó kêu oan ! Làm tội ác mà gây oan báo muôn đời, đến thác bị hành tội rồi còn phải đầu thai mà thường mạng nhiều kiếp . Sau đặng làm người, tật bịnh chết yểu, hoặc bị hùm tha rắn cắn đau bịnh hành hình thuốc độc, vân vân, đều bởi hay sát sanh mà khổ đó . Nay ta khuyên đời, chẳng phải biểu ăn chay trường hết, song khuyên trước cữ sát sanh . Nhà nào cữ sát sanh thì thần phật phò hộ, khỏi tai hoạ, ít bịnh, sống lâu, con thảo cháu hiền, đặng các điều may phước lớn, kể chẳng xiết . Nếu có của dư phóng sanh . thả rùa trạch chim cá, tụng kinh niệm Phật chẳng những hưởng phước thọ mà thôi, thác hồn được lên thiên -đường, hoặc về Tây – phương, khỏi luân hồi nữa, có đâu sa Địa ngục mà chịu hành hình . Ai có phước thấy lời ta khuyên, mau hồi tâm chừa dữ làm lành cho sớm, đừng để gần thác ăn năn không kịp Nếu làm chẳng đặng, cũng rán khuyên người ‘.

  • LỜI BỬU – HUẤN
    của Ông Lữ Tổ (Lữ – đồng – Tân ) giáng cơ :
    Con người linh hơn muôn vật . Sao người đời không biết thân mạng . Cứ biết một sự dâm ác . Sự dâm ác dầu vua chúa quan dân xưa
    nay đều bị hư hại, vì dâm ác mà quên nước, quên nhà, quên danh, quên mạng, không kể gươm đao nước lửa mà theo dâm ác, không cần thể diện, tội phước hại đến chừng nào ! Đức Văn -đế chỉ dụ :’ muôn tội
    dữ, án tà dâm, đứng đầu ! ‘ Lạy dạy rằng :’ Nếu có dâm ác thì hư trăm việc ‘. Hai câu ấy thật hay lắm, quả lắm ? Người đời thái quá tới loạn luân không cần lớn nhỏ cũng vì thói tà dâm ! Không kể thân mạng, thể diện, danh giá, tiền của cũng vì tà dâm ! Không rõ vì cớ nào thói tà dâm
    truyền nhiễm khắp thế gian như vậy ! Song bọn ấy có kẻ mắc hoạ, có kẻ tuyệt tự, xuống âm ti còn bị ngục hình, Các người giữ lòng tự nhiên sạch, mới là đáng bực anh hào . Chẳng nói làm chi đến bực thượng sĩ là
    khó đặng, miễn các người chừa lỗi cũ, thì thờ thần cầu vái mới linh, khỏi thác yểu cho trọn danh con thảo, và dạy con cháu em út tập theo gương
    tốt của mình . Lời ngay phái chịu nghe, thuốc đắng phải lo uống . Các đệ tử khá nhớ đừng quên ! Nếu mình ngay khỏi phạm thì biên lời ta khuyên đây mà dán trên vách cho em út con cháucoi, kẻ khác cũng thấy mà sửa nết .
    Thương mạng vật thì sống lâu . Tiếc cơm gạo mà giàu được . Trọng
    giấy chữ thì làm quan . Dè lời nói thì đặng phước . Làm gương tốt cho cháu con . Đừng phạm tội nơi trời đất .

    LỜI DẠY CỦA CỬU – THIÊN TƯ -MẠNG TÁO -QUÂN

    Ta tuy coi sổ cái tại Cửu thiên, mỗi năm 24 tháng chạp tâu một kỳ . Song mỗi nhà điều có Táo quân thay mặt cho ta, mỗi tháng chạy tờ công quá mỗi người cho ta gài vào sổ chánh . Ta chẳng nỡ cho đời phạm tội vì lầm lỗi, nên dạy sau đây : Cấm đốt giấy chữ trong bếp, vì sợ tro ấy nữa đổ nhằm chỗ dơ . Cấm ca, khóc, hoặc chửi rủa, mắng nhiếc trong bếp . Chẳng nên đâm hành tỏi trong bếp, hoặc bửa củi trước bếp . Cấm bỏ lông gà, xương thú, củi dơ trong bếp ( ngồi chồm hổm ngay bếp ), hoặc quét động vô bếp . Cữ ăn thịt trâu, thịt chó, thì trong nhà bình an . Nếu ai loã lồ trong bếp, thì phạt nặng . Nhứt là cấm gõ gạc trên bếp, cạo dẫy chảo nồi trên bết .

    TÍCH ĐÔI LIỄN ÔNG QUAN – ĐẾ

    Tại phủ Hàng châu, tỉnh Chiết giang, có người Tú tài
    Trương đại Mỹ, ở phía tả núi Ngô san, thuật chuyện rằng : Hồi ta tắt hơi, hồn đến ngoài thành Phong đô vào lạy Quan đế mà khóc . Quan đế hỏi :’ Tới số thì thác, lạy khóc ích chi ? Ta bèn tâu :’ Tôi cũng biết thác rồi không lẽ sống lại song thương mẹ già không ai nuôi, nên đau lòng mà khóc . Quan đế nói :’ Như vậy để ta tâu cho “. Giây phút kêu ta mà nói :’ Ta đã tâu rồi, Thượng đế khen ngươi có hiếu, cho sống thêm một kỷ (12 tuổi).’ Liền cho ta uống một chén nước trà dạy rằng : ‘ Chùa ta khắp trong thiên hạ treo liễn rất nhiều, song không vừa ý ta, nên ta đặt một đôi liễn như vầy đây, ngươi coi cho nhớ, về mà truyền thiên hạ ‘. Ta coi thấy :
    Số định tam phân, phò Diêm hán, tiễu Ngô phạt Ngụy, tân khổ dị thường, vị liễu bình sanh sự ngiệp ;
    Chí tôn nhứt thống, tá Hi triền, phục ma đảng khấu oai linh phi chấn, chỉ huờn đương nhựt tinh trung .

Thích nôm :
Số trời định ba phân phò Diêm hán, đánh Ngô dẹp Nguy, cay đắng nếm đều, sự nghiệp bấy lâu chưa dứt .
Lòng ta thâu một mối, giúp Hi triều, trừ yêu dẹp loạn, oai linh dậy khắp,
tình trung thuở ấy vừa xuôi .
Ta đọc thuộc rồi, lạy tạ ơn Quan đế cho hồng ta về nhập xác, sống lại biết đã liệm rồi . Ta liền kêu lớn, bảo giở nắp săng cho ta ra . Ra rồi thuật chuyện vân vân, té ra quên hết nửa câu liễm trước ! Cặp con mắt lại không thấy đường ! Giây phút nghe gõ cửa, mẹ ta chạy ra trước thấy người bận áo xanh, đưa phong thơ mà nói rằng :’ Xin trao thơ nầy cho con bà xem ‘. Mẹ ta nói :’ Con tôi bịnh con mắt, coi thơ sao đặng ? ‘
Người áo xanh nói :’ Ấy là toa thuốc, bà trao cho mau ‘. Mẹ ta đem vào trao liền . Ta xé thơ ra xem thử thấy chăng ? Té ra mắt sáng như xưa, coi rõ là nửa câu liễn trước ? Kẻ xa người gần, đều lấy làm lạ ! Hứa triệu Đình ở Nhơn hoà nghe ta đọc liền biên đôi liễn ấy, khắc treo tại chùa Ông núi Ngô san, lại có khắc một tấm bảng thuật chuyện sự tình đôi liễn, mà treo trước cửa chùa, cho kẻ có hiếu xem, kẻ bất hiếu biết chừa lỗi . Xin rán lưu truyền .
KINH NGỌC – LỊCH của Thập ư Vương dọn kiểu, Thượng đế có phê, cho truyền trung giới, cải ác tùng thiện .
Nguyên ngày ba mươi tháng bảy . Địa Tạng vương bồ tát ăn vía sanh, bởi ngài làm chức U minh giáo chủ cai trị mười vua thập điện . Nên bữa vía ngài, thập vương với các vị thần đều đến chầu mừng .Địa Tạng vương phán rằng :’ Ta muốn siêu độ chúng xanh, nên mỗi năm ngày vía nầy, ta truyền ân xá các phạm tội nhẹ được đầu thai, tội nặng thì giảm bớt . Ngặt người đời làm lành có ít, làm dữ rất nhiều, ta thấy thập vương các ngục hành hình thảm thiết ! Vậy phải tra xét cho kỹ, những ai tại dương thế biết ăn năn chừa lỗi, có khuyên đời làm một hai điều lành, thì trừ bớt tội cho nó ‘. Thập vương tâu :’ Chúng tôi y luật hội nghị ‘. Nếu ai làm lành tự nhỏ đến già, thì đưa lên cõi thần tiên . Còn kẻ nào công quả bằng nhau, khỏi hành tội, đặng đầu thai kiếp khác như thường . Nếu công ít, quả nhiều, thì hành tội tuỳ theo dư quá nhiều ít, rồi cho đầu thai kẻ khó hèn . Nếu biết chừa lỗi làm lành kiếp sau sẽ cho đầu thai hưởng phước . Nếu còn làm dữ nữa, sẽ bắt xuống hành hình, rồi cho đầu thai cùng khổ đáo để, sống chịu hoạ tai, đến thác sẽ giam vào Địa ngục không đặng luân hồi nữa . Còn kẻ quá ít, công nhiều, trừ còn dư công, thì đặng đầu thai hưởng phước giàu sang trường thọ . Trừ ra tội bất trung là phản chủ, bất hiếu với ông bà cha mẹ, hoặc là liều mình ( tự vận ), hoặc sát sanh thái quá không tin luân hồi báo ứng . Cứ nói theo tục ngữ :’ Người thác thì hồn phách tiêu tan hết, bỏ xác thúi rồi, còn hồn đâu mà bị hành tội nơi âm phủ . Thường thấy người sống bị tội, nào thấy ma chết mang gông, chết rồi thì thôi, còn biết sự gì nữa ! ‘.

Mấy lời ấy quê lắm ! Tuy thác thời bỏ xác, chớ linh hồn con hoài, sống làm dữ bao nhiêu, thì thác bị hành tội bấy nhiêu . Mấy kẻ bày đặt nói trước, cho người không tin âm phủ, thì đã bị Vô gián địa ngục, không đặng đầu thai . Người đời tuy thấy kinh sách tam giáo giảng dạy, song không tin, rất uổng công tiên Phật thánh thần dạy bảo . Trăm người không có một người tin mà cải ác tùng thiện, nên phải lập thêm địa ngục mà hành hình mới đủ . Nay Bồ tát thấy vậy mà thương, truyền chỉ thế giảm . Chúng tôi cũng vưng lời, cho các người dữ chịu hồi tâm, ngày vía Bồ -tát với các ngày vía chúng tôi, ăn chay thệ nguyện thiệt tình ăn năn, cải ác tùng thiện, không dám làm dữ nữa, rán sức làm một điều lành chi đó, sau thác xuống hồn khỏi bị hành tội . Trừ ra tội tôi chẳng ngay, con chẳng thảo, hoặc giết mình, hoặc làm mưu mà gạt người lương thiện đến nỗi phải bị trời đánh, chết trôi, chết thiêu, cọp ăn, rắn cắn, thì hồn xuống âm phủ phải chịu hành phạt, song cũng chế giảm một bực vì sự ăn năn chừa lỗi . Nay chúng tôi truyền các phán quan biên hết các sự tội phước, sống làm điều lành nào, mà được phước chi, làm điều dữ nào, thác bị hành ngục chi, ai ai nghe qua cũng hiểu, để dưng cho Bồ -tát xem . Đợi gặp ai cho đức hồi dương, sẽ lưu truyền cho thiên hạ ‘.
Khi ấy phán quan điện nào, biên theo điện nấy, thành ra bổn Ngọc -lịch, dưng cho Địa -tạng vương xem, Ngài khen hay .
Qua mùng ba tháng tám, Người với thập vương chư thần đồng dưng Ngọc -lịch cho Thượng -đế ngự duyện Thượng -đế phán rằng :’ Hay lắm ! Từ nầy chư thần rán xem xét, người đời nguyện chừa lỗi không phạm nữa, làm một sự phước thì cho trừ hai tội cũ, năm điều phước cho trừ hết tội xưa, lại đặng ghét làm siêu độ cho thân quyến nữa, trai đặng đầu thai phú quí, gái đặng đầu thai làm trai Thành hoàng Táo thần tuân chỉ ‘.

  • VUA TẦN QUẢNG NGỰ ĐIỀN THỨ NHỨT

    Làm điều lành nào, được thưởng phước,kể ra sau đây :

    1. Lượm giấy chữ nho, đốt trong trả, đổ tro xuống sông, thì được con thảo cháu hiền . Nếu đốt trong bếp thì có tội .
    2. Đốt các thơ truyện hoa nguyệt, cho khỏi hư phong tục , hoặc làm lành làm phước, đều hưởng phước và sống lâu .

    Làm điều dữ chi, phạt tội gì, kể ra sau đây :

    1__ Liều mạng giết mình, cho người mắc hoạ phạt làm ngạ quỉ (ma đói).
    2__ Các sãi ăn của thập phương mà tụng kinh thiếu, hoặc chịu của người công đức mà tụng kinh thiếu, đều phải tụng bổ lại .
    Tần quảng vương cầm sổ sống thác, trị việc âm phủ . Đền ở tại dưới biển lớn, chánh hướng tây theo đường Hắc đạo suối vàng . Phàm người lành mãn phần, thì cho người tiếp dẫn lên Thiên đường, hoặc về Tây phương . Còn ai công quả bằng nhau, thì qua cửa thứ mười cho đầu thai hoặc gái làm trai, hoặc trai làm gái, mắc nợ nần thì trả quả cho nhau . Nếu công ít quả nhiều, thì dẫn ra phía hữu cái đền, lên đài Nghiệt Cảnh mà soi .Đài cao 11 thước mộc, treo kiếng lớn mười ôm, day mặt qua hướng đông, trên đề bảy chữ rằng :’ Nhiệt cảnh đài tiền vô hảo nhơn ‘. Các hồn soi thấy bình sanh việc chi, đều ứng đủ lớp lang như hát bóng,
    nên chối không được . Tới đó mới hay rằng .’ Muôn lượng vàng ròng đem chẳng đặng, cả đời bản có tội theo mình ‘. Soi kiếng làm án rồi, sai quỉ giải hồn qua cửa thứ nhì, cầm ngục hành tội . Người không kể cha mẹ sanh thân vì sự tức mà tự vận thắt họng, trầm mình, uống thuốc độc, hoặc kiếm cớ chi mà liều mình, không đợi tới số đòi hồn mà chết về nghiệp giết mình (trừ ra vì trung hiếu tiết nghĩa mà giận lẫy, hoặc bị phạm tội sợ hành, tội chẳng đến chết, hoặc muốn liều mạng mà hại người mắc hoạ : làm như chơi mà ra chết thiệt cho người mắc hoạ : các hồn chết về nghiệp ấy, Táo quân với chư thần, bắt hồn giải đến cửa đền nầy, giam vào ngục ngạ quỉ, gặp ngày tuất ngày hợi, thì phải làm cách
    liều mình ấy, cầm 70 ngày, hoặc một hai năm, rồi dẫn hồn về ở chỗ liều
    mình gia quyến có cúng thì được về ăn, đốt vàng bạc giấy áo thì đặng
    lãnh . Nếu biết lỗi không hiện hình nhát người, hoặc không bắt ai mà thế, đợi mấy người trên Dương gian bị làm nhơn mạng đặng khỏi hoạ, thì chư thần giải hồn ấy đến đây, sẽ giải qua cửa thứ nhì tra công quả, nếu trừ rồi dư quá bao nhiêu thì hành tội và giải qua cửa khác hành nữa .
    Còn khi sống mà lòng mong liều mạng đặng hại người, hoạc hăm làm nhơn mạng cho ai, tuy liều mình mà chưa chết, cũng ghi lòng tội hành hình, tu có làm lành cũng trừ tội ấy không đặng . Lúc hồn còn ở chỗ liều
    mình, mà hiện hình làm ma nhát cho chúng sợ mà chết, thì sai quỉ mặt xanh nanh vút bắt hồn xuống hành tội cho đến kiếp, rồi cầm ngục mãi không cho đầu thai .
    Còn các thầy chùa, thầy pháp, thầy tu, người ta mướn tụng kinh mà tụng thiếu sót, chừng hồn xuống đây phải ở sở bở kinh, chỗ ấy có đủ thứ kinh, cho đèn lưu ly mờ mờ, mà tụng cho đủ các chỗ thiếu hồi đó .
    Dầu thầy chơn tu cho mấy cũng phải bổ cho đủ vì tiền người . Nếu kẻ tu tại gia tụng cho mình, có sái chữ đọc thiếu cũng không chấp, trọng tại có lòng thì đặng phước khỏi tụng bổ .
    Ngày vía vua Nhứt điện là ngày mồng một tháng hai, nếu ngày ấy ai ăn chay, đặt bàn trở về mặt hướng bắc, nguyện không làm các điều dữ, đọc trải qua bài này một bận, hoặc in Ngọc lịch mà cho thiên hạ, cải ác tùng thiện, đến mãn phần trăm sai thanh y đồng tử rước hồn đem về Tây phương .

  • VUA SỞ GIANG NGỰ TẠI ĐIỆN THỨ NHÌ

    Các điều lành đặng phước, kể ra sau nầy :

    1. Bố thí cơm cháo, được hưởng phước giàu có
    2. Thí thuốc cứu người, đời đời giàu sang .

    Các điều dữ bị hành tội, kể ra sau nầy :
    1.Ban đêm tính việc quấy, phạt vào ngục Hắc vân sa cho mây đen đè mình, vùng không đặng .
    2. Các viên quan ăn hối lộ, đánh ép kẻ ngay, bắt chịu án oan, phạt
    giam hoài trong tù xa, ló cổ ra mà chịu .
    3. Dỗ dành con nít làm quấy, bị cầm ao giá lạnh . Sở giang vương ở dưới đáy biển nam, địa ngục rộng năm trăm dặm do tuần, gồm 16 cái
    ngục nhỏ, kể ra đây :
    1. Ngục Hắc vân sa
    2. Ngục Phẩn thỉ nê, Phẩn
    3. Ngục Ngũ xa, đâm
    4. Ngục Cơ ngạ, đói
    5. Ngục Tiêu Khát, khát nuớc
    6. Ngục Nung huyết, máu
    7. Ngục Nhứt đồng phủ, 1 chảo đồng
    8. Ngục Đa đồng phủ, nhiều chảo đồng
    9. Ngục Thiết đối, cối xay sắt
    10.Ngục Bân lương, đong lường
    11. Ngục Kê trác, gà mổ
    12. Ngục Khôi hà, ao tro
    13. Ngục chước triệt, chặt khúc
    14. Ngục Kiếm diệp, gươm lá
    15. Ngục Hồ lang, cáo, chó sói
    16. Nguc Hàng băng trì, ao giá
    Nếu phạm tội dụ dỗ trẽ nhỏ, cạo đầu vô chùa làm sãi, làm cô vải ;
    hoặc còn nhỏ tự ý cạo đầu vô chùa đi tu bỏ cha mẹ, mang tội bất hiếu ;
    hoặc ai gởi thơ ( kinh sách ) hoặc đồ đạc, cố ý nói làm mất mà làm của
    mình hoặc làm hại tai mắt tay chưn người ; không biết coi mạch làm thuốc bướng hại người mà lấy tiền : hoặc nhà giàu bất nhơn mua mọi gái, sau người chuộc lại mà không cho : hay là làm mai ham ăn của mướn giáu tuổi, tráo tuổi, rõ biết gái trai có tật bịnh, gian giảo, mà nói
    gạt người sau chúng nó bị tức tối : các tội kể trên đó, tuỳ theo nặng nhẹ, giam vào 16 ngục hành cho đáng kiếp, rồi giải qua cửa thứ ba hành nữa .
    Nếu ai giảng Ngọc lịch, hoặc in cho thiên hạ, hoặc thấy kẻ bịnh nghèo mà cứu giúp, hoặc bố thí cơm cháo gạo tiền, hoặc biết ăn năn chừa lỗi, thì cho trừ tội trước khỏi tính trước khỏi tính, được qua cửa thứ
    mười đi đầu thai làm người .
    Nếu cữ sát sanh, cấm con cháu không giết trùng dế và đến mồng
    một tháng ba là ngày vía trẫm ăn chay nguyện phóng sanh, sau khỏi bị
    đoạ địa ngục được qua cửa thứ mười đầu thai hưởng phước .
    Xưa nay lượm giấy chữ thì sống lâu, ai cũng rõ biết . Nếu đạp giấy chữ,
    chẳng hề hưởng giàu sang phước thọ bao giờ . Như việc buôn bán đồ thiệt tốt giá vừa phải thì nhiều người mua,lựa phải dán lời rạo, vậy cho chúng tin miếng giấy áp tới mua nhiều sao ? Huống chi dán nơi vách tường, mặt chợ mới, coi tử tế, lâu gió mưa rớt xuống bùn lấm ướt nhẹp,
    kẻ muốn lượm cũng không thể lượm được . Cho đến chỗ dơ, thấy đầy những cán dù, cán viết, miểng sành, giầy guốc, đều cũng có chữ trong đó, kẻ trong chữ nghĩa, cũng không thế lượm cho hết . Nên ta khuyên đời phải xét cho kỹ, mà khuyên nhau rằng :’ Giàu nghèo có phần số mạng, không phải tham mà đặng nhiều . Muốn đặng phước thì trước đừng làm tội . Nếu làm tội như vậy sao đặng nên giàu có ? Nếu tin lời ta,
    thì đừng dán lời rao chữ nho . Các món vật dụng đừng viết nho in chữ nho vào đó . Tự nhiên không cầu lợi mà lợi nhiều, chẳng cầu phước mà phước đến, là vì trọng chữ nho, không đụng đâu để đó .

VUA TỐNG ĐẾ NGỰ ĐIỆN CỬA THỨ BA

Làm lành được phước :

Làm cầu, sửa cho thiên hạ đi, thần thường phò hộ .

Làm dữ phạt tội :

1. Giết người mà cướp của, bị cọp nhai
2. Đoạt thơ của người không đem tới, bị bắn .
3. Làm mưu giết chồng, hại chồng bị phân thây xẻ thịt .
4. Đốt nhà hoặc săn bắn bị bào lạc .
Tống đế vương, đến tại đáy biển đông nam . Địa ngục rộng năm trăm dặm do tuần, chia ra 16 ngục nhỏ, kể ra sau nầy :
1.___ Ngục hàm lỗ nước mặn .
2.___ Ngục mà huờn dà nu, gông xiềng .
3.___ Ngục xuyên lặt, đục sườn .
4.___ Ngục đồng thiết, quát hiểm, nạo mắt .
5.___ Ngục quát chỉ, nạo mỡ .
6.___ Ngục kiềm sài tâm cang, móc gan tim .
7.___ Ngục khối nhãn, móc mắt .
8.___ Ngục sản bì, lột da, căng da .
9.___ Ngục nguyệt túc, cưa cẳng .
10.___ Ngục bát thủ cước giáp, rút móng .
11.___ Ngục hấp huyết, hút huyết .
12.___ Ngục đảo điêu, treo ngược .
13.___ Ngục phân ngung, sả vai .
14.___ Ngục thơ hoa, ăn giòi tửa .
15.___ Ngục kích tất, đập đầu gối .
16.___ Ngục ba lâm, mổ trái tim .
Làm quan không biết ơn vua, không đạo tôi : dân không lo sưu thuế cho nhà nước : vợ phụ bạc chồng, lộn chồng bỏ chồng, trốn chồng hỗn với chồng, hồi nhỏ cha mẹ đã chịu cho người nuôi làm con, lớn bỏ cha mẹ nuôi mà cãi họ lại, đầy tớ phản chủ thơ -kỳ quân lính ở bạc với người làm đầu (quan thầy của mình ) : kẻ làm công ăn gian chủ tiệm ; tù vượt ngục, bị đày mà trốn, hại người bảo lãnh và quan cai trị trong sở, hoặc làm cho người thân bị khổ ; không biết ăn năn chừa lỗi, trừ công còn dư quá thì hành ; cứ theo địa lý để quân lâu, hoặc cữ không cho làm mả, hoặc bày cải táng đào mả lấy cốt tồi tàn, hoặc không đắp mả ông bà cha mẹ để loạn lạc ( xiêu mồ lạc mả ) : dụ người làm phạm luật ; xúi chúng kiện cáo làm thơ rơi giấu tên, hoặc dán lời kiêu ngạo mà giấu tên, hoặc dán lời nói xấu tiết cho con gái, phá đám hôn nhơn ( cưới hỏi ) mà giấu tên ; hoặc viết thơ hồi, tờ để : làm giấy tờ giả mạo ; đòi tiền bán chịu rồi mà chẳng dỉ sổ, hoặc trả nợ rồi mà không cho giấy không xé giấy : tập ký tên giả, khắc con dấu giả ; sửa số bạc tiền trong giấy tờ, đều làm hại người, các tội kể ra đó, tra ra nhẹ nạng, sai quỉ Đại lực giam vào khám lớn, tùy theo tội, dẫn vào các ngục nhỏ hành cho đủ số rồi giải qua cửa thứ tư mà hành theo các ngục khác .
Nếu ai nhớ ngày vía trẫm, là mồng 8 tháng 2 hay ăn chay nguyện vái không phạm các tội kể trên đó nữa lo việc làm lành mà trừ, sau thác xuống khỏi bị ngục nầy .
Thầy Nguơn Hiền thiền sư đặt bài khuyên đừng ủ con gái . Mạng người là trọng, nên phép nước nghiêm trị việc án mạng (nhơn mạng) . Nếu làm mưu làm hại oan, dẫu trốn khỏi tội Dương gian trời cũng hại mau lắm . Bởi cái mưu giết người, là lòng độc ác, mang tội nghịch thiên là trái lòng ưa sống của trời . Kíp chầy cũng trả chẳng tha . Người đời làm cho loại chí một hồi, sau an8 năn không kịp . Nay nhiều kẻ phạm tội dương gian âm phủ, nhứt là tội ủ con gái ! hoặc ủ con chửa hoang ! Tuy việc ấy là kẻ ngu hay làm, song quen thói rồi, nhiều nơi bắt chước . Bởi cớ ấy trời bớt số giảm kỷ, hoặc phạt cùng mạt tuyệt tự (không con trai ) . Nói chi đầu thai kiếp khác thường mạng là luật chung . Nghĩ thử nó đầu thai làm con, mà đền ơn cho mình, nỡ nào mà giết con cho đành đoạn ? Huống chi kẻ vô hậu, cầu có chút gái còn khó thay, như vậy đủ biết phước nhiều thì có trai, phước ít mới có gái, còn vô phước thì không có con chi hết . Mình phải răn lòng sát hại làm phước mà cầu trời cho sanh trai, vì muốn kế tự, thì phải tu nhơn tích đức . Độc ác con gái chửa hoang, sanh ra thì quyết giết ! Sao không biết xét, rất đỗi kẻ vô hậu còn nuôi con nuôi thay ! Huống chi máu thịt của mình trong bụng sanh ra, cũng lập thế mà nuôi như kẻ nuôi quá phòng vậy, thì khỏi mắc oan nghiệp . Nếu không chừa lỗi độc, thì bị tuyệt tự, trông chi sanh đặng con trai . Người quân tử có nhơn, rán khuyên đời mà cứu nhiều mạng, thì âm đức lớn lắm .
VUA NGŨ QUAN NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ TƯ

Làm lành hưởng phước :

Thí quan tài và đồ liệm, thì nhà có thần phò hộ .

(Phong Sắc xin thích nghĩa khoảng nầy : bởi kinh Ngọc lịch tàu có in hình, khoảng nầy có vẽ cái trại thí hòm, có chất hòm, nhiều người đến khiêng những hòm thí . Các sãi dốt không biết, bổn đạo thấy vẽ hình như thế, thì hỏi hòm gì nhiều vậy ? Sãi dốt nói bướng rằng : Ai chết rồi hồn phải đem cái hòm của mình mà nạp cho vua Tứ điện . Nên chôn hòm nhẹ, dễ nạp, nếu hòm lớn khổ cho vong hồn đẩy không nổi ! Bó bảy tấm vạc nhẹ nhàng dễ vác ! Ôi, bổn đạo quê cũng nghe theo lời ấy, mà trối với con cháu, sợ chôn hòm lớn ! Lưu truyền lời phi lý tới nay ! Vì sãi dốt bày nói sàm một chút, để hại kẻ dốt muôn đời ! Sao không biết xét cho kỹ vua thứ tư thâu hòm ấy mà làm chi ? Mấy muôn triệu hòm chỗ đâu mà để ? Vả lại hồn ma mà chuyển vận đồ hữu hình sao đặng, gọi đẩy hòm nạp quách là nghĩa gì ? Nếu cực khổ như vầy sau còn gọi kẻ thí hòm được phước có thần lành phò hộ ? như vậy một lời nói bậy, tổn đức biết chừng nào ? Làm cho kẻ dốt nghe lầm, chôn cất tức tưởi không ấm cúng ! Muốn cho kẻ dốt khỏi lầm, nên tôi phải giải cho rành, may người dốt tỉnh lại . Nếu nạp hòm hết, sao lại lấy cốt còn hòm ? ? ?)
Làm các điều dữ mắc những tội, kể ra sau đây :
1. Giạ già giạ non, đong nhẹ đong nặng, lòn thăng tráo đấu gian lận, hoặc bán lúa tưới nước, đều bị cối đạp giã, cho chó ăn .
2. Cân lận, bị móc lưng treo hoài . Đo lận cũng phạt vậy .
3. Không kính người lớn tuổi, già cả, lường gạt giựt của người, vay mượn chẳng trả, du thủ du thực hoang đàng, không giữ bổn phận, háo sắc tà dâm, lấy vợ người, ngoại tình huê nguyện, ngã mặn và tội ăn vụng, say rượu, bài bạc, trùm đĩ nhà chứa điếm, rủa chửi, trù ếm du đãng, chọc ghẹo phá hại người hiền, đổ đồ dơ uế xuống sông, phơi quần áo dơ giọt bóng tam quan là mặt nhựt mặt nguyện, yến sao, hoặc dơ uế mà lên chỗ thờ phượng hoặc vào bếp núc : Các tội kể trên đó đều xô xuống Tát trì là (huyết ô trì) ao huyết dơ mà lặn hụp, tuỳ theo tội nhiều ít, phạt ở lâu mau .
(Ấy là chánh kinh Ngọc lịch như vậy, kẻ sau muốn răn phụ nữ, bày ra kinh huyết hồn, mà cấm sự nhơ uế nơi tam quan, hoặc giặt dưới sông, hoặc vào trong bếp mà dạy đờn bà con gái . Kẻ dốt tin thiệt có tụng thì khỏi đoạ huyết ô trì . Kẻ dốt nữa thích nghĩa rằng : con gái đàn bà có đường kinh, hoặc chửa đẻ, đều bị xuống huyết ô trì hết thảy, nên có kẻ quê tụng kinh huyết hồn cầu mẹ khỏi tội ! Lưu truyền lâu đời, đàn ông ít học cũng tụng nữa ! Sao không thông lý, tại trời sanh phụ nữ phải có sự ấy, mà còn bị tội là nghĩa gì ? Thầy chùa xưa có học, thông hiểu chỗ đó, bày đặt thơ Hứa sử nói nhờ Hứa sử xin vua Tử điện tha tội ấy . Nói vậy trời đất còn lầm sao ? Thua Hứa sử sao ?)
Ngũ quan vương ở dưới đáy biển đông, nội cõi ấy rộng năm trăm dặm do tuần 1 dặm do tuần tròn giáp vòng 240 dặm, bề ngang mặt băng gian, là ngang giữa trung tâm 80 dặm . Còn mỗi dặm là 360 bộ, bộ là bước đôi, mỗi chưn một bước, nên một bộ là 5 thước mộc, như vậy 1 dặm là 1800 thước mộc . Còn 1 dặm do tuần bề ngang xuyên tâm đo 80 dặm là 144.080 thước mộc . Như vậy 580 dặm do tuần giáp vòng đo ra 72.000.000 thước mộc bề ngang mặt xuyên tâm 24.000.000 thước mộc . Lập 16 ngục nhỏ :
1. Ngục Tát trì là huyết ô trì .
2. Ngục Vụ liêng trước tim, xiềng, với tâm để xăm .
3. Ngục Phi thanh kiên thủ, xối nước sôi
4. Ngục Chưởng trướng lưu dịch, vả mặt sưng .
5. Ngục Đoạn cân tích cốt, chặt gân xương
6. Ngục Yễn kiên sát bì, khứa vai lột da .
7. Ngục Đoan phu, khoan da thịt
8. Ngục Tổn phong núi chim trĩ mổ .
9. Ngục Thiết y, bận áo sắt
10. Ngục Mộng thạch thổ ngoa yễm, cây, lá dẳn .
11. Ngục Lục nhãn, khoét mắt .
12. Ngục Phi khôi tắc khẩu, tro vô lấp miệng .
13. Ngục Quán dược, đổ thuốc độc .
14. Ngục Du đậu hượt diệt, trợt nhớt té,
15. Ngục Thích chỉ, xâm miệng .
16. Ngục Tốt thạch mai thân, chôn đá vụn .

Những tội trốn xâu lậu thuế; nói ngược lúa ruộng, nói ngược nợ, cân ăn gian; bán thuốc giả; bán gạo mắc nước; làm bạc giả, ăn gian ăn bớt bạc vàng; bán hàng lụa nhiễu; bán vải mỏng mà hồ gọi dày, đi đường không nhường tránh kẻ tật nguyền, hoặc người già, trẻ nhỏ nhít; lập mưu thần mà đoạt nghề kẻ buôn gánh bán bưng, cho mất sở làm ăn kẻ cùng khổ mà thủ lợi; lãnh thơ không đưa cho sớm, để trễ hư việc người; ăn cắp cạy gạch lề lộ, hoặc rót trộm dầu đèn ngoài đường; nghèo không giữ bổn phận, sanh ra gian giảo, giàu bất nhơn, không thương kẻ nghèo, hứa cho mượn cho vay, đến kỳ không cho, hại hư việc người; thấy người nghèo bịnh, trong nhà có thuốc hay mà không cho; giấu phương thuốc hay, sắc ra bán thuốc nước không cho thấy xác, không chịu truyền cho ai; quăng miểng sành miểng chai, gai chông ra đường đi; thả súc vật ỉa dơ đường sá; để bụi gai góc sầm uất cho hư vách rào của người; trù rủa ếm đối, hăm hoạ chúng; các tội ấy đều tuỳ nặng nhẹ hành tội các ngục, giải qua Ngũ điện .

Ngày vía trẫm 18 tháng hai, nếu ai ăn năn ngày ấy ăn chay thề nguyền không dám phạm các tội ấy nữa, lo làm lành tu bỉ sau khỏi hành các ngục nầy, nếu thêm việc nhơn quả kể sau Ngọc lịch để cho người coi mà cải ác tùng thiện, người ăn năn chừa lỗi khỏi tội thì có công có phước .

Nếu thấy ai bị tai nạn ngặt nghèo, mình có thể cứu mà làm hiểm bỏ qua, hoặc quên ơn bạc nghĩa hoặc cố oán quyết hại cho đặng, đều là lòng độc ác : tuy tụng kinh làm lành bố thí thác rồi khỏi hành các ngục mà thôi, chớ không đặng đầu thai hưởng phước phạt làm quỉ mị yêu tinh, như hồ ly mãng xà, mấy năm, tuỳ theo lòng độc nhẹ nặng . Nếu biết lỗi không dám sanh sự hại đời, thì thâu hồn về cho đầu thai phú quý . Như hiện hình nhát chúng khuấy đời, đáng tội thì bị Thiên lôi đánh hoá ra con Tích, thì hết đầu thai lâu tiêu hồn mất .

Phàm các quân binh đánh giặc, kể từ ngày đi đánh, hết lòng hết sức vì nước, không hãm hiếp ai, không đốt nhà dân giả; dầu tử trận hồn xuống điện này, dẫu có các tội xưa cũng bỏ qua hết, vì đặng chữ trung lương mà trừ, giải đến cửa thứ mười, cho đầu thai hưởng phước . Nếu đánh lộn sanh tử mà chết, hoặc theo kẻ làm phản, đều bị tội gia bội hành hình theo các lỗi bấy lâu .
VUA DIÊM-LA NGỰ ĐIỆN THỨ NĂM

Làm các điều lành được phước :

1. Nhiều năm bố thí dân nghèo, con cháu nối đời, giàu có
2. Thí lúa gạo, cơm cháo, con cháu thi đậu làm quan lớn .

Làm các điều dữ mắc hành tội :

1. Tội bất hiếu với ông bà cha mẹ, bị chém ngang lưng đứt hai.
2. Đổ cơm cháo đồ ăn, bỏ cơm cháy, đạp cơm cháo, đổ huỷ lúa gạo, đều mang gông, cho ăn cơm thiu hóa giòi lửa .
3. Mỗi người có tội, cho lên đài vọng hương, ngó về xứ sở nhà cửa, thương nhớ mà về không đặng, khóc than thảm thiết .

Vua Diêm-la phán rằng: “Khi trước trẫm ở Nhứt -điện, bởi thương những kẻ thác oan, hay thả hồn về sống lại để kêu oan . Thượng -đế đổi trẫm về Ngũ -điện tại đáy biển đông bắc, cai trị 16 cửa ngục tru tâm làm mổ trái tim . Phàm các phạm hồn giải đến đây, thì đã bị hành các ngục mấy điện kia lâu ngày, dầu tội nhẹ khỏi hành, song cứ giải bảy ngày mới tới một cửa điện tới đây cũng đã 35 ngày rồi, thây thúi hết, không thể nào sống lại đặng . Nhiều phạm hồn muốn sống lại, kiếm
tâu rằng: “Tôi làm chưa rồi lời vái hoặc cất chùa làm cầu đắp lộ, khai kinh đào
giếng thí chưa rồi, hoặc đặt lời khuyến thiện chưa đủ, hoặc lời nguyện phóng sanh
chưa đủ số, hoặc nuôi ông bà cha mẹ chưa rồi, sắm sửa hàn rương chưa đủ, hoặc trả ơn chưa đặng xin cho sống lại thề làm duyên làm phước . Trẫm than rằng : Xưa người làm dữ quỉ thần hay, nay thuyền đã ra khơi xảm muộn quá ! Bởi vậy Địa -Tạng -Vương ban ơn truyền chỉ, khuyên các cửa điện chung làm Ngọc -lịch cho đời tu mà chuộc tội . Thập vương làm rồi, dâng cho Địa -Tạng -Vương ngự xem, xem đủ liền đem thập vương với chư thần lên thiên đình dưng Ngọc -lịch xin sắc chỉ của Thượng -đế, nhờ ơn Thượng -đế ngự duyệt bằng lòng ban chỉ cho truyền đời tu chuộc tội . Từ Phong Đô đại đế với Thập vương lãnh Ngọc lịch có chiếu chỉ Thượng -đế phê đến nay đã lâu năm, mà chưa gặp người nào có đức hạnh xuống âm phủ, mà trao cuốn Ngọc -lịch đặng lưu truyền cho đời, chớ hồn mà hồi đương đem kinh có hình về sao đặng ? Nếu truyền đặng cho đời biết ăn năn chừa lỗi, thì dưới âm phủ sẽ ít hồn tù tội, tại dương gian ít kẻ thán oán . Như vậy đủ biết trên đời không kẻ tu luyện cho đặng nhục thân (xác phàm) xuống âm phủ . (Trừ ra thân ngoại hữu thân thì đi mới đặng ).

Từ đó đến nay các hồn soi Nghiệt cảnh đều là người dữ mới giải lần đến cửa này, đừng kiếm cớ chữa mình nhiều chuyện . Quỉ đầu trâu mặt ngựa dẫn chúng nó lên đài Vọng hương cho mau.” Cái đài Vọng hương nhiều cửa vòng nguyệt, hình đài ấy như cái cung lên thẳng dây, giáp vòng 81 dậm, bề dài về hướng bắc, ngay như dây cung , còn đông, tây, nam, ba hướng trước với hai bên đều vòng tròn như cái cung, cao 490 thước, gươm giáo dựng làm chông xung quanh mặt thành, 63 từng rộng rãi . Kẻ hiền lành không lên đài ấy. Kẻ tầm thường công qúa bằng nhau, cũng khỏi lên, được đầu thai. Trừ ra phạm tội nhiều, trừ hết công, còn dư quá, mới cho lên đó . Nghĩa vọng hương là ngó mong về thấy nhà cửa quê hương mình, cho thấy cho nghe đặng biết việc ra thể nào . Các hồn ngó thấy những là người nàh không y theo lời mình trối, cãi các lời dạy, hoặc chuyên vận hết của mình, hoặc chồng cưới vợ khác, vợ lấy chồng khác, hoặc con cháu kiện chia gia sản ruộng đất, sổ sách giấy tờ bấy lâu, bây giờ xé hết .

Giấy tờ thiếu nợ họ đòi không đúng . Còn kẻ thiếu mình mượn mình, không giấy, hoặc người nhà kiếm không đặng giấy thì bị chúng nói ngược hết, cãi lẩy với nhau, đều đổ thừa trả rồi cho mình (người chết) ! Bà con hờn giận rầy rà, con cái giấu đút, bằng hữu nói tước . Có kẻ nghĩ tình khóc một tiếng, rồi cười bằng hai ! Lại còn mấy kẻ tội dữ, thấy con trai bị tù tội, vợ bịnh hoạn, con gái bị chúng hãm hiếp, hoặc sự nghiệp tiêu điều, hoặc cháy nhà, hoặc hết của ! Các hồn thấy việc như vậy tức tối mà khóc nhào ! Quỉ sứ dẫn xuống, giam vào khám lớn, tra coi phạm tội gì thì dẫn vào 16 ngục tru tâm mà mổ ruột . Mỗi cái ngục đều trồng một cây trụ, rắn bằng đồng làm lòi tói, chó hình bằng sắt làm ghế đôn . Trói hết tay chưn vào trụ, rồi lấy dao nhỏ mổ bụng kéo tim, xẻ lần cắt bỏ cho rắn ăn . Rồi rút ruột cắt bỏ cho chó ăn, hành đủ ngày giờ mãn tội rồi, huờn hình như thường, giải qua Lục điện . Mười sáu ngục kể ra :
1. Ngục mổ tim không tin báo ứng .
2. Ngục mổ tim sát sanh hại mạng .
3. Ngục mổ tim bỏ phải mà làm quấy .
4. Nguc mổ tim làm dữ tập phép trường sanh
5. Ngục mổ tim khi lành muốn người mau chết .
6. Ngục mổ tim toan mưu vu vạ (hoạ).
7. Ngục mổ tim trai gian dâm, gái ngoại tình .
8. Ngục mổ tim tốn của người lợi cho mình .
9. Ngục mổ tim gắt gao không kể ai chết .
10. Ngục mổ tim trộm cắp nói ngược .
11. Ngục mổ tim quên ơn báo thù quá .
12. Ngục mổ tim độc ác xui hại người .
13. Ngục mổ tim lường gạt dỗ dành .
14. Ngục mổ tim háo thắng, ham đánh lộn .
15. Ngục mổ tim ganh hiền ghét ngõ .
16. Ngục mổ tim ngu mê không tỉnh kiêu ngạo .
Những tội không tin Thiên đường Địa ngục luân hồi, quả báo ; ngăn trở kẻ làm sự lành ; mượn tiếng đi chùa dòm hành sự lỗi của người mà nói : đốt hủy kinh sách ; ăn mặn mà tụng kinh niệm Phật ; thấy người ăn chay tụng kinh niệm chú mà chê : chê bai tiên Phật ; kẻ hay chữ coi kinh sách mà không giảng cho kẻ dốt phụ nữ nghe : cuốc phá mã hoang, làm cho loạn lạc ; vô cớ đốt rừng : để người nhà lơ đểnh làm cháy nhà, hại lây cả xóm ; hay bắn cầm thú ; vật kẻ yếu bịnh ; quăng liệng phá người : đăng dò bắt cá ; chày lưới các cuộc bắt cá ; gát chim . (Lấy mủ cây làm cho dính giò bẫy, các đồ lề bất chim, hoặc đổ thuốc độc dưới đất) ; những mèo chết, rắn độc chết không chôn cho sâu, hại người đào nhằm móc nhằm trúng độc khí bịnh chết : trời lạnh run mà bắt dân đào đất dầm nước đặng làm vách đắp lò bếp mới ; lấy thế cất dinh quan, lấn ranh chiếm đoạt ruộng đất dân, lấp giếng bí ngọn rạch (thuộc về ỷ thế) ; các tội kể trên đó, những kẻ phạm tội ấy, cho lên Vọng hương coi rồi, giam vào khám lớn, tùy theo tội mà mổ tim, mới giải qua Luc -điện tra tội khác . Nếu cơn còn sống không phạm các tội ấy, hoặc đã phạm lỡ, ngày vía trẫm là ngày mùng tám tháng giêng, mà ăn chay thề nguyền không tái phạm các tội ấy nữa, sau trẫm tha hỏi hành, lại tư tờ qua Lục -điện giải tội nữa . Trừ ra tội sát nhơn, hoặc theo tà thuật, xưng đặng trường sanh : hoặc hãm hiếp phụ nữ ; hoặc đàn bà tham dâm ghen độc : hoặc vu oan cho hư danh tiết người ; hoặc trộm cướp nói ngược ; hoặc trộm cướp nói ngược ; hoặc quên ơn bạc ngãi, báo oán quá lẽ ; nhứt là nghe kinh khuyên giảng mà không ăn năn chừa lỗi ! Các tội ấy chẳng hề châm chế .
Còn người đời, gọi tài thần giữ của cho người, tưởng vậy là sái lắm ! Ấy là mấy người chôn tiền bạc của cải hoặc các quan chôn của báu, đến thác phần hồn còn mê mà tiếc của, sợ chúng đào, nên hồn ma ở đó giữ mãi, ai tới thì hiện hồn ma mà nhát . Thần thánh nghĩ nó vô tội, nên bỏ qua cho ma giữ của . Chừng nào nghe câu kinh Phật dạy :’ Cái thân cũng không phải của mình, ngũ uẫn (năm mối) là tham . sân, si, ái dục, đều không ‘. Hồn ma giữ của mới tỉnh lại rằng :’Cái thân là xác còn bỏ, không phải của mình mà dùng được, huống chi là của tiền ‘. Mới chịu bỏ của mà xin đầu thai kiếp khác . Còn mấy kẻ vô phước lại gần chỗ đó bị ma nhát mà hết hồn sanh bịnh . Như thế -gian ai nghe chỗ nào có ma quỉ hiện hình hay nhát, biết là chỗ ma giữ của, thì van vái thề nguyền, xin đào đặng của ấy thì chia ra như vầy : 10 phần xuất ra ba phần mà làm siêu độ tụng kinh cho hồn ấy đầu thai hưởng phước, ba phần nữa phóng sanh cho vong ấy, một phần bố thí cho bần nhơn thì hết 7 phần rồi, còn ba phần thì mình hưởng . Vái nguyện như vậy rồi đào, thì có thánh thần làm chứng, lấy làm như vậy không hệ gì,

  • VUA BIỆN THÀNH NGỰ CỬA ĐỀN THỨ SÁU

    Làm lành được phước :

    Cất chùa, tu bổ am tự con cháu thi đậu làm quan .

    Làm các điều dữ mắc tội :

    1. Vừa lúa đợi giá cao, nhà nghèo mua ít không bán ; quá phòng người nuôi làm con, lớn bỏ cha mẹ nuôi, mà theo họ cũ ; hoặc cạo vàng trong mình Phật cốt mà bán, cũng như bán Phật ; các tội ấy đều bị đóng đinh căng lút vô bàn chông đứng .
    2. Ăn cắp kinh sách, hoặc mua mà xé, bị treo mà lột da .
    3. Kêu trời van đất, không cung kính thánh thần, bị cưa ngược .
    4. Ăn trộm, ăn cắp, bị quì trên chông sắt luôn luôn .
    Biện thành vương, điện tại đáy biển chánh bắc, khám lớn gọi là Đại hiến đoán, địa ngục rông 500 dặm do tuần, 16 ngục nhỏ :
    1. Ngục thường quị thiết sa, quì chông .
    2. Ngục chi nê tẩm thân, hầm phẩn .
    3. Ngục mạ tồi lưu huyết, xay bột .
    4. Ngục kiềm chỉ hàm châm, ngậm kim .
    5. Ngục cát hận thử giảo, thiến dái cho chuột ăn
    6. Ngục cực võng hoàn toàn, đĩa cắn trong lưới gan
    7. Ngục ngối đão nhục tương quết nem .
    8. Ngục liệt bì khí lôi, nghiến rách da .
    9. Ngục hàm hỏa bế hầu, ngậm lửa .
    10. Ngục tang hỏa bại hông, thổi lửa đốt (lửa giân).
    11. Ngục phẩn tự, rạch phẩn .
    12. Ngục ngưu điêu mả táo, trâu báng ngựa đạp .
    13. Ngục phỉ khiếu, khoan lỗ (xoi).
    14. Ngục trát đầu thoát xác, bửa sọ .
    15. Ngục yêu trảm, xắt ngang lưng .
    16. Ngục bác bì, tuyên thảo, lột da, đóng chông đứng .
    Phàm giận trời trách đất, ghét gió sấm lạnh nực nắng mưa ; day mặt về hướng bắc mà tiểu tiêu, hĩ mũi, khạc phun, khoét, cạo vàng hình Phật, móc tiền dằn tâm ông Tiêu ; kêu tên tộc Tiên Phật thánh thần ; không kỉnh giấy chữ kinh sách ; để đồ dơ uế gần chùa đình, bàn thờ : hương đăng trà quả, đồ cúng không, tinh khiết ; dơ dáy trong bếp, không cữ thịt trâu, thịt chó, học sách tà dâm (thể chiến), tà đạo, để sách ấy trong nhà mà không đốt, sách ếm hại người cũng vậy, bôi xé kinh sách, đồ khí dụng . vẽ hình Thái -cực (mặt trăng lộn âm dương), hoặc vẽ nhựt nguyệt sao bắc đẩu, hoặc hai hình hoà hiệp (nguyệt hiệp lão nhơn), hoặc hình Tây-vương-mẫu (Diêu trì), hình Phước Lộc Thọ, hoặc hình Bát -tiên, mà làm nhãn gói đồ, hoặc thêu chữ (Vạn) vô hàng giẻ vải cờ, giường, ghế, bàn tơ và đồ khí dụng, hoặc dùng làm chữ hiệu, phạm thượng bận quần áo có hình rồng phụng, vựa lúa chờ giá cao không bán ít cho nhà nghèo : các tội kể trên đó, đều giam vào khám Đại -kiếu -hoán . Tra tội nào đáng hành 16 ngục nhỏ, đủ ngày giải qua Thất -điện, tra tội khác hành nữa .
    Nếu ai ở dương thế, ăn chay ngày mồng tám, tháng ba là vía trẫm, thề nguyền tự hậu không dám phạm tội nói trên đó, và 14 rằm tháng năm, mồng ba tháng tám, mồng 10 tháng mười, trong bốn ngày ấy ăn chay, cấm phòng, (vợ chồng không ăn nằm với nhau) cũng như các ngày vía lớn vậy, lo cầu khẩn ăn năn chừa lỗi thường năm giữ được năm ngày ấy như vậy, sau khỏi hành các ngục nầy .
    Thế tục lưu truyền nói :’Thập bát tằng địa ngục ‘. Dưới Âm -phủ có 18 từng địa ngục, ấy là nói sái, chánh là :’ Nhập bát tằng địa ngục ‘. Vào tám cửa địa ngục lớn . Kể tám ngục lớn ra sau đây : Nhị điện có khám lớn gọi là Huợt đại địa ngục . Tam điện có Hắc thằng đại địa ngục . Tứ điện có Hiệp đại địa ngục . Ngũ điện có Kiếu -hoán đại địa ngục . Tại Lục điện đây có Đại Kiếu hoán đại địa ngục . Thất điện có Nhiệt não đại địa ngục . Bát điện có Đại Nhiệt não đại địa ngục . Cửu điện A tì đại địa ngục . Cộng tám cái khám lớn, mỗi khám lớn đều có 16 địa ngục nhỏ để hành tội và Huyết ô trì, Uổng tử thành, cộng vừa lớn vừa nhỏ 138 địa ngục ; lại còn bào lạc rằng khác . Phàm các phạm bị hành rồi, tuy cháy da nát thịt, đứt gân, dập xương, không còn lông tóc, chừng giải qua điện khác huờn hình lại như khi mới chết mà hành hình nữa, rồi giải qua cửa khác cũng như vậy .Trẩm thích nghĩa cho rành, kẻo tưởng có 18 địa ngục . Nhứt là tội đặt bài ca huê nguyệt, tuồng truyện tà dâm, hoặc vẽ hình tục tĩu, hoặc làm thuốc phá thai, hoặc thuốc mê, hay là khắc bản in ra, hoặc sao tả lưu truyền các bài các hình ấy, nếu bản ấy còn, bổn còn không tuyệt đồ đó, thì người bày đặt còn bị hành tội hoài, dẫu muôn ngàn đời cũng không khỏi hình phạt nơi địa ngục vì bày tà dâm dục lòng người cho hư phong hoá .

VUA THÁI -SAN NGỰ CỬA ĐIỆN THỨ BẢY

Làm lành hưởng phước :

Phàm con có hiếu, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, kính yêu mười phần . Khi nuôi đau càng hầu hạ thức thối cần mẫn hơn nữa, đến nỗi cha mẹ bịnh liệt, ăn không được có khi đặt bàn cầu trời, mình lóc chút thịt cánh tay, mà nấu ra nước cho cha mẹ uống cầm hơi . Ấy là lời nói thí dụ tỏ lòng thương hết sức chạy lo như vậy . Có hiếu thì động lòng trời .

Posted in THAM KHAO | Leave a comment

NHƠN-QUẢ LỤC LINH NGHIỆM KÝ (Biên các sự linh nghiệm kinh Nhơn-Quả nầy)

  • NHƠN-QUẢ LỤC LINH NGHIỆM KÝ(Biên các sự linh nghiệm kinh Nhơn-Quả nầy)

    1.__ Uông-Nguyên ở huyện Tiền Đường, mẹ già,

    còn y đã ba mươi tuổi, mà không con, cha là ông Tinh-Hư, tính khắc bản
    kinh Hồi Dương Nhơn Quả, chưa khắc đặng mà phần . Uông-Nguyên
    muốn cầu cho mẹ đặng sống lâu và cầu con luôn thể, nên bán ruộng
    mà mướn khắc bản . Mới khắc nửa cuốn, mà vợ đã có thai đẻ con trai . Rủ thêm các vị háo thiên Ngại – Khởi vân vân, phụ tiền in tới muôn cuốn mà cho người . Đêm kia Uông-Nguyên chiêm bao thấy hồn cha về khen rằng :’ Con noi ý cha, cha đã siêu thăng về cõi Thiên đường . Còn mẹ người sẽ trường thọ . Các vị phụ in, đều đứng tên vào sổ Thiên tào ‘. Sao gia đạo càng ngày càng khá, mẹ sông gần trăm tuổi .

    2.___ Triêu-Bích đi thi đậu về, thấy hồn vợ hiện dọc đường đón

    chồng khóc rằng :’ Thiếp hay sát sanh, thường làm nham cua lắm . Nay hồn xuống âm phủ, phạt bỏ vào núi Giải – san, bầy cua kẹp ngày
    đêm khổ sở . Tại âm phủ trọng kinh Hồi – Dương Nhơn -Quả lắm .
    Tôi xin cho hiện hồn về, cậy tả bảy cuốn cho người mà chuộc tội ‘. Triệu -Bích về tới nhà mới hay vợ chết đã chôn rồi . Liền sao tả kinh nầy,
    mới được hai bổn mà cho lần . Kế đi viếng mả vợ gặp ông già xưng là thần núi nói rằng :’ Vợ ngươi nhờ phước cho kinh, đã đặng đầu thai rồi .

    3.___ Vương -Phụng là thầy thuốc huyện Thoại -An, cữ sát sanh, lại

    phóng sanh nữa và hay mướn khắc các bản kinh khuyến thiện . Ngày kia
    bịnh ngặt, chiêm bao thấy hai quỉ sứ bắt hồn dẫn đi đặng nữa đường , ngó lên thinh không có ba vị, một vị mặc áo vàng nói rằng : ‘ Ấy là Vương – Phụng hay khắc bản kinh in cho thiên hạ, mau thả hồn ra ‘. Hai quỉ y lời . Vương -Phụng tỉnh dậy thuận chuyện, mạnh giỏi như thường, nên lo việc in kinh làm lành . Sau tu thành tiên .

    4.___ Dương -Sâm là tấn sĩ ở huyện Huỳnh -nham . Lúc chưa thi

    đậu, thấy trong làng khắc bản kinh Cảm Ứng và kinh Hội -Dương Nhơn –
    Quả mà in cho người . Dương-Sâm xét mình ít tiền thấy tấm bản số 17
    chưa khắc, xin chịu tiền nội một tấm ấy . Tối chiêm bao thấy ông thần mách bảo rằng :’ Cho chàng trúng theo số bản kinh ‘. Sau thi đậu tấn sĩ
    thứ 17 . Lấy đó mà suy : khắc bản kinh không luận tiền nhiều ít, quí tại
    lòng thành .

    5.___ Phương thời Khả ở huyện Hưu Ninh, nhà nghèo mà hay bịnh .

    Gặp người lạ nói rằng : Ngươi nghèo mà không con, số có 36 tuổi . Nếu
    muốn đặng phước, thì phải làm lành ‘. Thời -Khả về rán sức khắc các bản kinh, quyết in cho thiên hạ . Khắc mới phân nửa, bịnh giảm năm phần, khắc rồi thì hết binh. Sau sanh hai người con trai, lớn đều vinh hiển . Thời – Khả cũng đặng sống lâu .

    6.___ Trần tông Hiên ở huyện Ngô – Môn, năm Canh Ngũ trào Vua –
    Gia Khánh, tháng mười một nội xóm rong thành bị lửa cháy . Người trên
    thành ngó thấy có một người lớn cao, đứng trên nóc nhà Tòng Hiên mà chữa lửa, Ai nấy đồng lấy làm lạ . Không bao lâu các nhà xung quanh đều bị cháy hết, trừ ra một nhà Tòng hiên khỏi cháy ! Ai nấy đều hỏi thăm vì cớ nào mà khôi bị hoả hoạn ? Tòng Hiên nói :’ Trong nhà có bản Cảm Ưng và bản kinh Hồi dương nhơn quả, không biết phải nhờ đó
    mà khỏi chăng ‘.

    7.___ Huyện Tiền Đường có ông văn học giỏi, là Hứa đình Du, hay
    tụng kinh Cảm Ứng, để thờ trên bàn, lối xóm coi theo mà ở . Đêm nọ ăn cướp tới dộng cửa, chúng nó xây xẩm, không thấy đường mà vô, hoảng hồn bườm hết . Sáng Đình Du hay sự ấy càng cám ơn thần, khắc bản ấn thí nhà càng khá hơn .

    8.___ Cống sanh (cử nhơn ) họ Uông, ở huyện Lạc Hiệp, ngày nọ chiêm bao thấy vào chùa ông Văn Xương ĐẾ Quân, có đôi liễn :

    Thiên thượng chủ ti hữu nhãn, đơn khán tâm điều :

    Nhơn gian văn tự vô quyền, toàn bằng âm đức .

    Nôm : Chủ tể trên trời có mắt, cứ ngó lương tâm :

    Văn chương dưới thế không quyền, trọn nhờ âm đức .

    Họ Uông ý muốn khắc câu đối đó vô thiện thơ (kinh ) mà cho đời hiểu sự chiêm bao thấy liễn Đế Quân nhứt định sự đậu rớt như vầy mà sửa lòng . Bỗng thấy ông thần bước ra vòng tay nói rằng :’ Lệ thương in
    một trăm cuốn thiện thơ cho người, thì sống thêm một kí (12 tuổi ) . Nếu in thêm đôi liễm nầy vào, cho đời rõ tìch thần thánh thưởng phạt, tin mà sửa lòng, phước thọ nhiều lắm ‘.

    9.____ Tạ thiệu Thuyên ở huyện Huyễn Bình bốn mươi tuổi mà không
    khong con, lấy làm rầu lắm . Có người khuyên y cho vay đừng ăn lời nặng, rán làm nhiều việc lành, và khắc bản in kinh cho người . mà cầu con thì đặng . Thiệu Thuyên tin lời làm liền . Vợ bịnh yếu đặng mạnh, sau sanh ba đứa con trai đều mạnh mẽ . Vợ chồng tin sự linh nghiệm nên làm lành thập bội hơn xưa .

    10.___ Họ Ngô ở Hàng Châu làm chức võ, sức mạnh đánh quờn hay
    lắm . Ngày nào cũng xúi chúng kiện thưa và ra tay giúp sức . Ngày kia họ Ngô đi với chúng bạn, ngồi nghỉ tại cầu Liên Kiều, gần cửa chùa ông
    Tưởng tướng công . Ngó thấy trong chùa có một người đương coi đọc
    kinh Hồi Dương Nhơn Quả . Họ Ngô cười và ngạo rằng :’ Kinh ấy là nói
    gạt đàn ông dốt, đàn bà quê, chớ như bực văn học viên quan lẽ nào chịu
    đọc và khen ngợi ! Thức cười cho ông văn học hồi trước, bày đặt điều
    huyễn hoặc làm chi ? ‘ Nói chưa dứt lời, vùng té nhào hộc máu cả chén !
    Bạn hữu hỏi thăm, họ Ngô nói :’ Thấy con quỉ lên cốt đứng dựa bàn thần, nạt lớn một tiếng, hết hồn mà té ‘. Cách ba ngày sau họ Ngô thác . Trương -đảng -Ngọc ở huyện Tiền Đường thấy tận mắt mà thuật
    chuyện ấy lại .
    11.___ Niên hiệu Gia Khánh, năm thứ 12 . Trương tử Anh có một đứa
    con trai lên bông bịnh nghịch . Mấy thầy thuốc chạy hết . Tùng cậy họ
    Khuôn thỉnh tiên, đặng xin toa thuốc . Uống tuy khá mà mỏng còn lở lầy
    Thỉnh tiên nữa . Ngài cho toa thuốc rắc và dặn như vầy :’ Đứa nhỏ nầy số vắn, tuy cho thuốc lành mạnh, sau cũng khó nuôi . Ngươi phải rán làm phước, cầu trời cho thêm tuổi . Đám Nghê tượng Hồng ở ấp này mới
    khắc bản Hồi Dương Nhơn Quả, ngươi phải phát tâm in ba trăm cuốn mà
    cho người thì nuôi đứa con ấy mới được ‘. Tử Anh y lời, thiệt con mạnh .
    12.____ Kim biên Tam tự Chấn Tổ, ở huyện Hữu Ninh . Thuở nay làm điều chi cũng giữ theo kinh Cảm Ứng với kinh Hồi Dương Nhơn Quả
    làm gốc . Nếu gặp ai làm dữ, thì hết sức giảng dạy khuyên can . Mùa thu năm Giáp Tuất, đi qua đò xứ Nghiêm lăng sông, Thất lý, bị lão lớn quá gãy bánh lái hư ghe thiếu chút mà chìm đò . Bộ hành ai nấy kinh hãi . Xảy đâu ngó thấy trong đám mây đen có ông thần bận giáp vàng tay cầm cờ đỏ, phất và nói lớn rằng :’ Trong đò nầy có ba người tu theo
    kinh Cảm Ứng với kinh Hồi Dương Nhơn Quả, phải bảo hộ cho an ‘. Các
    người trong đò đều xúm lại, vì đồng nghe đồng . Chủ đò hỏi thăm nội bộ hành trong đò, có ai tu theo kinh Cảm Ưng với kinh Hồi Dương Nhơn Quả ? Thì có họ Hứa ở phủ Nam Xương, họ Du ở huyện Gia Hưng, với ông Kim chấn Tổ là ba vị .

  • 13.____ Cung giai Dĩnh ở huyện Võ lâm, vợ là Lý thị, mang bịnh bĩ mãn (lớn bụng) hai mươi năm, mỗi lần đau bụng gần chết, cũng giống bịnh cổ trướng, uống các thứ thuốc không hết . Giai Dĩnh vào chùa Văn
    xương Đế quân lạy vái, nguyện khắc bản kinh Âm chất và kinh Hồi Dương Nhơn Quả, in với các thiện thơ cho người vái cho vợ lành bịnh .
    Hèn lâu Lý thị mới mạnh . Còn em ruột là Cung giai Uý, vợ là Từ thị nghén song thai, giờ Thìn đẻ một đứa, còn một đứa trong bụng tới giờ Dậu, mà chưa ra, mẹ con mệt xỉu, nội nhà hãi kinh . Giai Uý vào chùa Văn xương, quì lại nguyện in thí kinh Âm chất chú giải, Hồi Dương Nhơn
    Quả, năm trăm bộ cầu cho vợ sanh thai mạnh khoẻ . Thiệt sanh mau mắn mẹ con đều bình an . Còn người chú là Cung chương đau bịnh trĩ
    (ghẻ dưới giang môn), mấy năm ngồi thì đau nhức .Lạy Văn xương đế
    quân, cầu cho hết bịnh thì in kinh . Vái rồi lạnh mình bắt run như rét trong bụng lạnh ngắt như uống nước đá lần lần hết bịnh .
    14.____ Quan hình thơ là Thẩm lộc Minh ở huyện Tát, phụng chỉ về Kinh đô, vợ phát bịnh nặng . Lộc Minh lạy cầu Văn xương đế quân xin cải ác tùng thiện lo khắc bản in kinh . Người nhà vào chùa kêu Lộc Minh
    nói bà đã tắt hơi . Lộc Minh về nhà, vợ sống lại nói : ‘Thiếp bị quỉ bắt dẫn đi, nửa đường gặp ông thần, xưng là Trị nhựt công tào, nói rằng người chồng có vái nên Đế quân bảo tha về ‘. Nhằm ngày 19 tháng 6 . Đạo quang năm thứ ba .
    15.___ Hạ Chi sanh ở huyện Trường giang, ngụ Kinh đô nhớ mẹ già ở nhà 70 tuổi . Rằm tháng bảy, năm Quí Mão vào lạy Đế quân, nguyện in kinh Âm -chất với kinh Hồi -Dương Nhơn Quả cho đời, cầu mẹ trường thọ mạnh khoẻ . Không bao lâu đặng thơ nhà gởi qua nói : Mẹ đau phát
    bối đã lâu, rằm tháng bảy vùng hết”.
  • 16.____ Lưu-quân-An ở xứ Dương-Châu, làm chức tùng sự theo quan Lại bộ . Mẹ theo ở Kinh-đô, phát bệnh mê mẫn . Quân-An ở xa chùa Văn -đế, nên chồng ghế lên cho cao. Đầu canh năm lên ghế cao, lạy ngay phía chùa Văn-xương đế -quân cầu cho mẹ mạnh, thì khắc bản kinh in cho thiên hạ, giây phút bà mẹ tỉnh hồn nói rằng : “Ta bị một con quỉ bắt đi theo cả trăm tội nhơn bỏ tóc xoã, mặt mày lem luốc . Xảy gặp ông bảo tha một ta về, nên mới tỉnh lại .” Nói rồi khoẻ lần, không uống thuốc mà mạnh .
  • Hồi -Dương Nhơn-Quả lục

    Chung

Posted in THAM KHAO | Leave a comment